Hộ Niệm – Hướng Dẫn Khai Thị (Tọa đàm 19)

Share on facebook
Share on twitter

HƯỚNG DẪN – KHAI THỊ

(Tọa Đàm 19)

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Chúng ta đang tọa đàm nói về cách thức điều giải oan gia trái chủ, thì đêm hôm qua vô tình chúng ta đi điều giải chuyện này. Bây giờ ngồi đây kể lại thì cũng cảm thấy vui vui. Theo tôi nhận xét, thì hình như cuộc điều giải ngày hôm qua không phải là oan gia trái chủ, tại vì nếu thật là oan gia trái chủ thì họ dữ hơn chứ không phải hiền như vậy đâu. Hôm qua họ hiền lắm!

Những sự cố hơi bất ổn ban đầu chẳng qua là một thử thách nhỏ nhỏ mà thôi. Sau cùng thì mình phát hiện rằng vị đó hình như cũng biết tu, cũng đang muốn kiếm công đức, vì mình đã hồi hướng công đức cho họ rồi mà sau đó còn đòi thêm nữa, chứng tỏ rằng cũng biết tu.

Nhưng vị đó dù biết tu hay không thì cũng vậy thôi! Việc tu hành chúng ta đừng nên có tâm háo kỳ. Sự háo kỳ thường là điều sơ ý, mở cơ hội cho các vị đó mượn cớ đi vào. Một khi đi vào rồi, thì thường thường họ ở với mình vui hơn,ấm cúng hơn là ở cảnh giới của riêng họ.

Về chuyện điều giải, có người thì mình khuyên được, có người khuyên không được. Nhiều người mình khuyên giải thì họ bỏ đi, nhưng họ vẫn tiếc lắm! Ví dụ, ngày hôm qua mình thấy rõ ràng, họ đã hứa với mình rằng họ sẽ ra đi và không bao giờ trở lại nữa. Nhưng mới vừa bỏ đi, ít phút sau lại quay trở về nhập vào nữa rồi. Thì đây cũng là cái kinh nghiệmvề điều giải oan gia trái chủ.

Trong pháp hộ niệm của Tịnh-Độ Tông, một nguyên tắc căn bản là chúng ta cố gắng dùng tình thương, tâm từ bi, khiêm nhường… mà năn nỉ họ. Cố gắng khuyên can họ xả bỏ cái chấp đi để cùng nhau niệm Phật hộ niệm. Khuyên các vị đó nên niệm Phật để cùng về Tây Phương thành đạo.

Trong pháp khai thị oan gia trái chủ của Tịnh-Độ Tông không bao giờ được quyền dung một năng lực gì của mình để đàn áp họ.

Quý vị thấy sự kiện xảy ngày hôm qua không? Lúc mới tới, vị đó làm dữ với mình! Nhưng họ làm gì làm, chúng tacũng đứng chắp tay niệm Phật. Nhiều khi gặp những trường hợp người ta muốn lăn xả vô mình để sinh sự nữa là khác! Trước đây tôi đã gặp vài lần như vậy, thì mình hãy chắp tay niệm Phật lớn lên. Mình vững vàng nhìn họ, trong ánh mắt của mình chứng tỏ cho họ biết rằng:

– Tôi không chấp nhận anh hỗn với tôi… Tôi không hỗn với anh, nhưng anh cũng đừng hỗn với tôi!…

Mình không chấp nhận sự thách thức! Qua một cơn thử thách đầu tiên, thì có lẽ họ biết rồi, mình không phải là ngườicố tình đương đầu với họ. Cũng có đôi lúc, khi mình đến điều giải, mà họ xông xông vào tựa như muốn đánh mình vậy! Quý vị đừng có sợ! Không sao đâu! Chúng ta có hai ba người, người chụp tay, người chụp chân là xong, chứ không có gì đáng ngại đâu. Đừng có sợ! Những chuyện xảy ra hôm qua đây, theo tôi nghĩ rằng không phải là oan giatrái chủ, tại vì người đó hiền, biết tu, cũng biết nghe lời khuyên.

Thường thường muốn điều giải những chuyện này, chúng ta cần ít ra cũng phải hai đêm, ba đêm liền. Mỗi đêm khuyên giải họ sẽ giảm xuống một chút, một đêm họ giảm xuống một chút. Thường thường những người hiền hiền như vậy, có thể khuyên giải chừng hai-ba hôm thì bắt đầu họ vui vẻ. Khi họ vui vẻ chấp nhận rồi, ta mới bắt đầu tâm sự, mới khuyên can. Đem Phật pháp ra, lý luận ra, đem nhân quả ra khuyên can, khuyên dần, khuyên dần… Thì đến một lúc nào đó có thể họ sẽ chấp nhận…

Tại vì bấy lâu nay họ ở trong cảnh giới lạnh lẽo, cô đơn, khổ sở… Bây giờ mượn cái thân này họ cảm thấy ấm áp, sướng hơn, nên họ cứ bám theo hoài thôi. Họ nhập vào để sống, để hưởng lấy công đức của mình, chứ chưa chắc gì họ cố tình hại mình đâu.

Cho nên mình phải có tâm từ bi. Xin thưa với chư vị, mình nên lấy cái tâm từ bi, hỷ xả ra để cảm thông nỗi niềm khó khăn của họ, thì tự nhiên họ cũng dễ cảm thông với mình. Khi ra đi đôi lúc họ cũng buồn rướm nước mắt, vì hiện giờđang an ổn quá, còn khi rời ra rồi thì họ không còn cách nào mượn được một cái thân an ổn nữa. Đang an ổn nhưng họ đành phải ra đi, vì họ đã hiểu được rằng, mượn thân của người khác để sống là họ tạo nghiệp!

Lấy ngay chuyện hôm qua ra để mình rút kinh nghiệm. Trong những cuộc điều giải, thường khi họ đang sử dụng cái thân hoặc là đang trả thù như vậy, tức là họ thỏa mãn lắm rồi, họ không muốn ai tới phá đám chuyện của họ. Thành ra, thường trong lần đầu tiên gặp phải, hầu hết là họ hay làm dữ với mình. Còn vị hôm qua không có gì là quá đáng, không có gì quá dữ hết! Tôi cũng cảm thấy an ổn. Đôi khi gặp phải những trường hợp họ dữ, mình cứ chắp tay lại, niệm Phậtthật lớn lên. Nếu chung quanh mình có nhiều người cùng hộ niệm nữa, cùng niệm Phật nữa thì họ không làm được gì mình đâu.

Khi tôi điều giải oan gia của cô Trần Thị Kim Phượng, có trường hợp hơi giống như vầy. Nhưng cô Trần Thị Kim Phượng thì dữ hơn một chút. Cô xé áo, xé quần, liệng ném… dữ hơn chút, chứ không hiền như thế này đâu. Cô cũng muốn nhào nhào tới, nhưng tôi cũng cứ đứng im niệm A-Di-Đà Phật… A-Di-Đà Phật. Niệm thật lớn!… Khi họ xìu xuống một chút, thì mình khuyên liền, khuyên mạnh… vì lúc đó không còn nhiều thời giờ nữa. Sau khi họ đuối lý xong rồi, mình mới năn nỉ, khuyên họ nhưng vẫn thương họ. Mình thương hoàn cảnh của họ mà muốn rơi lệ vậy đó! Cái tình thương này sẽ bủa ra làm cho họ cảm động mà bỏ ra đi…

Cũng có những trường hợp mình điều giải, nhưng họ không bỏ, thì thôi, mình cũng đành chịu thua!

Có nhiều người đã có những ý nghĩ sai lầm trong cách điều giải với chư vị chúng sanh trong pháp giới! Ví dụ như dùng cái năng lực của mình, dùng chú, dùng bùa hoặc là vận công lực gì đó để quyết lòng trị tội chư vị oán thân trái chủ… Khi gặp những trường hợp này, thì Diệu Âm luôn luôn khuyên rằng không được làm như vậy. Chuyện Nhân-Quả của họ thì để họ tự giải quyết. Mình chỉ nên đem pháp Phật ra mà khuyên giải để họ ý thức rằng, nhân lành thì quả lành, làm điều thiện thì được hưởng phước, làm ác thì gặp nạn… Trong cái nhân quả đó thì niệm câu A-Di-Đà Phật là đại nhân thiện lành có thể giúp cho chư vị trở về Tây Phương hưởng cảnh cực lạc. Khuyên họ hãy nương theo cơ hội này để giải thoát. Có cơ duyên gặp được câu A-Di-Đà Phật thì khuyên họ cùng nhau buông xả oán thù ra để niệm Phật, thìcông đức của họ sẽ rất lớn. Thành tâm khuyên họ mau mau hồi đầu niệm Phật tu hành.

Xin thưa với chư vị, nói vậy chứ khi đối diện với vấn đề đôi lúc cũng khó lắm! Muốn điều giải mà nói không quen, nhiều khi mình quên hết, nói không nên lời! Ngày hôm qua tôi khai thị rất nhiều trong đó mà có thể chư vị không hay, vì chư vị cứ lo niệm Phật, còn tôi thì đứng sát bên cạnh vị đó, tôi phải nói, tôi năn nỉ họ để cho họ hạ cơn giận xuống. Muốn điều giải, mình nên tập nói cho quen miệng, thuận lý, nói cho tha thiết thì dễ làm cho họ cảm thông.

Khi hộ niệm, thường thường trong lần hộ niệm đầu tiên, dù rằng không có hiện tượng oan gia trái chủ hay nhập thân, nhưng mình cũng nên có lời điều giải oan gia trái chủ, đừng nên sơ ý quên chuyện này, cũng đừng nên chờ đến hôm sau mới điều giải.

Tốt nhất là hãy điều giải oan gia trái chủ ngay trong lần hộ niệm đầu tiên.

Bình thường mình nên khuyên người bệnh trước, để cho người bệnh niệm Phật, rồi chúng ta cùng niệm Phật để tạo khung cảnh trang nghiêm, có lực niệm, có quang minh của Phật gia trì. Tiếp theo chúng ta có thể bắt đầu điều giải. Trong phần điều giải này, thường thường nên nhắc cho người bệnh ý thức về nghiệp chướng của mình. Ví dụ nói:

– Bác ơi! Chị ơi! Bây giờ chị đang bệnh! Bệnh này chính là do nghiệp chướng sinh ra. Vì nhiều đời nhiều kiếp, cũng như trước khi biết tu, biết niệm Phật mình đã sơ ý làm điều sai lầm. Có thể mình tạo ra chướng duyên, nghiệp ác với chư pháp giới chúng sanh… Vì thế, bây giờ chị, anh, bác hãy thành tâm sám hối nhé.

Phải khuyến cáo người bệnh nhận rõ rằng mình có lỗi.

Nếu người bệnh bướng bỉnh, nói rằng: Tôi không có làm điều gì có lỗi!… Thì nhất định cuộc điều giải không bao giờ thành công! Nhất định, người đó khó có thể tránh khỏi bị trở ngại! Cho nên, trước khi điều giải mình phải nói làm sao cho người bệnh nhận ra được lỗi lầm của mình…

– Chị phải thấy, là rõ ràng chị có làm sai, phải không? Vậy nay chị xin sám hối đi nhé. Hãy chắp tay lại để sám hối.

Người đó nói:

– Dạ! Con xin sám hối…

Chỉ cần người bệnh thành tâm nói một câu như vậy là được rồi… Chư vị nên nhớ, pháp giới chúng sanh chung quanh đó người ta đều biết hết. Đừng nên nghĩ rằng, mình không thấy họ thì họ không có ở đó. Ví dụ hôm qua có quá nhiềubiến cố xảy ra, nhưng mình có thấy các vị đó đâu? Vị đã nhập vào người đó, mình có thấy được đâu, phải không? Nhưng họ đã phản ứng khá mạnh khi biết mình đến vì họ…

Hình thức điều giải oan gia trái chủ khác với sự khuyến tấn người bệnh. Chúng ta phải luôn luôn chắp tay lại, thành khẩn…

– Chúng tôi đại diện cho gia đình, đại diện cho người bệnh, đại diện cho bạn đồng tu, hôm nay cúi đầu khấn nguyện, (Hoặc nói cúi đầu van xin chư vị, cúi đầu tha thiết…) ngưỡng mong chư vị suy xét. Bà Trần thị X dù thế nào cũng là một phàm phu tục tử, nên nhiều lúc mê muội đã tạo ra những nghiệp nhân chẳng lành với chư vị. Nhưng giờ đây bà Trần thị X đã thành tâm sám hối. Gia đình cũng thành tâm sám hối và chúng tôi cũng đang niệm Phật hộ niệm, bà cụ này cũng đang niệm Phật để cầu vãng sanh về Tây Phương. Khi về Tây Phương rồi thì bà cụ này mới có năng lực để về đây giúp đỡ chư vị, cứu chư vị để đền trả những gì sai lầm với chư vị. Nương theo cơ hội này xin chư vị buông xảoán thù cùng nhau niệm Phật đi về Tây Phương.

Mình nói những lời hết sức thành khẩn, hết sức khiêm nhường. Đừng bao giờ tỏ vẻ tự cao, tự đại. Nếu mình tự cao, tự đại dễ gây nên nghịch ý, oán thù… Không hay!

Thường thường chúng ta nói những nội dung tương tự như vậy. Ngày hôm qua tôi đã tha thiết nói những lời này:

– Chư vị ơi! Tôi biết chư vị là người hiền lành, nhưng đang khổ đau ở trong những cảnh giới rất lạnh lẽo! Rất thống khổ! Chư vị nương theo cái thân xác của anh này là chư vị có một chỗ nương tựa tốt hơn. Nhưng chư vị làm như vậy thì gia đình của anh này bất an! Anh này cũng bất an! Tội nghiệp cho họ. Thật sự thì sự nương nhờ này cũng không vững bềnđâu!… Chư vị hãy buông ra đi để cùng với chúng tôi niệm Phật. Chư vị nhớ rằng, A-Di-Đà Phật có khả năng cứu được chư vị, còn chúng tôi thì không cứu được. Chúng tôi không dám xen vào chuyện Nhân-Quả của chư vị. Chúng tôi đến đây chỉ khuyên chư vị…

Mình nói những lời như vậy, cũng hơi giống như lời điều giải oan gia trái chủ, nhưng thật ra họ không phải là oan giatrái chủ của người bệnh đâu. Mình thấy rõ ràng, người hôm qua không phải là oan gia trái chủ, mà vấn đề là tại vìchính người bệnh luyện công một cách sai lầm! Tâm ý hiếu kỳ, thích thần thông, thích làm những điều lạ,… vô tình nó hợp duyên, đã mở cửa cho những vị đó đi vào giúp anh thỏa mãn mộng ý đó…

Ví dụ, như người bệnh thích luyện những thứ công năng lạ!… Muốn nhận được những năng lực phi thường… Vì tâm ý này mà hợp với những vị có năng lực đó, họ đến giúp cho anh được cái năng lực đó…

Có nhiều người tu hành mà không giữ tâm khiêm nhường, thanh tịnh… khi vừa tu thì tự nhiên thấy mình có năng lựcnày, có năng lực nọ, vui sướng quá! Mà thật ra vì hiếu kỳ mà bị dựa. Họ dựa vào để lấy đi công đức của mình. Người thích thần thông thì họ cho thần thông, năng lực họ tới đâu thì họ cho mình được chút đó. Đây cũng là một kinh nghiệm đáng giá giúp cho chúng ta hiểu thêm rằng, pháp giới chúng sanh cũng giống giống như chúng ta chứ không có gì khác lắm.

Chúng ta tu hành thì cứ lo tu hành, đừng nên quá háo kỳ! Đi qua các nơi họ đang thờ cúng gì đó, chúng ta cũng không nên nói những lời lỗ mãng. Cũng không nên thấy người kia tu luyện được “Chứng đắc” gì đó hay quá mà mong cầu làm theo. Thấy người kia thần thông hay quá, cũng thèm muốn có được chút thần thông…

Những điều này sẽ không tốt cho đường tu hành đâu!

Mong cho chư vị cố gắng quyết tâm Chí Thành – Chí Kính niệm Phật cầu sanh Tịnh-Độ và hồi hướng cho pháp giớichúng sanh, thì tất cả chư vị đó sẽ cùng chúng ta trở thành bạn lữ trên đường siêu sanh Tịnh-Độ.

Nam Mô A-Di-Đà Phật!

Read more: https://hoiquanadida.com/phap-su/chi-tiet/ho-niem-huong-dan-khai-thi-toa-dam-19-270.html#ixzz7R0YLoHMn

HỘ NIỆM HƯỚNG DẪN – KHAI THỊ (2011)

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –