Hành Theo Ấn Tổ – Cư Sĩ Diệu Âm (Tọa Đàm 41)

Share on facebook
Share on twitter

HÀNH THEO ẤN TỔ

(Tọa Đàm 41)

 

Nam Mô A-Di-Đà Phật

Ngày hôm qua chúng ta nói về lời khai thị của đại sư Ấn-Quang đã kéo chúng ta trở lại với chính mình, có nghĩa là đừng để mình đi lạc đường. Hôm nay chúng ta nói thêm vào điểm này.

Nội dung của lời khai thị ngắn ngủi, từ đầu chí cuối thật sự là để nhắc nhở rằng, chúng ta đã sinh ra trong thời mạt pháp này, dù đang niệm Phật nhưng nên biết căn tánh của mình yếu lắm. Tất cả những lời dạy của Ngài nhắm tới cứu giúp những người phàm phu tội chướng sâu nặng thực hiện để một đời được vãng-sanh về Tây-Phương Cực-Lạc. Cái điểm hay là nội dung nói về người phàm phu thì rất hợp với đại chúng trong thời này, mà còn hay hơn nữa là người phàm phu đó sau cùng người nào cũng được vãngsanh về Tây-Phương Cực-Lạc. Ngài xác định như vậy. Đây là điểm rất quan trọng, mà chúng ta cần thấy rõ.

Pháp môn niệm Phật, chư Phật, chư Tổ đều nói: “Tam căn phổ bị phàm thánh tề thâu”“Tam căn phổ bị” là thượng căn, trung căn và hạ căn đều được gia bị của A-Di-Đà Phật để vãng-sanh về Tây-

Phương. “Phàm thánh tề thâu” là phàm phu như chúng ta và thánh nhân như các vị A-la-hán, đều được bình đẳng thâu nhiếp bởi câu A-Di-Đà Phật này để về Tây-Phương thành Phật. Trong kinh VôLượng-Thọ đức Thế-Tôn nói, câu Phật hiệu A-Di-Đà nhiếp thọ trên từ Đẳng-Giác Bồ-Tát, dưới cho đến chúng sanh trong địa ngục ATỳ đi về trên Tây-Phương một đời thành đạo. Thế mới biết cái năng lực của câu A-Di-Đà Phật thật bất khả tư nghì.

Như vậy chúng ta thật sự đang ở trong quang minh phổ chiếu gia bị bình đẳng của A-Di-Đà Phật. Nhưng muốn được gia bị, chúng ta phải biết trở về với chính thân phận của mình, đừng sơ ý vượt ra ngoài cái thực trạng của chính mình. Đây là một điều vô cùng quan trọng. Ấn Tổ nói: “Ngoài việc niệm Phật, đừng dấy khởi lên một niệm nào khác”. Lời này hàm nghĩa gì? Thường thường trong thời này chúng sanh vọng niệm nhiều lắm, vọng tưởng mạnh lắm. Chính vì những thứ vọng này đã xui khiến nhiều người đi lạc xa vị trí thực sự của chính họ!…

“Tam căn phổ bị, phàm thánh tề thâu”. Pháp môn rộng độ ba căn, trên dưới bình đẳng độ thoát, đã được chư Tổ ví như con kiến bị kẹt trong bộng tre tăm tối, muốn sớm thoát cảnh tối tăm tiếp nhận ánh sáng thì hãy đục ngang, đừng đục dọc. Một con kiến đang nằm dưới gốc đừng mơ mộng lên tới đọt cao rồi mới đục ra. Hãy mau đục ngang. Tổ Ấn-Quang dạy chúng ta hãy từ vị trí này đi thẳng về Tây-Phương để một đời thành đạo, đừng mong cầu lên đến vị trí cao rồi mới tính chuyện giải thoát mà bị kẹt mãi trong cảnh sanh tử luân hồi này.

Pháp môn niệm Phật cầu vãng-sanh là pháp môn đi ngang, chứ không phải đi dọc. Nhiều người chưa hiểu giá trị cao quí của sự vãng-sanh, nên thường khởi ý niệm muốn ở đây tu hành cho thành đạt một cái gì đó. Đối với người phàm phu, phải chăng đây chính là vọng tưởng! Chạy theo vọng tưởng nên đã bỏ mất sự gia trì của A-Di-Đà Phật, tự mình tách rời quỹ đạo độ sanh của Phật mà tiếp tục chịu nạn trong cảnh tử tử sanh sanh.

Vọng tưởng là những suy nghĩ lộn xộn, sai lầm. Niệm Phật mà còn sợ bệnh, thì sợ bệnh chính là vọng tưởng. Phật dạy: “Khi nghĩ đến thân thể thì đừng cầu cái thân này không có bệnh”. Nếu biết nghe theo lời Phật dạy, thì chúng ta an nhiên tự tại trước bệnh khổ. Người phàm phu thì bệnh khổ rề rề. Một người phàm phu nghiệp chướng nặng nề, thì bệnh căn nó nấp sẵn trong thân này chứ không đâu xa cả, chỉ chờ một dịp nào đó nó bung ra. Một người chắc chắn có nghiệp khổ, mà còn lo sợ về nghiệp khổ nữa, thì bị đến hai tầng nghiệp khổ, nhất định sẽ bị nghiệp khổ này hành hạ, nó trói mình lại, không thể vượt qua ba cõi được đâu. Đừng để tâm mình vướng vào bệnh khổ thì tự nhiên thoát ly bệnh khổ vậy.

Một người thường suy nghĩ tìm cách làm sao cho tâm mình thanh tịnh, thì họ bị vướng vào hai chữ “Thanh-Tịnh”. Đây chính là một loại “Vọng-Tưởng” của người phàm phu. Ngài Ấn-Quang dạy chúng ta niệm Phật cầu vãng-sanh, chứ không dạy chúng ta làm cách nào cho tâm thanh tịnh. Niệm Phật không cầu thanh tịnh thì tâm mới được thanh tịnh. Tại vì sao? Nếu có hai người phàm phu, một người thì không cần cầu tâm thanh tịnh, một người khác thì cứ cầu cho tâm thanh tịnh, người phàm phu ngày ngày cầu cho tâm thanh tịnh bị vọng động hơn người không cầu. Hãy suy nghĩ kỹ về điều này.

Nên nhớ, cầu tâm thanh tịnh là cầu tăng lên một cảnh giới khác. Thực ra có được sự tăng trưởng này là do ở không cầu, chứ không phải ở chỗ cầu mong. Cầu mong chứng đắc là vọng cầu. Đối với pháp môn niệm Phật, thì ba căn thượng, trung, hạ đều được rộng độ. Đã được rộng độ rồi, thì phàm phu vẫn được vãngsanh về Tây-Phương Cực-Lạc, đâu cần phải chứng đắc lên cao rồi mới tính chuyện vãng-sanh. Vì thế, ngài Ấn-Quang dạy: “Chí thành chí kính là cái đạo nhiệm mầu giúp ta thành tựu đạo nghiệp”, chứ

Ngài đâu có dạy niệm Phật cho đến “Nhất-Tâm Bất-Loạn” mới là nhiệm mầu, niệm Phật cho đến khi tâm thanh tịnh mới là nhiệm mầu. Do đó, lo cầu cho tâm thanh tịnh là một vọng tưởng của người phàm phu.

Một người tự xưng mình là Bồ-Tát, tự xưng mình đã chứng đắc gì đó là đại vọng ngữ!… Đại vọng tưởng sinh ra đại vọng ngữ. Đã đại vọng rồi thì dù anh có thông minh cho mấy, nhất định cũng khó tránh khỏi ách nạn. Ấn Tổ nói, nhiều người cứ ỷ mình tài giỏi, khoe chứng này chứng nọ, không chịu khiêm cung lão thật niệm Phật, đến sau cùng trước khi xả bỏ báo thân thì chân tay giãy dụa, tâm trí thì hoảng kinh, miệng thì kêu cha réo mẹ, để sau cùng nằm cứng đơ, đi theo nghiệp thọ báo. Những danh từ Ngài nói rất đơn giản dễ hình dung ra ách nạn. Những người phàm phu như chúng ta, nếu sơ ý hiếu kỳ, đam mê chứng đắc, khởi lên vọng tưởng nhiều quá, cái vọng tưởng càng ngày càng tăng trưởng, đến một lúc nào đó không kềm chế được nữa, thì chắc rằng bị nạn!…

Nên hiểu thấu rằng trạng thái vọng động của người phàm phu như chúng ta thường xảy ra lắm. Biết được vậy thì bắt đầu từ nay hãy lo giựt mình chỉnh đốn lại. Không cầu, không mơ, không tưởng, không ước, không nguyện lung tung nữa. Cứ lo ăn ở hiền lành, buông xả cho nhiều, không được thị phi, chấp trước, cứ thành tâm niệm Phật cầu khi hết báo thân vãng-sanh về miền Cực-

Lạc là đủ rồi…

Cách đây mấy năm có một vị niệm Phật tự xưng là được tâm thanh tịnh rồi, được chứng đắc rồi, được A-Di-Đà Phật thọ ký rồi, và ngày nào cũng được A-Di-Đà Phật hiện ra cho thấy… Vị này tu khá tinh tấn, có lập chương trình tinh tấn niệm Phật và nêu ra thời hạn khá rõ ràng: Niệm mười ngày thì ngửi được mùi hương, niệm bốn tuần thì thấy được ánh sáng, niệm hai tháng thì nghe được âm thanh niệm Phật, niệm ba năm thì nhất định được “Nhất-Tâm BấtLoạn”, v.v… Vị đó cũng đã biết trước ngày giờ vãng-sanh và mạnh dạn tuyên bố khắp nơi. Nhưng kết quả thì không đúng như vậy, mà sau đó thì chướng nạn trùng trùng!…

Xin thưa với chư vị, nếu là người đã thực chứng thì không bao giờ đi khoe ra ngoài. Nếu đã khoe ra ngoài thì sự chứng đắc đó coi chừng chỉ là vọng tưởng!… Chắc cũng do thiện căn phước đức trong nhiều đời nhiều kiếp ứng hiện, có người vừa mới gặp câu ADi-Đà Phật liền phát tâm tu hành rất mạnh mẽ. Phát tâm mạnh thì có thể dễ cảm ứng mạnh. Nhưng vừa mới thấy được một vài điều gì lạ lạ thì liền nghĩ rằng mình đã chứng đắc rồi. Thật quá vội vã!… Thực ra nhiều khi những hiện tượng xảy ra đó chỉ là những thứ ảo ảnh hão huyền sinh ra từ cái tâm quá vọng động mà không hay!…

Phật dạy “Nhất thiết duy tâm tạo”, tất cả đều do tâm tạo ra. “Nhất thiết pháp tùng tâm tưởng sanh”, tất cả vạn sự vạn pháp trên đời này nương theo cái tâm mình mà ứng hiện ra. Một người nghĩ rằng mình là một vị công chúa trên cõi thiên đình, nếu thường nghĩ như vậy tự nhiên sẽ có những giấc mơ rất đẹp, thấy kiếp trước mình đúng là một vị công chúa trên thiên cung. Một người cứ nghĩ mình đã chứng đắc thì cảnh “Chứng đắc” ứng hiện, nhưng thực ra đó chỉ là huyễn tưởng!…

“Nhất thiết pháp tùng tâm tưởng sanh”. Ví dụ, nếu chúng ta nhắm mắt tưởng nhớ đến một người nào, hình ảnh người đó liền hiện ra trước mắt. Chúng ta nghĩ đến một vật gì, cứ nghĩ đến thử coi, đôi khi khoảng chừng vài phút thôi vật đó từ từ xuất hiện ra cho ta thấy… Đó chính là những cảnh giới từ trong tâm ứng hiện ra chứ không phải thực. Biết được như vậy rồi thì chúng ta hãy chỉnh đốn lại, chỉnh sửa bệnh tưởng, chỉnh sửa bệnh vọng.

Chư Tổ thường nói, trong thời mạt pháp này tu theo pháp môn niệm Phật là an toàn nhất. Nhưng nên nhớ, niệm Phật có bốn pháp:

  • Thật-Tướng Niệm Phật.
  • Quán-Tưởng Niệm Phật.
  • Quán-Tượng Niệm Phật
  • Và Trì-Danh Niệm Phật

Chư Tổ khuyên chúng ta trong thời này, chỉ được dùng hai pháp thôi, một là Quán-Tượng Niệm Phật, hai là Trì-Danh Niệm Phật mà thôi. Các Ngài khuyên không dùng đến pháp Quán-Tưởng và Thật-Tướng. Tại vì sao? Tại vì căn tánh hạ liệt, không đủ khả năng thực hiện các pháp cao quá. Thật-Tướng Niệm Phật chỉ dành cho hàng thượng căn, trí huệ đã khai mở, niệm thằng Chơn-Tâm. Người dùng pháp quán tưởng để niệm Phật mà tâm còn vọng động, tâm chưa được thanh tịnh thì sự quán tưởng này thường là vọng tưởng, tạo duyên thuận lợi cho những cảnh giới huyễn vọng hiện ra. Cảnh vọng ứng hiện, nhưng vì trí huệ chưa khai nên không đủ khả năng phân biệt đâu là chánh đâu là tà, đâu là thật đâu là giả!… Vướng nạn vì lý do này.

Trong kinh Vô-Lượng-Thọ, kinh A-Di-Đà, là kinh Phật dạy cho chúng sanh thời mạt pháp hãy niệm câu A-Di-Đà Phật. Nghĩa là Ngài khuyên chúng ta nên dùng pháp Trì-Danh Niệm Phật, đây là pháp dễ dàng nhất và cũng là vi diệu nhất. Chỉ cần Trì-Danh, không cần Quán-Tưởng, cũng sanh Thật-Tướng. Một phương pháp Trì-Danh Niệm-Phật đã có đầy đủ cả Quán-Tưởng và ThậtTướng rồi. Ngài Ấn-Quang nói, từ sáng đến tối, từ tối đến sáng, hãy dùng miệng niệm câu A-Di-Đà Phật không gián đoạn, chứ Ngài không khuyên dùng tư tưởng niệm Phật, dùng tâm thức gì đó niệm Phật. Ngài không khuyên làm chuyện xa vời.

Như vậy thì vãng-sanh về Tây-Phương Cực-Lạc không khó, chỉ khó là tâm ta có chân thành không? Ngài Ấn Quang dạy: “Ăn ở hiền lành, kính trên hòa dưới, nhẫn nhục…”, toàn là những chuyện bình thường, không cao xa. Người làm được vậy thì tạo nhiều phước báu, tự giải nhiều ách nạn. Tới Niệm Phật Đường, tới Đạo Tràng tu tập thì dùng Lục-Hòa-Kính mà kết hợp với đại chúng.

“Thay người làm những việc khó khăn”, đó là tạo phước. Nghĩa là hãy đổ chút ít mồ hôi ra để chăm sóc vườn hoa, thì độc tố theo mồ hôi thoát ra ngoài, nghĩa là mình không bị bệnh. Tổ luôn luôn dạy chúng ta giữ phận khiêm cung. Người khiêm cung thì rất hợp với lời của Ấn Tổ dạy: “Thay người làm những việc khó nhọc, thấy người làm tốt hỗ trợ cho họ, giúp cho họ, để họ thành toàn công việc tốt đẹp…”. Rồi còn gì nữa: “Việc nhà mình mình làm, đừng làm việc nhà của người khác, thấy mình lúc nào cũng thấp kém, thường có cái tâm hổ thẹn…”. Cứ đơn giản làm những việc bình thường này, chư vị niệm Phật nhất định được vãng-sanh về TâyPhương Cực-Lạc.

Trong chuyện hộ-niệm, có lần Diệu-Âm gặp một người bị ung thư sắp chết. Người này niệm Phật cũng khá lâu, nghe pháp cũng nhiều. Diệu-Âm hỏi:

  • Chị còn thắc mắc gì muốn nói không?
  • Tại sao đến bây giờ tâm tôi cũng chưa được thanh tịnh?…  Diệu-Âm nói:
  • Nếu tâm chị đã được thanh tịnh thì tôi phải quỳ xuống lạy chị rồi, chứ đâu dám đứng đây hộ-niệm, vì chị là Phật rồi chứ đâu còn là người bình thường nữa. Nhưng thực tế chị đã bị bệnh sắp chết rồi mà còn nghĩ tới chuyện thanh tịnh hay không thanh tịnh trong lúc này để làm chi!?… 

Người sắp chết không chịu thành tâm niệm Phật cầu gia trì tiếp độ vãng-sanh, lại mơ tưởng điều cao kỳ!… Đây chính là vọng tưởng.

Rõ ràng con đường vãng-sanh về Tây-Phương Cực-Lạc chính là ở cái tâm chân thành, chí thành, chí kính, khiêm cung niệm Phật cầu vãng-sanh. Thành tâm niệm Phật thì dù nghiệp chướng có lớn cũng không thể che lấp con đường đi về Tây-Phương thành đạo.

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

– Hành Theo Ấn Tổ (Lời Trần Bạch)
– Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 01)
– Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 02)
– Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 03)
– Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 04)
– Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 05)
– Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 06)
– Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 07)
– Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 08)
– Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 09)
– Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 10)
– Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 11)
– Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 12)
– Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 13)
– Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 14)
– Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 15)
– Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 16)
– Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 17)
– Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 18)
– Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 19)
– Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 20)
– Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 21)
– Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 22)
– Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 23)
– Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 24)
– Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 25)
– Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 26)
– Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 27)
– Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 28)
– Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 29)
– Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 30)
– Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 31)
– Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 32)
– Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 33)
– Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 33)
– Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 34)
– Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 35)
– Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 36)
– Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 37)
– Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 38)
– Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 39)
– Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 40)
– Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 41)
– Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 42)
– Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 43)
– Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 44)
– Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 45)
– Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 46)
– Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 47)
– Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 48)

HÀNH THEO ẤN TỔ (2013)

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –