HÀNH THEO ẤN TỔ
(Tọa Đàm 24)
Nam Mô A-Di-Đà Phật.
Tổ Sư Ấn-Quang trước khi xuất gia Ngài là một nhà Nho. Ngài học theo thuyết Hàn-Dũ và Âu-Dương-Tu, chống đối Phật pháp. Sau khi ngã một cơn bệnh thập tử nhất sanh, Ngài giật mình tỉnh ngộ, thấy tội lỗi của mình quá lớn nên phát tâm sám hối và đi xuất gia, tu hành niệm Phật và được tôn xưng thành Tổ thứ 13 trong Tịnh-Độ Tông Trung-Hoa. Quy tắc tu học của Ngài có những điều như: “Bất luận là người tại gia hay xuất gia cần phải trên kính dưới hòa… Cần phải nghĩ đến điều lỗi của mình, đừng nên bàn đến điều sai trái của người… Đi đứng nằm ngồi suốt thời nên cố gắng giữ câu A-Di-Đà Phật, đừng nên khởi một vọng niệm… Thường có tâm hổ thẹn và tâm sám hối, luôn luôn cho mình công phu hãy còn nông cạn, chớ nên tự kiêu căng…”. Lời khai thị của Ngài rất gần gũi với đại chúng. Ngài nói cứ tu như vậy thì sau cùng sẽ được vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc.
Trong thời nhà Đường, cùng thời với Tổ thứ sáu của ThiềnTông Huệ-Năng, có một vị thiền sư hiệu là Huyền-Giác người làng Vĩnh-Gia. Ngài trước tác “Vĩnh-Gia Tập” rất nổi tiếng, nên người đời thường gọi Ngài là Vĩnh-Gia thiền sư. Ngài đến Tào-Khê tiếp xúc với Tổ Huệ-Năng một đêm thì sáng ra ngộ đạo. Khi đã khai ngộ tất cả nguồn thiền cơ rồi, Ngài mới nói một câu như vầy:
Mộng lý minh minh hữu lục thú.
Giác hậu không không vô đại thiên.
Câu này hay lắm! “Mộng lý minh minh hữu lục thú”, nghĩa là lúc còn ở trong mộng thì mê-mê hồ-hồ thấy có sáu đường sanh tử luân hồi. Minh-minh ở đây không phải là sáng sủa mà nghĩa là u-u mê-mê. “Giác hậu” là sau khi giác ngộ. Tiếp xúc với Lục Tổ chỉ có một đêm, sáng ra tỉnh dậy Ngài giác ngộ luôn. Giác ngộ rồi ngài mới thấy: “Không không vô đại thiên”, nghĩa là vũ trụ bao la, trời đất đều không còn gì cả.
- Lời của ngài Vĩnh-Gia cao vút trên trời mây. Lời của Tổ ẤnQuang giản dị mộc mạt sát bên cạnh phàm phu chúng ta.
- Lời của Vĩnh-Gia thiền sư là nói về cái lý đạo nhiệm mầu. Lời của Ấn-Quang đại sư là nói về cái sự đạo cụ thể.
- Lời của ngài Vĩnh-Gia thiền sư là nói cái lý tự tánh cao siêu. Lời khai thị của ngài Ấn-Quang là nói đến sự tu hành vững chắc để thành đạo.
- Lời của ngài Vĩnh-Gia là nói cho hàng thượng căn thượng trí tiếp nhận. Lời của ngài Ấn-Quang là dành cho hàng phàm phu tục tử theo đó mà tu. Ngài nói nếu quả tu được như vậy thì sẽ được vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc.
Hai lời này giảng nghĩa về ngôn ngữ thì rõ ràng khác nhau, một bên nói về lý, một bên nói về sự. Nhưng khi đi tới thành tựu cuối cùng thì gặp nhau một chỗ. Người thượng trí tỏ ngộ nguồn cơ, thấy được: “Không không vô đại thiên”, cảnh giới của vạn pháp giai không. Thấy được tất cả vạn sự đều không rồi, tức là ngộ đạo. Còn ngài Ấn-Quang dạy chúng ta cứ theo mẫu mực như vậy mà tu đi, quyết lòng giữ giới mà tu, khiêm nhường mà tu, niệm một câu ADi-Đà Phật thì sau cùng vãng sanh về Tây-Phương. Vãng sanh về Tây-Phương thì một đời thành đạo. Rõ ràng, lý và sự gặp nhau ở một chỗ. “Lý sự viên dung viên thành phật đạo”. Hay vô cùng!…
Còn người phàm phu như chúng ta trong thời này mà ưa lý luận hão huyền, không chịu xét suy về căn tánh của mình, tu tập mà không hợp cơ thường thường đi đến kết quả sai lầm!… Ví dụ, giả sử như chúng ta đến gặp ngài Ấn-Quang mà nói câu: “Mộng lý minh minh hữu lục thú. Giác hậu không không vô đại thiên”, thì chắc rằng bị Ấn Tổ nặng lời quở trách liền: “Nhà ngươi vọng tưởng!… Nhà ngươi học câu này ở đâu? Liệu có làm được hay không mà đến nói với ta?”. Tại sao vậy? Vì câu này chỉ dành cho bậc thượng căn thượng trí nói, hàng phàm phu mà háo hức ứng dụng đến nhất định sẽ bị sai lệch!…
Thành ra, khế-lý là câu của ngài Vĩnh-Gia, khế-cơ chính là lời khai thị của ngài Ấn-Quang đại sư. Ấn Tổ nói, thuyết kinh giảng đạo điều cần yếu là phải xứng hợp với căn cơ, nếu không xứng hợp với căn cơ thì không những không độ được chúng sanh, mà còn tạo thêm duyên vọng tưởng. Nên nhớ, Lý hay Sự đều quy về một mối, nhưng chúng ta phải tự xét lấy căn tánh của chính mình mới được. Có lần có một vị tới xin gặp Ấn Tổ, Ngài trợn con mắt lên nói:
- Nhà ngươi tới đây làm chi?
- Cho con xin hỏi một lý đạo.
- Ta có lý đạo gì mà hỏi?… Ta bảo nhà ngươi một câu A-Di-Đà Phật thành tâm mà niệm, lão-lão thật-thật mà niệm, nhưng nhà ngươi không chịu niệm, lại tới đây hỏi lý đạo gì!…
Đây là Ngài nhắc tới vấn đề tu hành cần phải khế-cơ của chúng sanh, đừng chạy theo lý đạo mà dễ sai lầm. Trong ngũ giới có tội vọng-ngữ. Vọng-ngữ là do vọng-tưởng mà sinh ra. Vọng-ngữ đối với những người phàm phu chính là bản chất còn mê muội mà cứ tự cho mình là thông minh trí huệ. Những người này thường thường vướng phải tội: “Không chứng mà nói chứng, không đắc mà nói đắc!”. Tâm trí chưa khai mở mà ưa nói những lý đạo trên mây, đây gọi là đại vọng ngữ!… Trong Kinh Lăng-Nghiêm Phật nói, không chứng mà nói chứng, không đắc mà nói đắc là tội đại vọng ngữ, tội này chiêu cảm đến địa ngục A-tỳ. Dễ sợ lắm!…
Một người thật sự trí huệ đã khai mở như ngài Vĩnh-Gia, chỉ cần tiếp xúc với lục tổ một đêm thì tỏ ngộ nguồn cơ, Ngài nói ra câu đó được. Còn phàm phu đời này mà học đòi nói theo kiểu ngài
Vĩnh-Gia thì đúng là vọng ngữ. Đối với người phàm phu như chúng ta vọng ngữ có thể biến ra dưới những dạng:
Một là nói dối (Vọng-Ngôn);
Hai là nói lời thêu dệt (Ỷ-Ngữ);
Ba là nói lời đâm thọc (Lưỡng-Thiệt);
Bốn là nói lời thô lỗ thiếu khiêm nhường (Ác-Khẩu).
Vọng ngữ đối với hàng phàm phu chúng ta rơi vào bốn cái dạng này, thành ra tội vọng ngữ trong ngũ giới chuyển qua thập giới thì thành: Vọng-ngôn, ỷ-ngữ, lưỡng-thiệt và ác-khẩu.
Tu hành chúng ta hãy thành tâm nghe lời khai thị của Ấn Tổ mới tốt. Càng nghe tự nhiên chúng ta càng có hướng sửa đổi một cách cụ thể, tránh được điều sai trái.
Nhân-Quả là điều đáng sợ. Đã tu hành, chúng ta phải biết sợ nhân-quả. Làm một việc gì, nói một lời gì đều phải nghĩ đến ảnh hưởng của nó. Có người đùa giỡn mà thiếu cẩn thận cũng dễ tạo nghiệp, gây ra những cơ cảnh không tốt. Ví dụ như lời đùa giỡn dưới đây:
- Chồng chị bây giờ đâu rồi?
- Ảnh đang về Việt-Nam thăm gia đình.
- Coi chừng ông về lấy vợ bé đấy nhé…
Đối vời người biết tu hành, thì lời này thật sự là điều bất cẩn!… Bất cẩn vô cùng!… Một lời nói dù chỉ để đùa vui trong phút chốc, nhưng liên quan đến tư tưởng tà dâm, cấy vào trong tâm tưởng người vợ một sự hồ nghi. Một nghi thì mười ngờ. Đã nghi ngờ rồi thì thường hạnh phúc gia đình của họ từ đó mà sứt mẻ, nhiều khi đi đến chỗ tan vỡ mà không hay!…
Cổ đức nói: “Vô ích ngữ ngôn hựu khai khẩu”. Người biết tu hành phải cẩn thận lời nói, xét rằng một lời nói không ích lợi gì thì xin đừng nói ra. Sống giữa trần đời xô bồ náo nhiệt, người thế gian buông lung khẩu nghiệp, ít ai nghĩ tới nghiệp nhân quả báo của lời nói cũng là điều đáng chê trách rồi!… Còn người đã biết tu hành rồi mà nói năng không cẩn thận thì thật là đáng trách hơn nữa!…
Nói năng không gìn giữ được là do ý tưởng không thanh tịnh. Ý tưởng không thanh tịnh thì thể hiện ra hình tướng không trang nghiêm. Khẩu nghiệp, thân nghiệp, ý nghiệp liên kết nhau, tuy ba mà một. Người phàm phu như chúng ta thường mê mờ tạo ra quá nhiều nghiệp chướng, Ấn Tổ thấy trước vấn đề này, nên lúc nào Ngài cũng nghiêm khắc nhắc nhở gìn giữ về thân, khẩu, ý. Gìn giữ khẩu nghiệp thì đừng nói lỗi người. Gìn giữ thân nghiệp thì chỉ chăm sóc việc nhà mình, đừng dính vào việc nhà người. Gìn giữ ý nghiệp thì lúc tịnh tọa thường nghĩ tới điều sai của mình, lúc nhàn đàm đừng luận bàn tới điều sai trái của người.
Không nghĩ tới điều sai trái của người khác thì nhất định mình không nói chuyện sai trái của người khác. Không nói chuyện sai trái của người khác, thì sự sai trái đó đâu có ảnh hưởng tới mình. Hãy tỏ ra vô sự trước chuyện thế gian, thì chính ta mới giữ được tâm thanh tịnh, mọi vấn đề khó khăn chung quanh tự nó đều có cách giải quyết tốt đẹp.
Tổ Sư dạy những điểm hết sức căn bản, chỉ vì chúng ta không chịu y giáo tu hành, cứ để thân-khẩu-ý buông lung, tạo ra nhiều nghiệp chướng để sau cùng chịu nạn… Xin chư vị đọc lại lời Phật dạy trên bảng kia:
Khéo giữ khẩu nghiệp không nói lỗi người. khéo giữ thân nghiệp không phạm oai nghi.
Khéo giữ ý nghiệp thanh tịnh không nhiễm.
Lời Tổ và lời Phật dạy không khác nhau. Đặc biệt trong kinh Vô-Lượng-Thọ Phật đưa khẩu nghiệp lên hàng đầu, với ý nghĩa rất sâu, nhắc nhở chúng ta phải gìn giữ khẩu nghiệp, cố gắng giảm bớt lời nói thì mới giải được ách nạn trong thời mạt pháp này.
Nói chung, lời Ấn Tổ dạy rất hợp căn cơ. Nhờ sự khai thị khếcơ này mà Diệu-Âm nghĩ rằng tất cả chúng ta ai cũng có khả năng làm được. Làm được như vậy, thì Ngài nói, chư vị sẽ được vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc. Vãng-sanh về Tây-Phương CựcLạc thì đương nhiên thành đạo. Thành đạo tức là trở về Chân-Tâm Tự-Tánh, lúc đó chúng ta mới thực sự thấy thế nào là: “Giác hậu không không vô đại thiên”. Vô hình chung, câu nói của ngài VĩnhGia và lời dạy hết sức cụ thể của Ấn Tổ đã hợp nhau tại điểm cuối. Rõ ràng trong lý có sự, trong sự có lý. “Lý-Sự viên dung, viên thành Phật đạo” vậy.
Mong chư vị quyết lòng gìn giữ thân khẩu ý thanh tịnh. Quyết tâm niệm Phật cầu sanh Tịnh-Độ.
Nam Mô A-Di-Đà Phật.
- – Hành Theo Ấn Tổ (Lời Trần Bạch)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 01)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 02)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 03)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 04)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 05)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 06)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 07)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 08)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 09)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 10)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 11)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 12)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 13)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 14)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 15)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 16)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 17)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 18)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 19)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 20)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 21)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 22)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 23)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 24)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 25)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 26)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 27)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 28)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 29)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 30)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 31)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 32)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 33)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 33)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 34)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 35)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 36)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 37)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 38)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 39)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 40)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 41)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 42)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 43)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 44)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 45)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 46)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 47)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 48)