Hộ Niệm – Hướng Dẫn Khai Thị (Tọa đàm 03)

Share on facebook
Share on twitter

HƯỚNG DẪN – KHAI THỊ

 (Tọa Đàm 03)

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Kính bạch Sư Cô cùng chư vị đại chúng. Xin thưa, đạo tràng hôm nay có một điều đặc biệt là có một vị đạo hữu từ bên Mỹ qua, tháng sau cũng có một vị nữa nghe nói rằng cũng đem tới đây nhiều câu hỏi lắm, cho nên đặc biệt những cuộc tọa đàm này nếu có câu hỏi nào thì Diệu Âm sẽ trả lời câu hỏi đó, vì dồn lại cuối cùng thì sợ trả lời không kịp. Câu hỏi hôm nay là:

“Thưa anh Diệu Âm, có một đồng tu nói, Anh có đi hộ niệm và đã dùng bàn tay đẩy hơi nóng lên đỉnh đầu người chết và người đó đã được vãng sanh. Xin anh cho biết có đúng hay không? A-Di-Đà Phật”.

Diệu Âm học được pháp hộ niệm này từ trong Tịnh-Tông Học-Hội, đã chung sức kề vai với họ đi hộ niệm tám năm.Thường thường cứ vài ba tháng thì có một phiên họp, các vị Pháp Sư ở đó đều giảng giải cách hộ niệm, trong suốtthời gian đó thì Diệu Âm chưa nghe một vị Pháp Sư nào dạy cho Diệu Âm phương cách đẩy hơi nóng như thế này.Diệu Âm cũng đã đi phổ biến pháp hộ niệm khắp nơi cũng chưa có lần nào hướng dẫn cho người ta dùng bàn tay hay chưởng lực của mình đẩy hơi nóng lên.

Diệu Âm học Thầy nào thì một Thầy, nếu Thầy của mình không dạy thì chắc chắn Diệu Âm không có làm đâu.

Cho nên nếu có người nào nói Diệu Âm dùng chưởng lực hay bàn tay đẩy hơi nóng thì có lẽ đã lầm!… Hiện tại bây giờ ở Việt Nam mấy trăm ban hộ niệm đã hình thành khắp tất cả các tỉnh thành, đếm không hết, có thể là ba-bốn trăm gì đó, đếm không hết. Mỗi lần về Việt Nam Diệu Âm thường có nói chuyện về hộ niệm và cũng có những người đã đưa ra câu hỏi này, thì Diệu Âm luôn luôn nghiêm khắc, cảnh cáo rằng không được làm. Diệu Âm tu pháp môn Tịnh-Độ, chư Tổ trong Tịnh-Độ Tông có để lại những lời khai thị, những sự hướng dẫn về hộ niệm hết sức là rõ ràng, cụ thể. Trong tất cả tài liệu của chư Tổ để lại, Diệu Âm chưa thấy qua một vị Tổ nào dạy về phương pháp đẩy hơi nóng như vậy.

Chính vì vậy mà Diệu Âm luôn luôn cảnh cáo những vị trong ban hộ niệm không nên hiếu kỳ. Chúng ta phải cẩn thận, đừng nên thấy một quyển sách nào bên ngoài nêu lên vấn đề này thì chúng ta bắt chước theo. Không hay! Theo Tịnh-Tông Học-Hội, theo chư Tổ trong Tịnh-Tông thì nhất định là không có chuyện này.

Chúng ta phải nhớ rằng hộ niệm có rất nhiều phương pháp, chứ không phải chỉ có một. Diệu Âm luôn luôn nhắc nhở những vị trong ban hộ niệm là tu pháp nào mình phải hộ niệm theo pháp đó thì mới chính xác, mới đưa đến kết quả tốt.

