Hộ Niệm – Hướng Dẫn Khai Thị (Tọa đàm 47)

Share on facebook
Share on twitter

HƯỚNG DẪN – KHAI THỊ

(Tọa Đàm 47)

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Phật dạy: “Bể khổ mênh mông, hồi đầu thị ngạn”. Khi chúng ta hộ niệm, “Hướng Dẫn – Khai Thị” cho bệnh nhân là giúp cho chúng sanh trong cái bể khổ vô biên này có một niệm hồi đầu trở về bến giác.

Nếu tiếp tục đi trong mê lầm, thì đời đời kiếp kiếp tiếp tục hụp lặn trong bể khổ sông mê, không bao giờ thoát nạnđược! Điều giải cho chư vị trong pháp giới, cũng là năn nỉ họ, tỉnh ngộ cho họ biết một niệm hồi đầu để họ thoát nạn…

Hôm nay là ngày đại xá vong nhân, nếu mà chư vị hương linh, cửu huyền thất tổ, chư vị chúng sanh trong pháp giớingộ được cái niệm hồi đầu này, thì cơ duyên này là cơ hội thoát tất cả bể khổ sông mê, thoát tất cả những cảnh đọa lạc mà chính chúng sanh phải chịu qua trong vô lượng kiếp… Không phải là tầm thường!…

Thế nên Cực Lạc nằm chính trong tâm của chúng ta, chứ không phải ở ngoài. Nếu đã đối diện với đọa đày khổ ải màchúng ta không chịu ly ra, không chịu bỏ đi thì dù cho chư Phật mười phương ngày ngày phóng quang muốn cứu độtất cả chúng sanh, nhưng mà vô lượng vô biên chúng sanh vẫn tiếp tục chìm trong cảnh khổ, chìm trong cảnh đọa lạc, không giác ngộ được.

Chính vì vậy khi mà gặp một cơ duyên, nghe được một câu Phật hiệu, biết được Phật pháp, là một dịp cho chúng tatự thức tỉnh. Nên nhớ, chính tâm này là Phật, chính tâm này đúng ra được giải thoát, mà tại vì chính tâm này cứ tiếp tục mê nên phải chịu đọa lạc…

Chúng ta đang ở trong cảnh giới người, có nhiều lý trí, có khổ, có sướng. Nhưng thật ra cái sướng quá vô thường, chóng vánh, hão huyền! Còn cái khổ thì nó hiện hữu bên cạnh chúng ta từ lúc mới chào đời bằng tiếng khóc “Khổ quá!” cho đến cái ngày tàn rụi để chúng ta phải đối diện với cái cảnh khổ giống như những cảnh khổ trong ba đường ác!…

Cho nên một người khôn ngoan, khi gặp được những cơ hội này hãy tỉnh ngộ sớm đi, đừng nên chui đầu vào trong ba đường ác hiểm để chờ một dịp may mắn, một cơ hội tốt… Không có đâu! Vào cảnh khổ thì dễ lắm! Ra được cảnh tam ác đạo khó vô cùng!…

Trong đợt nói về “Hướng Dẫn – Khai Thị” này, có một vị đưa ra câu hỏi như thế này:

– Một người đã tắt hơi rồi, đã chết rồi. Mời ban hộ niệm chúng ta có đi hộ niệm hay không?…

Diệu Âm xin trả lời rằng:

– Muốn đi thì đi. Muốn không thì không… Không ai bắt buộc chúng ta được.

– Tại vì đã tắt hơi rồi, thì nó đã nằm ngoài cái phương pháp hộ niệm rồi, không phải ở trong phương pháp hộ niệm đâu!

– Tại vì hộ niệm là hướng dẫn, là khai thị để cho người bệnh có một niệm giác ngộ… Một khi họ đã tắt hơi rồi làm sao ta có thể giác ngộ họ được?…

Nên nhớ, bây giờ còn sống ta còn có thể suy tư, còn có thể tìm hiểu. Chúng ta có thể đem tâm lý, đem thiện xảo phương tiện ra dẫn dắt, khuyến dụ. Nên nhớ rằng ta đang sống đây nhưng mà thật ra chính ta đang chìm trong biển nghiệp, cái dòng nghiệp lực cuồn cuộn đang quay chúng ta như con vụ. Gặp được câu A-Di-Đà Phật chẳng khác gì một cái phao. Chúng ta đang có thể lực, đang tỉnh táo mà không vội chụp cái phao đó, lại để chờ đến khi tắt hơi rồi, tức là cái nghiệp nó đã dìm chúng ta trong dòng nghiệp lực rồi, lúc đó dù cho có thấy cái phao, tức là câu A-Di-Đà Phật nhưng mà tay chúng ta chưa chắc gì sẽ với tới đâu!…

Khi tắt hơi rồi, cái thần thức chúng ta nó nhẹ như chiếc lá bị cuốn hút trong trận cuồng phong, gọi là “Nghiệp Phong”, không cách nào có thể bám trụ được đâu!…

Chính vì vậy, cái chiếc lá này muốn bám trụ được thì phải bám ngay từ bây giờ, bám thẳng vào cội gốc Bồ-Đề, cội gốc giác ngộ, chính là câu A-Di-Đà Phật. Nếu bây giờ chúng ta bám chặt, thật chặt vào câu A-Di-Đà Phật, vào cái cội nguồn giác ngộ này, thì khi chúng ta buông xả báo thân, cái cuống chúng ta nó đã dính chặt vào trong cái gốc giác ngộrồi, thì trận cuồng phong cũng khó lôi cuốn nó theo nghiệp lực được. Nhờ thế chúng ta niệm một câu A-Di-Đà Phật đi về Tây Phương. Chúng ta không được vô ý thả trôi cái huệ mạng trong trận cuồng phong đó.

Cũng như đang sống đây, đang trôi nổi trong cái bể khổ của nghiệp lực, chúng ta cần phải bám chặt, thật chặt cái phao, phao A-Di-Đà Phật, hay nói rõ hơn là con thuyền bát nhã của A-Di-Đà Phật.

Hôm trước chúng ta nói “Tín-Nguyện-Hạnh” vững vàng là chúng ta đang đứng tại bờ mé của con thuyền bát nhã. Nếu cứ tiếp tục Tín-Nguyện-Hạnh vững vàng thì chúng ta sẽ bước tới, đi gọn vào con thuyền bát nhã. Nếu chúng ta chần chừ, do dự, chao đảo… tức là chúng ta bước lui. Chỉ cần bước lui một bước thôi, nhất định chúng ta bị rớt xuống dòng nghiệp lực sâu thăm thẳm. Ở dưới dòng nghiệp lực đó có thể ta thấy rõ con thuyền bát nhã, nhưng không còn cách nào có thể leo lên được nữa rồi!…

Đi hộ niệm, khai thị cho người bệnh là nhắc nhở cho họ biết tự họ không đủ khả năng mang cái khối nghiệp đi qua bờ giác đâu. Nhưng mà A-Di-Đà Phật đã chuẩn bị cho ta một cái phao, đã chuẩn bị cho ta một con thuyền bát nhã sẵn sàng đưa cả cái khối nghiệp “Năng địch Tu Di” của ta qua bờ giác ngộ.

Như vậy trong cái thân nghiệp báo có đầy cả nghiệp chướng này, nó đang hành hạ chúng ta. Nếu mà chúng ta không bám chặt vào con thuyền bát nhã… thì nhất định bây giờ có tu gì tu, làm cách gì làm, lý luận cách gì lý luận… Nhất định cái khối nghiệp này nó cũng sẽ dìm ta tới tận đáy bùn đen!…

Xin thưa rằng, dù chúng ta ngày ngày tu hành tại đây, nhưng chỉ cần một tâm niệm lơ là cũng đủ cho chúng ta thực hiện một bước sai lầm, gọi là một bước lùi, và chúng ta sẽ rớt xuống đại dương mênh mông không thể nào trở lên được!…

Trở lại cái câu hỏi, là một người đã chết rồi chúng ta có đi hộ niệm hay không?…

Xin thưa thật, lúc còn đang sống này, chúng ta nói lên nói xuống, khuyên tới khuyên lui, vừa chư Hòa Thượng khuyên, vừa chư Phật khuyên, đồng tu khuyên, ngày ngày chúng ta khuyên với nhau như vậy mà không niệm được câu A-Di-Đà Phật, mà không bám trụ vào được câu A-Di-Đà Phật, thì đến lúc tắt hơi rồi, tức là thần thức của chúng ta đã rơi vào cảnh trung ấm, giống như chiếc lá… chiếc lá khô trong cơn gió lốc. Hỏi rằng, ai có thể giúp được chiếc lá đó gắn vào trong cội gốc. Khó khăn chính là ở chỗ này.

Nếu là chư vị đồng tu ngày ngày cố gắng tu hành, lỡ có một chút gì sơ ý, lúc đó chúng ta cũng ráng tận sức để mà khuyên giải. Nhờ cái công phu tu hành, nhờ cái sức huân tu hằng ngày, lúc đó ta mới nhớ lại mà trở về. Chứ như những người hồi giờ không biết tu, hồi giờ không tin câu A-Di-Đà Phật, hồi giờ không biết thế nào là giải thoát!… Lúc đó làm sao mà kéo họ lại, làm sao mà tìm được một cái gốc nào để họ vin vào?…

Chính vì thế mà xin thưa với chư vị, “Khai Thị – Hướng Dẫn”, nói đi nói lại, cũng chính là tạo cho chính chúng ta trong lòng có sự tin tưởng vững vàng. Tại sao cần phải tin tưởng?… Tại vì xin thưa thật với chư vị, dù bây giờ chúng ta cógiác ngộ như thế nào đi nữa, nhưng cái tâm lực của chúng ta cũng không thắng được nghiệp lực mà mình đã tạo ra trong vô lượng kiếp đâu!…

Biết rõ điều này, A-Di-Đà Phật mới phát một lời thề là quyết cứu những người muốn giác mà giác không được, muốn ngộ mà ngộ không xong, muốn thoát mà thoát không nổi!… Người phàm phu chúng ta phải nương vào câu A-Di-Đà Phật, phải nương vào từ lực của Phật để mà thực hành “Tín-Nguyện-Hạnh”, thì nhất định thành công.

Khi chúng ta điều giải chư vị oan gia trái chủ, chúng ta cũng nhắc nhở họ rằng, thật sự các vị đang đối diện với sự đau khổ, sự đọa lạc triền miên trước mặt!… Nếu thật sự chư vị tự tìm con đường giác ngộ thì tìm không ra đâu!… Tại sao vậy?… Tại vì nghiệp lực thật sự nó đang bao vây chư vị…

Như ngày hôm qua chúng ta kể câu chuyện, một người ở trong cảnh giới âm đã tự khai rằng: “Muốn giải thoát không giải thoát được”. Tại vì sao?… Tại vì tình chấp, tại vì khổ sở… Khổ nó bám theo cái khổ, nó lôi cái khổ trở lại, không cho người đang khổ được giải thoát. Vì thế mình mong cầu họ, làm cho họ ngộ ra con đường giải thoát này đi. Trong biển khổ mênh mông này, chỉ cần họ niệm lên một câu A-Di-Đà Phật đi, họ được giải thoát. Tại vì bản gốc của họ, bản gốc của chư vị đó đều là “Phật”, chứ không phải là cái gì khác hết, chỉ vì ngày ngày họ đang đối diện với cảnh khổ, nên cảnh khổ đã bao trùm họ rồi, nó bao kín họ lại đến nỗi họ chỉ thấy “Khổ”, chứ không thấy được rằng chính cái chân tâm của họ là “Phật”, chính cái chân tâm của họ trước sau vẫn là “Giải Thoát”.

Cho nên chúng ta nhắc nhở mạnh đến chỗ này, mong cho họ hiểu được để chỉ cần có một niệm hồi đầu là họ giác ngộ. Họ giác ngộ rồi, thì có phải tự họ được siêu thoát hay không?… Không!… Họ giác ngộ niệm Phật thì được cảm ứngđến A-Di-Đà Phật, Ngài sẵn sàng phóng quang, gọi là hằng phóng quang minh, ở sát bên cạnh họ, cứu ngay một người đang bị đọa lạc trở về cảnh giới Tây Phương. Khi trở về cảnh giới Tây Phương thì ngày ngày A-Di-Đà Phật phóng quang gia trì, ngày ngày chư đại Bồ-Tát phóng quang khai thị, ngày ngày chúng ta đều được hấp thụ pháp lành của chư vị đại Bồ-Tát…

Ở trên cõi Tây Phương cảnh khổ không có, thì nhất định tất cả chúng ta ai ai cũng sẽ được giải thoát hết… Người dương cũng được siêu thoát, người âm cũng được siêu thoát chính là nhờ con thuyền bát nhã của A-Di-Đà Phật vậy.

Nguyện mong tất cả chư vị, người âm cũng như dương hãy quyết lòng niệm A-Di-Đà Phật để trong cơ hội này chúng ta đều được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, thành đạo Vô Thượng…

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Hộ Niệm – Hướng Dẫn Khai Thị (Lời ban ấn tống)

Hộ Niệm – Hướng Dẫn Khai Thị (Tọa đàm 01)

Hộ Niệm – Hướng Dẫn Khai Thị (Tọa đàm 02)

Hộ Niệm – Hướng Dẫn Khai Thị (Tọa đàm 03)

Hộ Niệm – Hướng Dẫn Khai Thị (Tọa đàm 04)

Hộ Niệm – Hướng Dẫn Khai Thị (Tọa đàm 05)

Hộ Niệm – Hướng Dẫn Khai Thị (Tọa đàm 06)

Hộ Niệm – Hướng Dẫn Khai Thị (Tọa đàm 07)

Hộ Niệm – Hướng Dẫn Khai Thị (Tọa đàm 08)

Hộ Niệm – Hướng Dẫn Khai Thị (Tọa đàm 09)

Hộ Niệm – Hướng Dẫn Khai Thị (Tọa đàm 10)

Hộ Niệm – Hướng Dẫn Khai Thị (Tọa đàm 11)

Hộ Niệm – Hướng Dẫn Khai Thị (Tọa đàm 12)

Hộ Niệm – Hướng Dẫn Khai Thị (Tọa đàm 13)

Hộ Niệm – Hướng Dẫn Khai Thị (Tọa đàm 14)

Hộ Niệm – Hướng Dẫn Khai Thị (Tọa đàm 15)

Hộ Niệm – Hướng Dẫn Khai Thị (Tọa đàm 16)

Hộ Niệm – Hướng Dẫn Khai Thị (Tọa đàm 17)

Hộ Niệm – Hướng Dẫn Khai Thị (Tọa đàm 18)

Hộ Niệm – Hướng Dẫn Khai Thị (Tọa đàm 19)

Hộ Niệm – Hướng Dẫn Khai Thị (Tọa đàm 20)

Hộ Niệm – Hướng Dẫn Khai Thị (Tọa đàm 21)

Hộ Niệm – Hướng Dẫn Khai Thị (Tọa đàm 22)

Hộ Niệm – Hướng Dẫn Khai Thị (Tọa đàm 23)

Hộ Niệm – Hướng Dẫn Khai Thị (Tọa đàm 24)

Hộ Niệm – Hướng Dẫn Khai Thị (Tọa đàm 26)

Hộ Niệm – Hướng Dẫn Khai Thị (Tọa đàm 27)

Hộ Niệm – Hướng Dẫn Khai Thị (Tọa đàm 28)

Hộ Niệm – Hướng Dẫn Khai Thị (Tọa đàm 29)

Hộ Niệm – Hướng Dẫn Khai Thị (Tọa đàm 30)

Hộ Niệm – Hướng Dẫn Khai Thị (Tọa đàm 31)

Hộ Niệm – Hướng Dẫn Khai Thị (Tọa đàm 32)

Hộ Niệm – Hướng Dẫn Khai Thị (Tọa đàm 33)

Hộ Niệm – Hướng Dẫn Khai Thị (Tọa đàm 34)

Hộ Niệm – Hướng Dẫn Khai Thị (Tọa đàm 35)

Hộ Niệm – Hướng Dẫn Khai Thị (Tọa đàm 36)

Hộ Niệm – Hướng Dẫn Khai Thị (Tọa đàm 37)

Hộ Niệm – Hướng Dẫn Khai Thị (Tọa đàm 38)

Hộ Niệm – Hướng Dẫn Khai Thị (Tọa đàm 39)

Hộ Niệm – Hướng Dẫn Khai Thị (Tọa đàm 40)

Hộ Niệm – Hướng Dẫn Khai Thị (Tọa đàm 41)

Hộ Niệm – Hướng Dẫn Khai Thị (Tọa đàm 42)

Hộ Niệm – Hướng Dẫn Khai Thị (Tọa đàm 43)

Hộ Niệm – Hướng Dẫn Khai Thị (Tọa đàm 44)

HỘ NIỆM HƯỚNG DẪN – KHAI THỊ (2011)

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –