HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU
(Tọa Đàm 33)
Nam Mô A-Di-Đà Phật,
Trong suốt ba ngày qua chương trình nói về hộ niệm bị gián đoạn, lý do là người nói về hộ niệmbị bệnh nằm thở phèo phèo trên giường. Lúc bệnh như vậy, Diệu Âm này cũng ráng cố gắngniệm Phật, tại vì biết đâu trong đợt này mình đi chăng?… Quyết lòng niệm Phật như vậy, nhưng có nhiều lúc quên không niệm, rồi trực nhớ thì niệm lại, niệm lại rồi quên nữa… Lạ lùng! Là tại vì mệt quá chịu không được! Rồi chóng mặt!…
Chính vì thế mà thấy rõ rệt, mình là người đi nói chuyện hộ niệm khắp nơi, khuyên niệm Phậtkhắp nơi nhưng đến lúc bệnh xuống thì chính mình niệm Phật không nổi! Ấy thế mới biết rằng có người hộ niệm, có ban hộ niệm, có những người biết hộ niệm ở bên cạnh mình vô cùng quan trọng, không thể nào thiếu được.
Diệu Âm này có thói quen là dùng cái pháp gọi là “TÙY TỨC NIỆM PHẬT”. Có nghĩa là không dùng xâu chuỗi, dùng xâu chuỗi gọi là “SỔ CHÂU TRÌ DANH”, còn “Tùy Tức” là nương theo hơi thở mà niệm Phật. Mình vẫn tưởng rằng là mình ngon, còn thở thì còn niệm Phật, cứ thở vào: “A-Di-Đà Phật”, thở ra: “A-Di-Đà Phật”… Cái lý là mình còn thở thì chắc chắn mình còn niệm Phật. Nhưng khi bệnh xuống rồi mới thấy một điều: Thở thì còn phèo phèo đó mà niệm Phật thì quên! Mà nó quên một thời gian rất lâu rồi mới nhớ niệm lại, niệm khoảng chừng năm mười phút thì lại quên nữa! Tại vì bên cạnh “Những Cái Mệt” đó, lại có “Những Cái Tức Bụng“, “Những Cái Đau Lưng“… chịu không nổi!
Đây là mới bệnh sơ sơ thôi đó, chứ chưa phải là mình lâm chung đâu! Khi mà lâm chung thì chư Tổ thường hay nói, nó đau giống như con rùa bị người ta lột cái mai ra! Mình tưởng tượng giống như mấy người cầm cái kìm mà nhổ cái móng tay mình ra vậy… Đau như vậy làm sao mà niệm Phật được!?
Cho nên khi mình nói về hộ niệm, mình lại càng thấm. Thì bây giờ chúng ta biết là trước những giờ phút tắt hơi ra đi mười câu A-Di-Đà Phật thực sự không phải dễ niệm đâu, đừng nên ỷ y. Ngay cả có ban hộ niệm cũng không nên ỷ y nữa, mà chúng ta phải tập, tập cho thành một thói quen. Như Diệu Âm này hồi giờ thường hay tập thói quen là cứ nằm xuống thì niệm Phật, nằm xuống là niệm Phật. Thường hay làm xong một việc gì rồi, khi đi thì cứ đi một bước niệm một câu A-Di-Đà Phật. Lúc ngồi xuống thì một hơi thở là một câu Phật hiệu. Thường thường là như vậy. Luôn luôn là như vậy. Nhưng đến lúc bệnh xuống, thì niệm Phật không nổi!
Thấy đó, xin chư vị phải cố gắng tập cho chính mình một phương pháp niệm Phật cho thuần thục. Có người thì dùng cái xâu chuỗi, như Ngài Ngẫu-Ích Đại Sư nói, dùng sợi xâu chuỗi giống như cây gậy. Cái tay mình cứ động một cái mình niệm một câu A-Di-Đà Phật, động một cái, một câu A-Di-Đà Phật. Ráng mà “Động” riết…
Có những thời gian Diệu Âm dùng chuỗi để niệm Phật. Người ta gặp cứ xin xâu chuỗi. Cứ thấy thì xin, xin thì tôi biếu. Biếu hết rồi không biết làm sao đành phải lấy cái lõi của cuộn băng keo mà niệm. Khi biết được cái phương pháp dùng hơi thở thì dùng hơi thở để niệm Phật… Có những người áp dụng phương thức của Ngài Ấn-Quang. Ngài dạy “Niệm Phật Đếm Số“, cứ A-Di-Đà Phật đếm 1, A-Di-Đà Phật đếm 2, A-Di-Đà Phật đếm 3… Đếm thầm trong miệng thôi, đếm cho đến 10 rồi bắt đầu đếm lại 1. Đếm liên tục như vậy. Mình vừa niệm Phật vừa đếm số, nếu khôngđếm số thì mình sẽ quên cái số. Do đó nhờ đếm số mà nó kéo cái tâm mình nhiếp vô câu Phật hiệu. Có người đếm tới 10 thường bị quên, cứ quên đi quên lại hoài, thì nên đếm từ 1 đến 5, từ 6 đến 10… Phải trì vào câu A-Di-Đà Phật. Có người dùng pháp “PHẢN VĂN” để niệm Phật. “Phản Văn” là nghe chính câu A-Di-Đà Phật của mình niệm, nhất là khi mình niệm bằng địa chung như thế này thì dùng phương pháp phản văn hay lắm. Tức là nghe, cứ lắng nghe cái tiếng mõ cốc cốc… và nghe tiếng niệm Phật của mình, ráng mà nghe thì tự nhiên mình sẽ nhiếp tâm.
Và để cho an toàn, xin chư vị cố gắng tranh thủ thời gian mà niệm Phật, đừng nên tranh thủ thời gian nói chuyện. Tại vì nếu tranh thủ thời gian để nói chuyện, thì khi mình nằm xuống tất cả những chuyện đời nó sẽ làm cho cái tâm mình dính chặt cứng vào đó, hết chuyện này qua chuyện nọ. Những người lo âu, sầu bi về chuyện gì, khi nằm xuống rồi thì tâm sẽ dính cứng ngắc vào những chuyện sầu bi đó, gỡ ra không được.
Vì vậy phải ráng cố gắng niệm Phật, nếu không thì dù mình đang ở bên một cái ban hộ niệmgiỏi… Mình cứ thấy: À! Người kia ít tu, nhưng gặp được ban hộ niệm giỏi, có anh Diệu Âm hộ niệm nữa thì được vãng sanh liền!… Không phải vậy đâu!
Có nhiều người thấy tôi bệnh, đến thăm nói: “Anh không thể nào vãng sanh sớm được, anh phải ở lại để còn cứu người khác chứ!”.
Tôi nằm đó nghe vậy mà mắc cười!… Giả sử lúc đó tôi đang vãng sanh mà nghe người ta nói câu đó, tôi mới nghĩ: “Ờ! chắc có lẽ mình cần phải sống lại”… Thế thì tôi mất vãng sanh rồi!…
Mà giả sử như lúc đó cái số của tôi đã đi thì tôi mất vãng sanh rồi! Tại vì người đó nói: “Anh không thể đi sớm được, anh phải sống để cứu người chứ”. Còn tôi thì nghĩ: “À! Mình có khả năng cứu người…Thôi cầu xin sống lại”… Chỉ cần một chút như vậy thôi, có thể mất vãng sanh!
Vấn đề vãng sanh và hộ niệm cho nhau đều có cái duyên. Hễ người có duyên đi trước thì cứ để người ta đi trước. Cho nên khi quý vị thấy tôi bệnh… nếu có tới thăm thì nên nói: “Thấy có mệt lắm không? Mệt lắm cũng ráng niệm Phật nghen. Nếu có gì thì kêu tớ, tớ tới hộ niệm”. Thì tôi mừng lắm. Chớ đừng nên nói: “Anh còn phải cứu nhiều người, nên anh không được đi. Tớ phải đi trước”.
Giành nhau mà đi ấy mà! Tốt chứ không xấu, nhưng nói vậy nhiều khi tôi cũng có thể nổi tâm tham chuyện đi cứu người mà mất vãng sanh! Chính vì thế mà chúng ta nên cố gắng nhắc nhở nhau chuyện niệm Phật vãng sanh. Tôi bệnh nằm ở đây, sát vách với Chánh Điện, tôi nghe quý vịtụng kinh trong đó, ở đây tôi cũng nhép miệng tụng theo. Ở đó nguyện vãng sanh, ở đây tôi cũng không dám không nguyện vãng sanh theo đâu. Tại vì không nguyện lỡ một cơn gió thổi qua tôi chết mất rồi sao?!… Mà thực sự, tôi bắt đầu bệnh lúc mười hai giờ đêm, từ đó tôi bắt đầu tiêu chảy tới sáng luôn. Có nhiều lúc tôi lò mò ra nhà cầu mà mò đi không nổi!… Đi không nổi! Giả sửnhư lúc đó mà trợt chân té xuống một cái, tưởng tượng cái đầu nó va vô tường, ví dụ như vậy, rồi nằm mê đó… đi luôn. Làm sao đây?…
Cho nên, chúng ta phải cẩn thận từng chút, từng chút. Thực sự không phải là đơn giản! Tôi nhìn lại chính tôi, tôi nhìn chỉ tay của tôi, tôi biết về cuối đời của tôi không phải là ngon lành lắm đâu! Cũng bị hoạn nạn này, cũng bị hoạn nạn khác… Tôi đang chuẩn bị cho tình trạng đó. Bất cứ trong trường hợp nào tôi cũng phải niệm Phật. Nếu có người bên cạnh nhắc nhở, tôi cảm ơn vô cùng. Không có người bên cạnh nhắc nhở tôi cũng phải cố gắng niệm cho được câu A-Di-Đà Phật để ra đi.
Xin thưa với chư vị, cái nghiệp chúng ta nó lớn vô cùng lớn, không phải nhỏ!…Tôi đi hộ niệm cho người ta vãng sanh, nhưng sau cùng chưa chắc gì trong giờ phút cuối cùng của tôi lại được ngon lành như những người tôi đã hộ niệm. Tại vì mỗi người có một cái nghiệp khác nhau. Khi chúng ta mang cái thân trở lại cõi Ta-bà này trong thời mạt pháp, chúng ta mới thấy cái nghiệp này dù nó vô hình vô tướng, nhưng mà nó nặng như núi Tu-di! Chúng ta phải tự lo lấy đừng nên sơ ý.
Chúng ta đang ngày đêm nói chuyện hộ niệm và chúng ta sợ rằng là khi cuối đời mình vẫn bị những ách nạn làm cho mình khó khăn. Để giải quyết vần đề này, không có cách nào khác hơn là phải cố gắng tu cho nhiều hơn nữa. Ngày mai chúng ta tu một ngày tinh tấn, phải ráng mà tinh tấntu hành, rồi ngày ngày chúng ta cứ ráng tu hành.
Một câu A-Di-Đà Phật mà cố gắng niệm thì mình mới có thể thoát qua ách nạn. Nếu mình thay câu A-Di-Đà Phật bằng cái gì khác thì coi chừng bị thất bại! Ví dụ như ngày nay tôi nói chuyện với một Sư Cô đang bị bệnh nặng ở bên Đức, Sư Cô nói là nửa đêm Sư Cô còn phải tụng kinh này tụng kinh nọ, rồi Sư Cô còn nghe pháp này, nghe pháp nọ. Tôi nói:
– Nghe pháp là để cho Sư Cô đi thuyết kinh giảng đạo, Sư Cô có đi thuyết kinh không?
– Không! Tôi không có đi thuyết kinh.
– Không có đi thuyết kinh! Nếu bây giờ mà Cô ngộ ra đạo pháp thì biết rằng một câu A-Di-Đà Phật mới cứu được ách nạn của Cô. Còn nếu mà Cô còn nghĩ pháp này pháp nọ thì công đức niệm Phật sẽ bị chia ra, nhất định khi tới cái giờ phút lâm chung những cái mà Cô dành nhiều thời giờnó sẽ hiển hiện ra. Một câu kinh hiển hiện ra không phải là một câu A-Di-Đà Phật! Một lời pháp hiển hiện ra không phải là một câu A-Di-Đà Phật!… Như vậy mười câu hiển hiện đó không phải là mười câu A-Di-Đà Phật, thì có thể Cô bị trở ngại!
Chính vì thế mà nhất định phải huân tu câu A-Di-Đà Phật, đừng có ỷ y vào ban hộ niệm nữa. Chính ta phải niệm cho thuần thục đi để rồi nhờ cái duyên đó mà gặp một người: “À! Anh Minh Tríơi! Niệm Phật… À! Anh Diệu Âm ơi! Niệm Phật”… tự nhiên chúng ta sẽ nhớ liền. Tại vì sao? Tại vìtrong lúc chúng ta niệm Phật đó thì ta quên đi bao nhiêu sự đau đớn đang dồn vào trong đầu, ta quên đi bao nhiêu sự mệt mỏi. Quên liền, quên liền lập tức. Chỉ có người hộ niệm bên cạnh nhắc nhở mình niệm Phật, rồi họ niệm cho mình nghe, chính lỗ tai mình nghe câu A-Di-Đà Phật, mà mình nhớ đến để mình niệm theo. Rồi chính nhờ người hộ niệm đó họ hồi hướng công đức cho mình, rồi người ta chỉ mình câu Nguyện vãng sanh. Mình cũng phải tập nguyện vãng sanh với người ta. Chứ còn không, nhiều khi lời nguyện: “Nam mô A-Di-Đà Phật cho con về Tây Phương“, mà mình mới nói, “Nam Mô A-Di…“, thì một cơn đau dội lên, làm mình quên mất… quên luôn đường về Tây Phương! Quên liền trong tâm của mình chứ không phải đơn giản đâu chư vị!
Khi biết được chỗ này rồi, ta mới cần hiểu thêm nữa, là phải chuẩn bị trước.
– Tập buông xả cho nhiều.
– Tập buông xả cho rất là rốt ráo.
– Tập buông xả cho trụi lủi.
Nhớ là cái “TÂM BUÔNG XẢ” chứ không phải là “SỰ BUÔNG XẢ”. Thoải mái trong tâm: không buồn, không phiền, không lo, không sợ, không hãi hùng gì nữa cả. Cứ một lòng một dạ niệm Phậtrồi nương theo đạo tràng tu hành. Một người trong đạo tràng chúng ta khi mà bệnh xuống, nhất định chúng ta tới thăm liền. Thăm không phải là để nói giỡn. Không phải là để nói: “Không thể nào đi được kỳ này đâu nghen anh, không thể nào đi được trước tôi đâu”…
Không được nói như vậy, mà nên nói: “Ráng mà niệm Phật nghen chị, ráng niệm Phật nghen anh, đi ngày nào cũng có tôi tới hộ niệm cho chị, đi ngày nào cũng có tôi tới hộ niệm cho anh” .
Những lời nói này làm cho người bệnh đó an tâm. Người ta biết rằng khi mà mình ngáp ngáp xuống thì tất cả những vị đồng tu đều tới hỗ trợ.
Càng an tâm chừng nào ta càng sung sướng, càng thoải mái để cùng nhau về Tây Phương. Cứu độ nhau… Xin thưa thực nó nằm ngay tại đây chứ không đâu cả.
Nam Mô A-Di-Đà Phật!
Read more: https://hoiquanadida.com/phap-su/chi-tiet/toa-dam-33-2207.html#ixzz7QpmxdJwd