Nghĩa là mình tu Tịnh-Độ là con đường niệm Phật vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, thì chư Tổ dạy mình Tín-Hạnh-Nguyện là con đường để mình đi, phải hướng dẫn đúng con đường đó thì người ta mới vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc được. Còn như mình sơ ý đọc những tài liệu từ bên ngoài, ví dụ như bên Thiền-Tông chẳng hạn, thì Thiền-Tông người ta không có Tín-Hạnh-Nguyện để vãng sanh về Tây Phương, nếu mình dùng phương pháp của Thiền Mônáp dụng vào đây thì chắc chắn làm cho người niệm Phật bị lạc đường. Tại vì trong mỗi một pháp môn có một cáchhành trì riêng. Mình đi đường nào phải đi một đường.

Tu pháp môn Tịnh-Độ là Tín-Hạnh-Nguyện:

– Tín là tin tưởng đại nguyện của Đức A-Di-Đà.

– Nguyện là nguyện vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.

– Hạnh là niệm câu A-Di-Đà Phật.

Nếu mình không ứng dụng Tín-Hạnh-Nguyện để hộ niệm, mà mình ứng dụng phương pháp hộ niệm của Mật-Tông chẳng hạn, thì nhất định bị lạc đường, vì bên Mật-Tông không có niệm Phật, mà người ta niệm Chú. Nếu mình đemphương pháp của họ chỉ bày cho người bệnh niệm Chú thì chắc chắn sẽ lạc đường vãng sanh về Tây Phương, vì đã mất đi điều kiện cụ thể là Tín-Hạnh-Nguyện. Chúng ta tu là để vãng sanh, chúng ta hộ niệm cho người vãng sanh thìnhất định Tín-Hạnh-Nguyện không thể nào rời ra. Đây là điều căn bản cần phải chú ý. Nhất định chúng ta phải theo cáiphương pháp của Tịnh-Độ Tông để hộ niệm.

Còn nếu mà chúng ta sơ ý, ví dụ như bên Cao-Đài Giáo người ta cũng có phương pháp hộ niệm, người ta cũng tới chỉ vẽ cho người sắp chết, nhưng thật ra là để hướng dẫn đi về một cảnh giới lành, đi về một cảnh giới hoàn toàn khác. Nếu sơ ý đem phương pháp của tôn giáo đó áp dụng vào đây thì sai liền. Chắc chắn sai liền! Tại vì mỗi pháp môn tu đều có một đường đi riêng, có một cách hộ niệm riêng. Quý vị nên nhớ.

Thường thường có nhiều người thích nghiên cứu trong Mật-Tông, mà đã là “Mật” thì chưa chắc gì chúng ta đã thâm nhập vào cái “Mật” đó đâu! Pháp hộ niệm của họ thường thường là khi có một người chết, một vị Pháp Sư sẽ đến đối diện với người chết đó trong suốt bảy ngày, người ta âm thầm làm theo pháp của họ, hoàn toàn chỉ có người đó biết mà thôi. Nếu chúng ta không biết rõ, mà sơ ý áp dụng vô thì sai liền, vì đường đi của họ có nhiều điều huyền hão lắm! Xin chư vị nhớ cho chuyện này.

Cho nên, xin xác định lại rằng, Diệu Âm không bao giờ lại dùng phương pháp đẩy thần thức lên đầu. Ở Việt Nam cũng có nhiều người làm chuyện này, khi làm xong rồi vị đó nói rằng, người chết đã vãng sanh rồi. Nghe kể vậy, tôi hỏi vềthoại tướng người chết đó như thế nào? Người ta nói: “Cứng ngắc!”. Như vậy là không phải đâu!

Cách đây không lâu lắm, khoảng mấy tháng, cũng một người ở Việt Nam, trong khi ban hộ niệm đang hộ niệm thì vị đó tới không cho hộ niệm nữa, rồi cũng dùng chưởng lực đẩy lên như vậy. Người đó vừa chết mới hai tiếng đồng hồ thôi, vị đó tới cũng đẩy lên và làm phép gì đó không biết trong khoảng thời gian chừng ba mươi phút. Làm phép xong rồi, vị đó nói rằng, người này đã vãng sanh rồi. Tôi hỏi, sau đó thân tướng của người chết ra sao? Người ta nói: “Cứng ngắc!”. Như vậy, theo sự ấn chứng của Tịnh-Độ Tông, thì người chết đó không có phần vượt qua tam ác đạo nữa là khác, đừng nói chi là vãng sanh Tây Phương Cực Lạc!

Rõ ràng, có nhiều người nghiên cứu không kỹ, chỉ xem qua trong sách vở nào đó, thích nghiên cứu những “Mật Lực”, những “Mật Nghĩa” gì đó trong các pháp tu lạ, rồi đem ra áp dụng. Đây thật là nguy hiểm, vì có thể bị sai!…

Nếu chư vị đã nghe những cách hướng dẫn hộ niệm của Diệu Âm từ trong bộ “Khuyên Người Niệm Phật”, đến tập “Niệm Phật – Hộ Niệm – Vãng Sanh – Vấn Đáp”, Diệu Âm cũng đã khẳng định điều này. Vừa mới đây thì có những băng tọa đàm “Hộ Niệm Là Một Pháp Tu”, “Khế Cơ-Khế Lý”, “Hộ Niệm Quan Trọng”, “Vận Động Hộ Niệm”, v.v… Trong mỗi đợt, Diệu Âm nói về hộ niệm luôn luôn đều có nhắc nhở chuyện này, luôn luôn nhắc nhở chư đồng tu một lòng một dạ dùng Tín-Hạnh-Nguyện đi về Tây Phương. Hãy áp dụng thật đúng phương pháp hộ niệm của Tịnh-Tông. Còn nếu sơ ýáp dụng những phương thức của những tông phái khác thì nhiều khi sai lệch con đường vãng sanh Tịnh-Độ. Điều này xin quý vị nên chú ý thật cẩn thận.

Xin đưa ra đây một ví dụ, như bên Thiền-Tông người ta tu tự lực. Tự lực tu chứng thì không có niệm Phật cầu vãng sanh. Mình ứng dụng phương pháp của Thiền-Tông để hộ niệm cho người muốn vãng sanh, chẳng lẽ chúng ta khai thị nói như vầy:

– Cụ ơi! Đừng niệm Phật nghe?

Nói vậy được sao? Sai liền Phải không? Còn nói:

– Niệm Phật đừng cầu vãng sanh về Tây Phương nhé…

Thì lại sai nữa! Tại vì pháp tu của họ là pháp tự lực chứng đắc, không cầu vãng sanh. Còn phương pháp chúng ta lànhị lực cầu A-Di-Đà Phật phóng quang tiếp độ. Hai cách hành trì khác nhau.

Diệu Âm học qua phương pháp hộ niệm này là giảng giải, khai thị cho người bệnh để củng cố niềm tin vững vàng,buông xả vạn duyên, quyết lòng niệm: “Nam Mô A-Di-Đà Phật, Nam Mô A-Di-Đà Phật…”, hoặc “A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật…”. Phải tranh thủ từng hơi mà niệm. Còn gì nữa? Phải quyết lòng quyết dạ đi về Tây Phương, cầu A-Di-Đà Phậtphóng quang tiếp độ về Tây Phương, tuyệt đối không cầu cái gì khác hết.

– Nếu người đó cầu hết bệnh, mau mau bỏ lời cầu xin hết bệnh đi.

– Nếu mà Bác cầu hết bệnh chắc chắn Bác không được vãng sanh.

– Nếu mà Bác nhớ đến con nhất định phải quên đứa con đi.

– Thương đứa con là phải về Tây Phương được thì mới cứu đứa con được.

Phải buông!… Buông!… Buông!… Buông hết. Cứ Tín-Hạnh-Nguyện, Tín-Hạnh-Nguyện đi cho đúng, không được rời ra, thì nhất định người này được phước phần vãng sanh. Chứ nếu mà đem những phương pháp khác ứng dụng vô, thìcoi chừng bị phạm lỗi lầm đối với pháp hộ niệm của Tịnh-Tông.

Trong vấn đề cầu Phật tiếp dẫn. Chư Tổ luôn luôn nhắc nhở là lòng Chí Thành – Chí Kính tha thiết cầu nguyện A-Di-Đà Phật phóng quang tiếp độ. Người hộ niệm không được dùng bất cứ một thứ năng lực nào của mình để tiếp dẫn thần thức đó. Vì thế, cần khuyến khích gia đình cùng quỳ xuống lạy Phật. Chư vị hãy thành tâm quỳ xuống:

– Nguyện A-Di-Đà Phật, Quán-Âm Thế-Chí đại từ đại bi phóng quang tiếp độ bác Nguyễn Văn X, pháp danh là Y vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.

Khi chết rồi thì nguyện:

– Đệ tử chúng con cùng gia đình thành tâm khẩn nguyện A-Di-Đà Phật đại từ đại bi phóng quang tiếp độ hương linh Nguyễn Văn X, pháp danh là Y, vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.

Và điều giải oan gia trái chủ, là:

– Chúng tôi thành tâm khấn nguyện chư vị trong pháp giới, nương theo cơ hội này cùng với chúng tôi niệm Phật để hộ niệm cho người này, buông bỏ oán thù ra để chúng ta cùng nhau kết duyên lành với A-Di-Đà Phật.

Đây là cái đề tài để chúng ta lần lượt sẽ mổ xẻ trong suốt cuộc tọa đàm này. Luôn luôn chúng ta phải thành khẩn mà làm, không bao giờ được quyền dùng bất cứ một cái lực nào của mình để trấn áp oan gia trái chủ, hoặc giống như để tiếp độ bệnh nhân. Hoàn toàn không được làm như vậy. Nếu chư vị làm như vậy, chư vị phạm cái lỗi thượng mạn, coi chừng oán nạn sẽ đến với mình.

Nên nhớ mỗi pháp tu nó có một cách để hóa giải. Cách hóa giải của chúng ta là khiêm nhường, thật tâm, chí thành, chí kính cầu A-Di-Đà Phật phóng quang tiếp độ.

Đối với tất cả những pháp giới chúng sanh, ta không được quyền đụng chạm đến quyền lợi của họ. Ngay cả những vịoan gia trái chủ của bệnh nhân…

– Chúng ta cũng không được khởi cái tâm đàn áp họ.

– Không được có cái tâm cưỡng ép họ.

– Không được bắt buộc những vị oan gia trái chủ phải lìa ra, phải bỏ đi… KHÔNG!

– Chúng ta phải cúi đầu xuống, thành tâm, khấn nguyện, điều giải với oan gia trái chủ.

Đây là những chuyện mà chúng ta sẽ nói tới trong cái đề tài gọi là “Khai Thị”. Tại vì khai thị gồm có:

– Khai thị với người bệnh khi còn sống,

– Khai thị trong lúc lâm chung,

– Khai thị sau khi chết,

– Và khai thị luôn với oan gia trái chủ nữa.

Điều giải với họ, nhất định chúng ta phải làm như vậy.

Giả sử như một vị oan gia quyết lòng trả thù, thì đó là vấn đề “Nhân Quả” của họ, chứ ta không được xen vào, tại vìthật sự là người bệnh đã làm sai trước. Bây giờ bắt buộc người bệnh phải thành tâm sám hối. Người bệnh thành tâmsám hối rồi thì ta mới có thể điều giải được. Chứ không thể nào vì một chúng sanh này mà hại một chúng sanh khác. Nên nhớ đạo Phật chúng ta không có quyền hãm hại một chúng sanh nào dù là oan gia trái chủ, dù là hữu hình hay vô hình. Đó mới là chánh pháp.

Cho nên, xin chư vị nhớ cho, Diệu Âm không bao giờ dùng chưởng lực nào để mà đẩy thần thức hay làm theo phương pháp đó. Mong chư vị đính chính những chỗ này cho rõ ràng!..

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

 

HỘ NIỆM HƯỚNG DẪN – KHAI THỊ (2011)

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –