Hộ Niệm – Hướng Dẫn Khai Thị (Tọa đàm 37)

Share on facebook
Share on twitter

HƯỚNG DẪN – KHAI THỊ

(Tọa Đàm 37)

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Ngày hôm qua chúng ta nhấn mạnh đến việc tu hành cần phải chuyên nhất. Hòa Thượng đã nhắc nhở rất nhiều lần, một người phàm phu tục tử tội chướng sâu nặng trong thời mạt pháp này nếu không chuyên nhất trì giữ danh hiệu A-Di-Đà Phật thì nhất định không thể nào vượt qua sáu đường sanh tử.

Hôm nay xin đọc lời khai thị của Ngài thêm một đoạn nữa, để cho chúng ta sáng sủa hơn. Hòa Thượng Tịnh-Không nói:

– Nhiều ý kiến cho rằng đây là khóa tụng có gốc của Tổ Sư đặt ra… Không sai! Khóa tụng gốc của Tổ Sư đặt ra, nhưng có phải Tổ Sư đặt ra cho chúng ta không?… Tổ Sư không đặt ra cho chúng ta, mà đặt ra cho người khác. Cũng giống như thầy thuốc kê toa, toa thuốc của người khác, chúng ta bị bệnh liệu có dám uống toa thuốc của người khác không?… Tổ Sư là người thời đại nào?… Trong bối cảnh nào?…

Xin thưa với chư vị, nghe từng lời khai thị của ngài Tịnh-Không, chúng ta có ngộ ra chưa? Mỗi thời đại, chư Tổ quán xét căn cơ của chúng sanh mới đưa ra một phương pháp thích hợp cho người thời đó ứng dụng để được thành tựu. Cũng giống như kinh Phật, mỗi kinh của Phật thuyết ra đều có đối tượng ứng trị cả. Nếu chúng ta không biết trạch pháp một cách rõ ràng, nhiều khi chúng ta trì tụng kinh, cũng là kinh Phật đó, nhưng mà kết quả thì khá bẽ bàng!

Tại sao vậy?… Dựa vào lời pháp của ngài Tịnh-Không, ta nói kinh Phật thuyết ra giống như toa thuốc trị bệnh chochúng sanh vậy. Ứng trước một chúng sanh có bệnh như vậy Ngài thuyết ra như vậy. Ứng với tâm bệnh của chúng sanh trong thời mạt pháp, Ngài có cái thuốc để trị cho chúng sanh hạ căn hạ cơ thời mạt pháp này sử dụng để được thiện lợi.

Hãy tự suy nghĩ thử coi bệnh chúng ta là gì?…

Nghiệp chướng sâu nặng, căn cơ hạ liệt, thời đại mạt pháp càng ngày càng lún sâu vào trong đường ác hiểm khó có thể thoát ra sáu đường sanh tử luân hồi. Ngài cho ta một môn thuốc, thuốc A-Dà-Đà, thuốc A-Di-Đà Phật để vãng sanhvề Tây Phương Cực Lạc. Ngoài toa thuốc này, chúng sanh căn cơ thấp kém trong thời đại này không còn cách nào có thể vượt qua ách nạn của nghiệp chướng, của sanh tử luân hồi được!

Vì thế, khi đối trước một người bệnh sắp chết, nếu chúng ta khai thị mà đem những đại pháp của Phật ra giảng giải thì đúng hay sai?… Đúng với những người thích nghiên cứu, thích tìm hiểu, đúng với những học giả thế trí biện thông!… Chứ không thích hợp với một người sắp sửa đi xuống tam ác đạo trong một vài ngày.

Chính vì vậy mà “Hướng Dẫn – Khai Thị” chúng ta phải nắm cho vững nguyên tắc hộ niệm, không thể nào đứng trước bệnh nhân mà ta đem cả một đại pháp của đức Thích-Ca-Mâu-Ni Phật ra giảng cho họ được. Mà ta phải làm gì? Phải làm sao cho người bệnh đó uống được món thuốc của đức Thích-Ca-Mâu-Ni Phật dành cho những người nghiệp chướng sâu nặng của thời mạt pháp này vượt qua ách nạn của nghiệp chướng. Bằng cách gì? Bằng sự cứu độ của A-Di-Đà Phật!

Khi hướng dẫn người bệnh, có nhiều người lại đem thuyết này ra giảng, đem thuyết kia ra giảng, giảng riết sau cùng làm cho người bệnh phải mất phần vãng sanh! Họ mất phần vãng sanh rồi thì mình lại đổ thừa là như thế này, như thế nọ, nhưng không ngờ là chính mình đã áp dụng phương thức… “Sai”!…

Phật dạy, một câu A-Di-Đà Phật mà niệm được mười niệm, quyết lòng nguyện vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, nếulòng tin vững như tường đồng vách sắt… Nhờ ba điểm này A-Di-Đà Phật phóng quang tiếp độ về Tây Phương. Khi hộ niệm ta không chịu xoáy ba cái điểm này để tạo “Tín Tâm” vững vàng và đường đi chuyên nhất cho người bệnh, mà ta cứ ứng dụng những điều gì khác. Ta đã áp dụng… “Sai”!…

Chính vì thế mà pháp hộ niệm tuy đơn giản, nhưng liệu chính chúng ta có dám tin rằng một câu A-Di-Đà Phật đưa ta vềTây Phương thành đạo hay không? Đây là cái mấu chốt để cứu người. Khi trải qua nhiều kinh nghiệm rồi, những vị hộ niệm có thể dám nói thẳng rằng, một người nào hiền lành, một người nào dễ thương, một người nào nói đâu nghe vậy… thì rất dễ vãng sanh…

– Quyết tâm niệm Phật đi?

Người đó hạ quyết tâm niệm Phật!…

– Nguyện vãng sanh nghe! Buông xả ra?

Người đó quyết lòng buông hết, không còn gì nữa cả…

– Một câu A-Di-Đà Phật niệm nghe?

Người đó trì giữ từng hơi thở một để niệm câu A Di Đà Phật…

Thấy vậy, người hộ niệm vững tâm tin tưởng đến nỗi dám tuyên bố rằng người bệnh này có thể được chín mươi lăm phần trăm vãng sanh.

Điều này nói lên được gì? Đây chính là sự trạch pháp một cách triệt để ngay trong những giờ phút trước khi xả bỏ báo thân, làm cho họ thực hiện được cái nhu cầu rất là cần thiết, gọi là “Mười niệm tất sanh”.

Điều này được nói ở đâu? Trong kinh Quán-Vô-Lượng-Thọ nói rõ rệt như vậy.

Cho nên, pháp hộ niệm là pháp đã ứng dụng rất là căn bản, rất là cụ thể, rất là chính xác, và rất là cần thiết để giúp cho một người thay vì phải đi xuống tam ác đạo, họ được đi về tới Tây Phương Cực Lạc.

Xin chư vị nghĩ thử coi, trong tất cả các pháp môn tu tập, có pháp nào có thể đưa một người từ chỗ chuẩn bị xuốngtam ác đạo chịu đọa lạc lại được về tới Tây Phương để thành đạo hay không?

Như vậy thì xin hỏi:

– Có sức mạnh nào mạnh bằng câu A-Di-Đà Phật?

– Có pháp nào vẹn toàn bằng câu A-Di-Đà Phật?

– Có sự vi diệu nào bằng câu A-Di-Đà Phật?

Thế mà, chúng ta tu hành ở đây, có người vẫn nghĩ rằng câu A-Di-Đà Phật không đủ sức, nên mới vay cái này, vay cái nọ… muốn tu đủ cách hết! Tu hành như vậy có đúng không? Đúng đấy chứ! Nhưng chỉ đúng với những vị A-La-Hán, với những đại Bồ-Tát, nhưng không đúng với những người căn cơ hạ liệt, tội chướng sâu nặng như chúng ta!

Chúng ta tu theo pháp môn của ngài Đại-Thế-Chí, mà không nghe lời ngài Đại-Thế-Chí Bồ-Tát dạy sao? Ngài dạy như thế nào? “Tịnh niệm tương kế, bất giả phương tiện, tự đắc tâm khai”. Nghĩa là, một lòng thanh tịnh niệm câu A-Di-Đà Phật, không cần cái gì khác cả, nhất định tâm sẽ khai. Khai ở đâu? Ở Tây Phương Cực Lạc, vì người này sẽ vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Về được Tây Phương Cực Lạc thì A-Di-Đà Phật đã phát đại thệ như thế này: “Dẫu cho chư vị trong tam ác đạo về đến Tây Phương Cực Lạc cũng trở thành Bồ-Tát”.

Cho nên, khi thấu hiểu được lời dạy của Thế Tôn rồi, chúng ta mới thấy rõ rệt rằng, nếu phàm phu tục tử chúng ta mà không vững tâm trụ vào câu A-Di-Đà Phật, nhất định bị trở ngại! Thế thì, chúng ta tới đây tu hành, tự mình phải xét coi? Nếu mà tâm còn chao đảo thì không ai dám bảo đảm cho chư vị đến hai mươi phần trăm vãng sanh, chứ đừng nghĩ rằng cứ tới đây thường xuyên niệm Phật là cho rằng mình nhất định được vãng sanh!…

Phải tin! Đã tin thì phải tin vững vàng như tường đồng vách sắt. Ngài Thiện-Đạo Đại Sư nói về chữ “Tín” như thế nào?… Ngài nói, có một vị cao tăng đại đức tới nói với mình rằng, câu A-Di-Đà Phật yếu lắm! Để ta sẽ dạy cho ngươi một pháp môn khác hay hơn. Nghe nói vậy, mình theo liền. Ngài nói chữ “Tín” này quá dở rồi!…

Rồi Ngài nói tiếp, một vị A-La-Hán tới nói, ta đã đắc đạo rồi đây, ta chỉ cho ngươi pháp môn khác. Mình thấy rõ ràng vị này là một vị đắc đạo, ta liền theo! Dở rồi!…Dở rồi!…

Ngài nói, Chư Phật mười phương phóng đại quang minh bao trùm khắp pháp giới mà bảo ta bỏ câu A-Di-Đà Phật, ta cũng không bỏ. Thì lúc đó “Tín Tâm” ta mới gọi là vững.

Ví dụ như bây giờ ở đây niệm Phật, về nhà ta vay cái gì đó để mà phá nghiệp. Ta đã hư rồi! Nhất định khi nằm xuống ta đã bị nạn rồi! Đúng như vậy đó! Tại sao? Tín tâm không vững thì nhất định không phá được nghiệp, không thể nào“Siêu xuất chúng ma lộ” được!…

Vì thế, mình nói về “Hộ Niệm – Khai Thị”, chứ chính ra là chúng ta phải tự mình kiểm soát lại chính mình. Đi đường nào nhất định phải một đường chuyên nhất. Hòa Thượng Tịnh-Không nói rằng, chư Tổ dạy nhưng không phải dạy chochúng ta. Ngài dạy cho những người muốn phá nghiệp, tự chứng. Ngài dạy cho những người muốn đắc Thánh quả A-La-Hán. Ngài dạy cho những người muốn “Minh Tâm – Kiến Tánh”. Còn Ngài dạy cho những người phàm phu tục tử tội chướng sâu nặng như chúng ta thì khác, vì chúng ta không thể nào làm được điều đó, mà ta phải niệm câu A-Di-Đà Phật, nhờ A-Di-Đà Phật tiếp độ ta mới có thể một đời này vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.

Những lời nói này, hoàn toàn Diệu Âm chỉ lấy lời Tổ, lấy lời Hòa Thượng Tịnh-Không. Lấy lời chư Tổ để nhắc nhở chochúng ta hãy vững tâm mà đi. Đây là tất cả con đường thành đạo của một người hạ căn, phàm phu như chúng ta. Diệu Âm hoàn toàn không nói một câu nào liên quan đến các vị đại Bồ-Tát, hoàn toàn không nói một câu nào liên quan tới các vị đại A-La-Hán, mà chỉ nói rằng, phàm phu tục tử như chúng ta nhất định muốn tự tu chứng thì một trăm phần không tìm ra một phần thành tựu! Câu này chính là ý của Bổn Sư Thích-Ca-Mâu-Ni Phật nói:

“Thời mạt pháp ức triệu người tu hành khó tìm ra một người chứng đắc. Chỉ người nào nương theo pháp niệm Phật mới thoát luân hồi”.

Niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh-Độ. Người nương theo pháp niệm Phật để cầu chứng đắc, thì vô tình đã đem pháp niệm A-Di-Đà Phật biến thành pháp tu tự lực để tìm cầu chứng đắc. Thì đây không khác gì hơn một pháp tu tự lực! Tutự lực thì trong triệu người tu hành khó tìm ra một người thực hiện được lý tưởng giải thoát!…

Thế thì tại sao chúng ta không đi con đường: Muôn người tu muôn người đắc. Muôn người tu muôn người thành đạo?

Ai nói như vậy?…

A-Di-Đà Phật nói như vậy. Bổn Sư Thích-Ca-Mâu-Ni Phật nói như vậy. Chư Tổ đều nói như vậy…

Mong chư vị hiểu được chỗ này, quyết lòng giữ một câu A-Di-Đà Phật mà niệm. Đây là con đường thẳng tắt đưa ta vềTây Phương. Nếu lệch ra, nhất định chúng ta bị khó khăn ở lúc lâm chung vậy!…

Nam Mô A-Di-Đà Phật. 

 

HỘ NIỆM HƯỚNG DẪN – KHAI THỊ (2011)

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –