Hộ Niệm Là Một Pháp Tu (Tọa Đàm 38) – Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị

Share on facebook
Share on twitter

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(Tọa Đàm 38)

Nam Mô A-Di-Đà Phật,

Cái chương trình nói về HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU nó cũng sắp sửa hết. Tuần tới thì chúng taưu tiên cho phần trả lời những cái câu hỏi về hộ niệm.

Khi chúng ta biết rằng hộ niệm là một pháp tu thì ta đang tu cái pháp vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Khi chúng ta biết được phương pháp hỗ trợ cho nhau để vững vàng đi về Tây Phương, thì trong tâm chúng ta càng ngày càng vững vàng, niềm tin càng ngày càng sâu sắc và cái ý nguyện vãng sanh nhất định đừng nên lay chuyển. Cứ Tín-Nguyện-Hạnh, Tín-Nguyện-Hạnh chúng ta đi như vậy, thì chắc chắn sẽ thành công. A-Di-Đà Phật luôn luôn chuẩn bị tiếp dẫnchúng ta. Cho nên một ngày niệm Phật là một ngày chúng ta bước tới gần con thuyền Bát-Nhã của A-Di-Đà Phật, bỏ lại sau lưng cái bóng tối đen thùi, là những cái gì khổ ải từ trong vô lượng kiếp tới bây giờ! Bỏ lại hết… Đừng nên thoái chuyển.

Mình cứ tưởng tượng thời gian phía sau nó đã qua rồi không bao giờ trở lại, tức là đã mất rồi. Nếu mà chúng ta lui lại một bước tức là thối chuyển. Thối là lui lại, thì chúng ta sẽ lui lại trong bóng tối đó. Mình cứ tưởng tượng A-Di-Đà Phật đã dẫn dắt mình đứng lên bờ mé của con thuyền Bát-Nhã và phía sau lưng chúng ta là những bóng tối, tội lỗi, cùng nghiệp chướng, cùng sai lầm, nó đã mờ mịt rồi, đen thui rồi. Chúng ta chỉ bước tới một bước thì đi gọn vào trong con thuyền Bát-Nhã của A-Di-Đà Phật, và Ngài sẽ đưa ta qua bờ Giác. Nếu chúng ta thối chuyển, là bước luilại, chỉ cần một bước thôi thì chúng ta sẽ sụp xuống trong biển khổ mênh mông của sanh tử luân hồi, không bao giờ có thể bước lại lên con thuyền Bát-Nhã được nữa.

Chính vì vậy, đã là pháp tu, thì nhất định là con đường đi của chúng ta phải vững vàng. Có những gì sơ suất thì sửa lại, sửa lại, sửa lại, đó gọi là tu.

Khi nói về pháp tu, thì xin thưa rằng có rất nhiều cách tu hành, chứ không phải có một. Ta đang chọn lựa pháp niệm Phật là một trong những phương pháp tu hành của Phật giáo để được thành tựu. Nói như vậy cũng không thể nói rằng những cái pháp tu khác là dở, là yếu. Nhiều khi sơ ýmà mình thốt lên những lời này, thì vô tình chúng ta đi vào con đường chấp trước, phân biệt và nhiều khi phỉ báng Phật giáo nữa mà không hay!

Mỗi pháp môn có ứng hợp với một hạng căn cơ, ứng hợp với một trình độ, chứ không phải làpháp môn nào cũng có thể ứng hợp với tất cả mọi căn cơ.

Sở dĩ ta chọn lựa pháp môn niệm Phật là vì nó ứng hợp với căn cơ của chúng ta. Nó cũng có điều hay nữa, là như trong kinh Phật nói, đây là pháp môn ứng hợp được với tất cả mọi căn cơ. Chính vì vậy, một người nghiệp chướng sâu nặng mà chọn pháp môn niệm Phật: Là vững vàng nhất. Là an toàn nhất. Là không có gì trở ngại.

Những người thượng căn thượng cơ mà chọn pháp môn niệm Phật, thì họ lại càng vững vànghơn ta nữa. Chính vì thế, đầu tiên chúng ta phải nhớ một câu, là không bao giờ được phân biệt, chê bai hay hủy báng một pháp môn nào của Phật cả. Ngay trong pháp niệm Phật, xin thưa thật rằng, cũng có nhiều phương cách tu hành, chứ không phải là có một, như hôm trước chúng ta có nêu ra:

Có pháp Trì Danh Niệm Phật

Có pháp Quán Tượng Niệm Phật.

Có pháp Quán Tưởng Niệm Phật.

Có pháp Thật Tướng Niệm Phật.

Nhiều lắm chứ không phải là một. Ta đang chọn đây là pháp Trì Danh Niệm Phật, gọi là trì danhhiệu, đây là một trong 16 pháp tu trong kinh Quán-Vô-Lượng-Thọ. Tất cả những pháp khác chư Tổ khuyên chúng ta là không thể trì được, tại vì căn cơ để hợp với những pháp quán đó quá cao, không cách nào chúng ta trì được. Cho nên trong 16 pháp quán, chúng ta chọn lựa pháp niệmdanh hiệu A-Di-Đà Phật. Pháp niệm danh hiệu A-Di-Đà Phật lại là pháp cuối cùng trong Quán-Vô-Lượng-Thọ, là pháp mà để độ tất cả chúng sanh. Thượng Trung Hạ, Phàm Thánh Tề thâu,Tam căn phổ bị. Tất cả đều nằm trong pháp niệm Phật này. Chính vì vậy, khi mình gặp một người tu một pháp khác, chúng ta đừng nên vội vã nói rằng, tôi theo pháp niệm Phật là tốt, còn ông theo pháp khác là sai. Không phải!

Nên nhớ là có những người căn cơ cao, họ có thể trì được những pháp khác, còn ta căn cơ yếu cứ lấy pháp nào mà vững nhất của đức Thế-Tôn trao truyền lại chúng ta đi là an toàn.

Ngay trong pháp Trì Danh Niệm Phật cũng có rất nhiều phương pháp trì danh mà người niệm Phật cũng đừng nên cố chấp, là cứ ta trì cách nầy thì chê cách nọ. Trong pháp trì danh, tức làpháp trì danh hiệu Phật, thì có người niệm nhanh, có người niệm chậm, có người niệm liên tục, có người niệm theo thời khóa, có người cầm xâu chuỗi niệm Phật, có người dùng hơi thở niệm Phật, có người lắng nghe câu A-Di-Đà Phật của mình niệm, có người nương theo một cái âm điệu nào đó để niệm Phật. Tất cả đều có công dụng hết. Có nhiều người cứ thấy mình niệmphương pháp này hay, được nhiếp tâm… lại bắt đầu chê phương pháp của người khác. Vì Chê-KhenChê-Khen, nói chung chấp trước quá nặng, thành ra thường thường tạo ra những tấn tuồng tranh chấp: Ta thì đúngNgười thì sai!… Ngay cả vấn đề danh hiệu, cái danh hiệu A-Di-Đà Phật cũng tự nhiên đưa lên thành một vấn đề tranh cãi. Đây là một tệ nạn rất lớn của người phàm phu tục tử!…

Nếu chúng ta quyết lòng đi về Tây Phương Cực Lạc, thì tuyệt đối xin nhớ điểm này: Không bao giờ được quyền đem cái cố chấp của mình mà đổ them dầu vào lửa đấu tranh trong thời mạt pháp.

Nếu chúng ta không ý thức làm cho cái lò lửa đấu tranh này giảm xuống, mà ta lại đổ thêm dầu vào nữa, thì Phật pháp càng ngày càng dễ bị tan hoại hơn! Vô tình, ta sẽ có tội với chư Phật, tội với Phật giáo. Vì nên nhớ rằng là thời mạt pháp, tức là bắt đầu từ 2000 năm, (sau khi Phật nhập diệt) trở về sau, đức Thích-Ca Mâu-Ni Phật đã nói trước, đây là thời kỳ gọi là “ĐẤU TRANH KIÊN CỐ“. Biết được như vậy rồi thì chúng ta cứ một lòng một dạ niệm Phật. Thấy người ta niệm cách khác chúng ta phải hoan hỷ, đừng nên chống đối. Nếu mình thấy phương pháp tu hành của họ hay, hãy gia nhập với họ để cùng niệm. Nếu mình tới mà thấy phương pháp đó không hợp với mình, thì lặng lẽ rút về để kết nhóm với nhau thành những người đồng chí hướng, đồng pháp tu để tu với nhau. Tu với nhau để hỗ trợ với nhau, chứ không phải tu với nhau để bài báng những chuyện khác… Chính vì thế, chuyện “Đúng – Sai”, nhất định khi nghe đến những danh từ này, xin chư vị đừng nên tham gia vào. Nếu không chú ý thì sợ rằng sự chấp trước này nó lôi kéochúng ta, thay vì bước vào trong con thuyền Bát-Nhã để về tới Tây Phương Cực Lạc, chúng ta lại bị sự đấu tranh đó lôi ngược lại để sụp xuống… Bước lùi một bước thì rớt ra khỏi bờ mé của con thuyền Bát-Nhã, chúng ta rơi vào trong cái vùng tối tăm và bị ngập chìm trong biển khổ mênh mông vô cùng vô tận, không biết ngày nào để đi về Tây Phương Cực Lạc được.

Chính vì vậy mà trong pháp niệm Phật thường thường chư Tổ khuyên chúng ta rất nhiều, Tổ nào cũng khuyên như vậy hết, là tập buông xả thế gian ra, là tập tránh xa tất cả những sự tranh luận.

Xin thưa thật, có nhiều người họ tu những pháp cao quá, cái lý luận của họ sắc bén quá, khi nhìn lại những người đang ngồi niệm Phật thấy sao mà quê mùa quá! Sao mà cục mịch quá! Họthường hay đưa lên những ví dụ… giống như con ếch nằm dưới đáy giếng mà nhìn bầu trời! Tại sao pháp Phật có tam tạng kinh điển, lại chỉ giữ một câu A-Di-Đà Phật? Nếu sơ ý nghe những lờichỉ trích này mà làm chúng ta giật mình! Chúng ta liền nghĩ: À! Mình phải đi con đường nào hay ho chút xíu chứ!… Chỉ cần một chút thối chuyển như vậy, thì chân chúng ta đã vừa bước luimột bước, nhấc cái chân lên thì đã bị sụp xuống rồi, không còn cách nào để nghĩ tới chuyện thoát ly sanh tử luân hồi được nữa.

Chính vì vậy, trước sau gì cũng xin khuyên tất cả các chư vị đồng tu hãy giữ vững Niềm Tin vào câu A-Di-Đà Phật, hãy quyết lòng Nguyện Vãng Sanh. Hôm nay bị bệnh, càng bệnh thì càng phải tin cho vững, càng khổ thì càng nguyện tha thiết được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Trong bất cứ thời điểm nào cũng cố Trì giữ câu A-Di-Đà Phật. Đừng sợ, đừng ngại!

Tất cả những khổ, những bệnh, những cái mà chúng ta đang chịu thiệt thòi này, chính là những bài pháp rất sâu sắc để giúp cho chúng ta xác định rằng nghiệp chướng đã nặng nề như vậy màkhông nương theo đại thệ của đức A-Di-Đà Phật, không nương theo lời khuyến tấn của chư Tổ, không nghe đúng theo kinh điển để tu cho hợp với hình dáng, với tội chướng của chúng ta ở thời mạt pháp này, thì nhất định chúng ta không tìm ra cách nào khác để có thể thành tựu!

Mong cho tất cả chư vị càng ngày càng vững vàng, quyết định trong một đời này chúng ta về được tới Tây Phương Cực Lạc.

Nam Mô A-Di-Đà Phật!

Read more: https://hoiquanadida.com/phap-su/chi-tiet/toa-dam-38-2212.html#ixzz7Qpo2RjNg

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU (2010)

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –