Hộ Niệm Là Một Pháp Tu (Tọa Đàm 19) – Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị

Share on facebook
Share on twitter

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(Tọa Đàm 19)

 

Nam Mô A-Di-Đà Phật,

Hòa Thượng Tịnh Không thường dạy rằng muốn vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc thì ta có cái mức công phu niệm Phật “Lý Nhất Tâm Bất Loạn” mới an toàn vững vàng vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. “Sự Nhất Tâm Bất Loạn” chỉ phủ phục nghiệp chướng chứ chưa diệt đượcnghiệp chướng. Công phu yếu nhất để có hy vọng là “Niệm Phật Thành Phiến“, là cái trạng tháigần gần với Sự Nhất Tâm Bất Loạn. Muốn niệm Phật đến Nhất Tâm Bất Loạn hay đến Niệm PhậtThành Phiến thì ta phải kiết thất niệm Phật quanh năm. “Kiết Thất” là cứ định kỳ bảy ngày, tịnh khẩu niệm Phật từ sáng đến chiều, nhiều khi niệm qua đêm luôn.

Nhưng mà… có lần Ngài nói, muốn kiết thất niệm Phật thì số lượng tham gia cỡ sáu người, bảy người là đủ, không thể quá mười người, và người chủ thất phải là một người có bản lãnh thì mới dám tổ chức Phật thất. Nếu người chủ thất không có đủ bản lãnh thì kiết thất coi chừng bị “Tẩu Hỏa Nhập Ma!“, tức là bị ma chướng! Chính vì vậy, ngài Lý Bỉnh Nam nói, trong thời này không thể “Kiết Thất Tinh Tấn” để niệm Phật được! Tại vì thường thường là tâm cơ của chúng ta trong cái thời đại này thật sự là hạ liệt!…

Tập khí quá nặng! Nghiệp chướng quá lớn! Oan gia trái chủ quá nhiều!

Chính vì vậy mà Ngài khuyên không nên!

Khó một nỗi, muốn cho Niệm Phật Thành Khối, Niệm Phật Thành Mảng, Niệm Phật Thành Thụcthì phải kiết thất. Mà kiết thất thì Ngài nói coi chừng bị ma nhập! Chính là Ngài Tịnh Không nói như vậy. Bây giờ chúng ta thấy khó khăn đối với đạo tràng chúng ta! Chúng ta biết rằng, để cho một người được vãng sanh, thì cái tiêu chuẩn thấp nhất là niệm Phật cho thành khối, nhưng taniệm Phật thành khối cũng không chắc gì được. Cho nên ta chủ xướng rất mạnh về phương pháphộ niệm. Nhờ hộ niệm như vậy mới có sự hỗ trợ, nó phủ lấp cái chỗ trống là công phu còn quá yếu của người niệm Phật chúng ta.

Tuy nhiên, xin thưa thật với chư vị, dù có hộ niệm rồi, biết rằng hộ niệm rất là bất khả tư nghì, nhiều nơi người ta hộ niệm mà được vãng sanh thật sự, nhưng cũng không thể nào ỷ y vào đó được. Tại vì chưa chắc gì khi lâm chung, chúng ta sẽ được cái phước phần như những người đã có cái cơ may được hộ niệm vãng sanh.

Chính vì vậy mà đạo tràng chúng ta cố gắng gìn giữ sự cộng tu 365 ngày không thể nào mất một ngày, còn cố gắng vận động công phu sáng, rồi trưa, rồi chiều. Ráng cố gắng lên.

Cách công phu này không phải là kiết thất, mà để tạo cái thói quen công phu được thuần thụcmột chút, để cho cái câu A-Di-Đà Phật càng ngày càng thâm nhập vào trong tâm, và trong tháng tới chúng ta tiến thêm một chút xíu nữa, một tháng ta tổ chức hai ngày tịnh khẩu tinh tấn niệm Phật.

Như vậy là chúng ta chỉ có “Kiết Nhật“, nghĩa là chỉ có “Kiết” từng ngày, một ngày mà thôi, chứ không dám kiết tới Phật thất, nhằm để tập lần tập lần, phải tập như vậy chứ chúng ta không dám đi quá mạnh bạo. Mặc dù là chính tôi đây có dự trù hết tất cả những gì cần cho kiết thất, những công cứ… Nhưng mà thật sự là chưa dám đưa ra. Chỉ tập sự để coi thử cái năng lựcchúng ta đi tới đâu.

Tại sao lại kiết thất mà bị tẩu hỏa nhập ma? Các Ngài nói rõ rệt, là tại vì cái lực chúng ta không đủ sức, gọi là “Lực Bất Tòng Tâm“. “Lực Năng Tòng Tâm” không đủ, tức là cái khả năng, cái năng lực chúng ta không đủ, mà gọi là “Bất Tòng Tâm“. Cái tâm của những người muốn được Nhất Tâm Bất Loạn, nhưng mà cái lực không đủ. Vì lực không đủ mà cố ép buộc có thể trở nên vấn đề”Tẩu Hỏa Nhập Ma!“.

Ngài Tịnh Không nói rất cần người chủ thất vững, là tại vì sao? Vì người chủ thất là người phải nhạy bén trong lúc điều hành. Cũng giống như chúng ta kết bè với nhau niệm Phật thế này, thật ra chúng ta cũng có sự trợ giúp tối đa cho nhau. Ví dụ, thấy một người buồn buồn! Ta tới vỗ tay hỏi, “Tại sao anh buồn vậy“. Thấy một người kia khổ khổ! Ta tới nói đùa, “Thôi vui đi!“. Chỉ cần một cái vỗ tay, một cái vỗ vai đơn giản như vậy mà có thể cứu người đó hồi nào không hay…

Chính vì vậy, ngài Tịnh Không khuyên rằng trong thời đại này nhất định không thể nào đóng cửatự tu một mình, gọi là nhập thất một mình. Có nhiều người sơ ý nhập thất một mình, thì theo nhưngài Tịnh Không khuyên, đây là chuyện không nên! Tại vì nhiều khi không có một người nào bên cạnh, không có một người chủ thất để hỗ trợ mình một cách tích cực, nhiều khi mình vướng nạn, gỡ không được!…

Vì vậy mà trong những ngày cộng tu, chúng ta cố gắng tham gia để tập lần, tập lần… gọi là cáithói quen niệm Phật. Khi bước vào đạo tràng hãy cố gắng bỏ rơi những cái gì của thế gian bên ngoài, để tập cái tâm chúng ta thanh tịnh từ từ, từ từ… Lần lần, lần lần bước lên… Cho đến một lúc nào đó chúng ta có thể niệm Phật… Kiết Phật nhất, rồi kiết Phật nhị, kiết Phật tam…

Trước khi mà kiết Phật nhị, hai ngày liên tục, chúng ta cũng phải tập luyện dữ lắm mới lên nổi. Chứ còn không, nếu sơ ý chúng ta chưa chắc gì sẽ thành công! Có như vậy thì công phu niệm Phật của chúng ta mới có thể thành phiến được. Mà có như vậy thì sự hộ niệm mới vững vàng.

Tôi xin đưa ra đây một câu chuyện để chứng minh cho lời nói của ngài Tịnh Không rất là chính xác. Cách đây cỡ mười một năm, có một lần tôi qua bên Âu Châu thì biết một câu chuyện như thế này vừa mới xẩy ra tại đó. Có một người thường kiết thất niệm Phật một mình. Người ta nói là vị này công phu cũng khá lắm. Năm đó đến tham gia một kỳ an cư kiết hạ. Trong khi buổi trưa tất cả mọi người đang ăn cơm thì không thấy vị đó đến ăn cơm. Sau khi ăn cơm xong mọi người đi ra thì thấy người đó đã ra sau vườn thắt cổ tự tử!… Dễ sợ! Nghe nói mà rùng mình! Vị đó để lại một lá thư viết: “Tôi đi về Tây Phương trước nghen quý vị”. 

Rõ ràng!… Bây giờ chúng ta thử suy nghĩ người đó có đi về Tây Phương được hay không? Biết liền! Chính vì thế mà ngài Tịnh Không nói, trong cái thời mạt pháp này nhất định chúng ta tu hànhphải kết bè với nhau mà tu, không được tự tu ở nhà một mình. Khi nghe đến câu chuyện đó, tôi trực nhớ đến lời Ngài nói làm cho tôi giật mình và tỉnh ngộ ra liền. Thực sự là lời nói của ngài Tịnh Không làm cho tôi tỉnh ngộ ra từng chút từng chút và những lời nói của Ngài có sự chứng minh rõ rệt.

Tại sao người đó lại để lại một cái lá thư: “Tôi đi về Tây Phương trước nghen quý vị“? Phải chăng câu nói này đã xác định là có cảm ứng? Có cảm ứng mà tại sao lại làm những hành động như vậy? Hoàn toàn sai pháp!

Không bao giờ có hiện tượng một người đã thực sự chứng đắc, đã cảm ứng mà làm như vậy! Mình có thể đoán ra thì biết liền: CẢM ỨNG VỌNGVọng tâm cảm ứng vọng cảnh! Vọng cảnh nó hiển hiện trong tâm xui khiến người đó làm bậy mà không hay!

Chính vì vậy mà thường thường khi tu hành muốn được vãng sanh, muốn tránh được tất cả những ách nạn, không có cái gì khác hơn là như hổm nay chúng ta đã nêu ra rồi. Nhất định phải có tâm chân thành, chí thành, chí thiết.

TÍN – HẠNH – NGUYỆN:

– NGUYỆN là nguyện vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc chứ không phải là nguyện được cảm ứng.

– HẠNH là niệm câu A-Di-Đà- Phật chứ không phải bon chen những chuyện khác. Và

– NIỀM TIN vào pháp môn phải vững vàng.

Bên cạnh đó phải nghe lời khai thị của ngài Ấn Quang cho thật kỹ.

– Nhất định phải giữ tâm thanh tịnh.

– Nhất định phải giữ tâm khiêm nhường.

– Nhất định đừng bao giờ đem những cái khó khăn của thế gian để vào trong tâm của mình.

Cũng ý như vậy, Hòa Thượng Tịnh Không nói đơn giản hơn, là phân biệt chấp trước nên bỏ. Vì bỏ phân biệt chấp trước quá khó! Thì cách nói của ngài Ấn Quang nghe còn dễ hơn: Thường thường cho mình là phàm phu hạ căn, coi tất cả mọi người là Bồ-Tát, hãy cố gắng giữ tâm thanh tịnh, đừng đem cái lỗi của người khác vào tâm mình.

Cứ như vậy mà tu hành. Chí thành chí kính thì tự nhiên được cảm ứng. Nhất định cảm ứng của người chí thành chí kính là “CẢM ỨNG CHÂN”, không thể nào là “CẢM ỨNG VỌNG”. Nhờ như vậy mà, Ngài nói thêm một lần nữa, về được Tây Phương Cực lạc là do lòng chí thànhchí kính của mình mà cảm ứng với Phật, chứ không phải là do được chứng đắc. Người đó đã sơ ý, cứ tưởng rằng mình chứng đắc nên xảy ra như vậy!

Người thế gian này không chịu suy nghĩ kỹ mới sinh ra những chuyện đáng tiếc, làm cho cả mộtcuộc đời tu hành sau cùng đi vào con đường rất nguy hiểm!

Nam Mô A-Di-Đà Phật!

Read more: https://hoiquanadida.com/phap-su/chi-tiet/toa-dam-19-2191.html#ixzz7Qpbu74zC

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU (2010)

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –