Hộ Niệm – Hướng Dẫn Khai Thị (Tọa đàm 08)

Share on facebook
Share on twitter

HƯỚNG DẪN – KHAI THỊ

(Tọa Đàm 08)

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

“Hướng Dẫn – Khai Thị” trong pháp hộ niệm. Khai thị cho người bệnh là để giúp cho người bệnh có một cái vốn căn bản vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.

Để cho người bệnh có được một cái vốn căn bản, thì đầu tiên chúng ta nên cố gắng hướng dẫn cho người hộ niệm cái vốn căn bản vững vàng trước. Người hộ niệm mà vững vàng thì sẽ truyền sự vững vàng đó cho người bệnh. Nhiều người đi hộ niệm, nhưng phương pháp hộ niệm chính mình không vững lắm, thì khi đối trước người bệnh sẽ lúng túnghoặc là sơ ý để sự chao đảo của mình hiện ra làm cho người bệnh mất niềm tin. Từ đó người bệnh không biết đâu để nương tựa.

Xin thưa với chư vị, tu pháp môn nào khi đến cái điểm cuối cùng được chứng đắc viên mãn thì đều đi về một chỗ hết. Nghĩa là giống nhau, không khác. Nhưng về cách tu hành thì có khác. Cũng giống như lên một đỉnh núi, đỉnh núi thì có một, nhưng đường đi lên đỉnh thì có nhiều. Người ở hướng đông đi đường hướng đông, người ở hướng tây đi đườnghướng tây, gọi là “Đồng quy nhi thù đồ”. “Đồng Quy” là cùng về một chỗ, nhưng “Thù Đồ” là đường đi khác nhau.

Nếu chúng ta đang ở hướng đông thì phải nghiên cứu cho thật kỹ đường hướng đông. Nếu chúng ta đang ở hướng bắc cứ một đường hướng bắc mà đi. Một đường mà đi thì nhất định sẽ mau lên tới đỉnh. “Thù Đồ” là khác đường đi, cho nên những chướng ngại, những khó khăn, những thủ thuật ở mỗi đường mỗi khác nhau, không giống nhau.

Trở về vấn đề tu hành cũng tương tự như vậy. Trong Phật giáo chúng ta, nói nôm na ra, có thể chia làm hai loại tu, một loại là Tự Lực, một loại là Nhị Lực. Nói về sự chứng đắc rốt ráo thì loại tự lực gọi là tự chứng đắc để thành đạo. Còn bên nhị lực, nói chung là pháp môn Tịnh-Độ thì được A-Di-Đà Phật nhiếp thọ, như hôm qua chúng ta có nói đến “Phật Nhiếp Thọ Lực”.

Nói về công phu tu hành thì cũng khác. Người tu tự lực thì họ chú trọng về Thiền-Định, còn người tu nhị lực thì họnhiếp tâm vào câu A-Di-Đà Phật gọi là Niệm Phật. Hay nói khác nữa, một bên là Thiền-Định, một bên là Niệm Phật.

Nói về nhu cầu hay sự thử thách, thì cái thử thách chính của người tu tự lực là phải “Phá Nghiệp, Đoạn Nghiệp”. Còn người niệm Phật để vãng sanh về Tây Phương thì sự đòi hỏi chính yếu của họ là “Niềm Tin”. Quý vị thấy có khác nhau không?

“Thù Đồ” nghĩa là đường đi khác nhau. Người tu tự lực, đi theo con đường tự lấy lực của mình tu chứng, thì vấn đềphá nghiệp đối với họ rất quan trọng. Họ nhất định phải tìm cách đoạn cho hết “Nghiệp Hoặc” mới có thể chứng được “Chân Thường”. Đối với họ vấn đề phá nghiệp là điều quan trọng hàng đầu.

Đối với người niệm Phật, thì điểm quan trọng nhất, sự thử thách tối quan trọng của họ chính là “Tín Tâm”. Rõ ràng có sự khác nhau.

Nếu mình không vững đường tu, thì tâm hồn rất dễ bị phân vân, chao đảo. Ví dụ đang niệm Phật, khi ra đường gặp một người… họ nói rằng, nếu không đoạn Nghiệp Hoặc, thì làm sao có thể vượt qua tam giới? Làm sao có thể chứng được Chân Thường? Nghe lý luận như vậy, mình thấy hay quá. Đúng quá! Như vậy, bây giờ ta về cũng quyết lo đoạn nghiệp mới được… Nhưng làm như vậy, thì có khác gì ta đang đi con đường hướng đông, nghe người ta nói nhữngchướng ngại của đường hướng tây, lại quay ra nghiên cứu phá chướng ngại của đường hướng tây, trong khi chân ta thì đang bước trên đường hướng đông!… Phải chăng, ta sẽ gặp không biết bao nhiêu trở ngại! Sau cùng đưa đến thất bại?!…

Một người tự tu, quyết lòng đoạn Hoặc để chứng Chân, khi nghe người Niệm Phật nói rằng, nhu cầu căn bản để xác định con đường thành đạo là “Niềm Tin”, thì người ta ngỡ ngàng, không cách nào có thể chấp nhận được?! Đây là điều dễ hiểu. Lý do vì người ta không đi con đường niệm Phật. Không đi theo con đường niệm Phật thì chắc rằng người ta không biết rõ nhu cầu của đường niệm Phật là gì? Người ta không biết nên mới nghĩ rằng điều này sai rồi! Anh nói sai rồi! Họ không thể nào tin được rằng, một người không phá nghiệp mà có thể chứng đắc được!? Lý dochính là vì họ chỉ biết con đường phá nghiệp, đoạn nghiệp, gọi là “Đoạn Hoặc Chứng Chân”, chứ họ chưa từng đi quacon đường “Tín-Nguyện-Hạnh” vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. Thế thì làm sao họ có thể hiểu được chân lý của con đường niệm Phật?

Chính vì vậy, ví dụ như một người đang ngày đêm niệm Phật, khi nghe một người khác nói rằng, nếu anh không đọc bài sám hối này, anh không phá cái nghiệp kia, thì anh không cách nào có thể thành đạo được. Anh phải lo ngày đêm, lo sám hối mới đúng. Mình nghe người ta nói đúng quá mới chạy về nhà lo sám hối, bỏ mất con đường Tín-Hạnh-Nguyện của mình. Về sự suy nghĩ thì hình như đúng. Về đường đi thì sai!…

Một ví dụ đơn giản, như Hòa Thượng Tịnh-Không thường hay nói. Có một cái nhà lầu mười tầng… Có người nói:

– Anh cứ bước theo nấc thang thứ nhất, rồi bước lên nấc thứ hai, bước nấc thứ ba, bước nấc thứ tư… Bước hết tầng thứ nhất, rồi bước lên tầng thứ hai, tầng thứ ba, thứ tư, thứ năm… đến thứ mười. Lúc đó anh mới lên tới tầng thứ mười.

Có người lại nói:

– Tôi không bước một nấc thang nào hết, tôi cũng có thể lên tới tầng thứ mười.

Người ta nói:

– Làm gì có chuyện đó?

Nhưng thưa với chư vị:

– Có!

– Có chỗ nào?…

– Người này không bước theo nấc thang, mà bước vào thang máy. Họ không bước theo từng nấc thang nào hết. Trong thang máy họ chỉ bấm nút thì lên tới nơi liền.

Rõ ràng, người mà bước từng nấc, từng nấc thang họ không tin cái chuyện không bước mà tới, là tại vì người ta không biết đường bước vào thang máy.

Chính vì thế, khi tu hành ta phải nắm cho vững nguyên tắc tu tập, chứ không thể nào chao đảo được. Trong đồng tuchúng ta, có những người đêm đêm thì tới đây niệm Phật, về nhà thì đọc hết chú này đến chú nọ, tụng hết pháp sám này đến pháp sám nọ, hết tìm cách diệt nghiệp này đến nghiệp nọ… Ngài Ngẫu-Ích Đại Sư nói:

– Thấy người ta tụng Chú, mình cũng bắt chước tụng Chú. Thấy người ta ngồi Thiền, mình cũng bắt chước ngồi Thiền.Thấy người ta bưng bình bát khất thực, mình cũng bắt chước bưng bình bát… (Ngài nói) Sự-sự không xong, việc-việc không thành, đến sau cùng lỡ cỡ làng càng không biết đường nào mà thành tựu cả. Đây là cảnh đáng thương nhất của người tu hành.

Thật ra đây là hạng người đi không vững!…

Chính vì vậy, đối trước một người bệnh, ta khai thị là để cho người ta chuyên nhất con đường niệm Phật vãng sanh. Ta không được đem cái tâm chao đảo, đem cái tâm hồ nghi mà gởi gắm cho người bệnh. Ví dụ như hôm trước có một cuộc hộ niệm mà tôi đã vắng mặt, nhiều người đã gắn cho người bệnh không biết bao nhiêu thứ hết. Nào là kinh sámhối cũng bắt người ta tụng, Chú cũng bắt người ta đọc, Bát Nhã Tâm Kinh cũng tụng cho người ta luôn…

Tại sao chúng ta không nắm cho vững nguyên tắc là muốn cho người bệnh được vãng sanh về Tây phương Cực Lạcthì phải:

– Làm sao cho tâm của họ chuyên nhất một câu “Nam Mô A-Di-Đà Phật”.

– Làm sao cho ý niệm của họ chuyên nhất một thứ là: “Nguyện vãng sanh về Tây phương Cực Lạc”.

– Làm sao cho “Niềm Tin” của họ phải vững như tường đồng vách sắt.

– Tín Lực mà vững thì Niệm Lực sẽ vững.

– Niệm Lực vững thì nhất định Bản Hữu Phật Tánh ứng hiện, Tự Tánh Di Đà ứng hiện.

– Tự Tánh Di Đà ứng hiện thì nhất định được A-Di-Đà Phật sẽ tiếp độ về Tây phương Cực Lạc.

Vậy thì, muốn khai thị cho người bệnh nhất định ta phải khai thị cho chính ta trước. Ta phải tự kiểm lại chính ta trước. Ta có đi tạp loạn hay không? Nếu ta đi tạp loạn thì sau cùng chính ta sẽ bị trở ngại! Ta sẽ bị kẹt! Xin thưa với chư vị, lúc đó nếu có Diệu Âm này đứng trước chư vị, thì Diệu Âm sẽ nói như thế này:

– Hương linh Trần văn X ơi! Tại sao suốt đời anh niệm Phật mà bây giờ anh còn mê mờ, tham chấp, không chịu giác ngộ niệm câu A-Di-Đà Phật để về Tây Phương? Tương lai vạn kiếp anh phải tự chịu lấy. Tôi đã nói hết tất cả rồi… Anh không đi thì ráng mà chịu!…

Tôi sẽ nói như vậy đó. Nghĩa là, tự mình phải chịu trách nhiệm lấy tương lai của chính mình.

Mong chư vị hiểu được chỗ này. Nhất định càng ngày Tín Lực càng mạnh, phải thật mạnh, chuyên nhất mà đi. Đườngvãng sanh nhất định ở ngay trước mũi bàn chân của chúng ta chứ không đâu hết.

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

 

HỘ NIỆM HƯỚNG DẪN – KHAI THỊ (2011)

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –