Hành Theo Ấn Tổ – Cư Sĩ Diệu Âm (Tọa Đàm 46)

Share on facebook
Share on twitter

HÀNH THEO ẤN TỔ

(Tọa Đàm 46)

 

Nam mô A-Di-Đà Phật.

Hồi chiều chúng ta bàn về lời khai thị của Ấn Tổ bao gồm cả lục độ vạn hạnh. Đêm nay chúng ta nói về “Tam-Học” là Giới-ĐịnhHuệ, thì có thể chúng ta cũng sẽ thấy hình như lời Tổ cũng bao gồm đến tam-học luôn. Tại vì sao? Vì với pháp môn niệm Phật thì Giới-Định-Huệ chính là Tín-Nguyện-Hạnh.

Tín tâm là cái giới quan trọng nhất của pháp môn niệm Phật. Người tu theo pháp niệm Phật mà lòng tin yếu ớt có thể gọi là người phá giới trong pháp môn niệm Phật. Tất cả sự thành tựu trong pháp môn niệm Phật đều khởi đầu bằng lòng tin. Trong kinh Vô-Lượng-Thọ Phật có nói, một người niệm Phật tinh chuyên cũng cầu vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc, công phu rất cao, nhưng chỉ cần một niệm nghi ngờ nhỏ trong tâm thì chỉ được sanh về nghi thành trên cõi Cực-Lạc mà thôi, chớ không được nhập phẩm. Nghi thành trên cõi Tây-Phương Cực-Lạc có nghĩa là mình cũng sinh vào hoa sen, nhưng mà hoa sen đó không có nở ra, không bay được lên không, không được tự tại, nó chỉ nằm dưới đất thôi, và người ở trong hoa sen đó phải chịu cái ách nạn là 500 năm không nghe được pháp Phật, không nhìn được chư đại Bồ-Tát trên cõi Tây-Phương. Nghĩa là, một người dù niệm Phật rất tinh chuyên, ngày ngày đều nguyện vãng sanh về Tịnh-Độ, nhưng chỉ vì một niệm nghi ngờ nhỏ mà đành phải chịu cái nạn ở trong nghi thành.

Chính vì vậy, niệm Phật đừng nên sơ ý, đừng chao đảo niềm tin mà bị oan uổng vô cùng!… Một người hồi giờ không tu, nhưng khi gặp cơ duyên, gặp ban hộ niệm chẳng hạn, họ giới thiệu cho Tây-Phương Cực-Lạc, giới thiệu con đường vãng sanh, nếu người đó liền phát khởi niềm tin một cách vững vàng, tin tưởng kịp thời, người ta niệm Phật một ngày, hai ngày với Tín-Nguyện-Hạnh đầy đủ vậy mà được vãng sanh. Còn những người niệm Phật dù trải qua nhiều năm nhiều tháng, nhưng còn nghi nghi ngờ ngờ thì bị mất phần vãng sanh là chuyện bình thường. Trong kinh Vô-LượngThọ Phật nói, những người mà sanh vào nghi thành là những người có công phu rất cao, tha thiết nguyện vãng sanh, mà chỉ nghi ngờ một chút, phải chịu như vậy đấy, còn ở đây chúng ta công phu chưa cao mà còn nghi ngờ nữa thì làm sao có khả năng vãng sanh?…

Tuy nhiên chư vị cũng đừng nên nghĩ rằng sống trong nghi thành ở trên cõi Tây-Phương là khổ sở lắm. Không đâu. Trong kinh Vô-Lượng-Thọ có nói, dù ở trong nghi thành, nhưng đời sống của người ở trong hoa sen ấy vẫn còn sướng hơn vua cõi trời Dạ-MaThiên đấy. Thế mới biết cảnh giới Tây-Phương Cực-Lạc không có sự khổ. Thật bất khả tư nghì, bất khả tư nghì.

Giới rồi tới Định. Hồi sáng mình nói đến cái Định ở trong LụcĐộ, bây giờ mình nói cái Định trong Tam-Học. Chính câu A-Di-Đà Phật bao quát cả chữ Định trong Tam-Học. Người niệm Phật định cái tâm của mình trong câu A-Di-Đà Phật, định hướng về là Tây-

Phương Cực-Lạc. Tâm có chủ định, không được chao đảo tinh thần, thì đây là Đại-Định đấy. Trong kinh Vô-Lượng-Thọ Phật gọi đây là Chánh-Định. Người nào thực hiện được ý nguyện quyết lòng về Tây-Phương Cực-Lạc, thì người đó đi vào Chánh-Định, gọi là Chánh-Định-Tụ. Sự thành tựu của Chánh-Định này là “Nhất định chứng ư A nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề”.

Chính vì thế, mấy ngày hôm nay mình khai thác ra mới thấy rằng năm khoa Tịnh-Độ mà Hòa Thượng Tịnh-Không đưa ra hình như được bao gồm trong lời khai thị của Ấn Tổ. Tam-Phước, Lục-

Hòa, Tam-Học, Lục-Độ đều có trong đó luôn, và đến nỗi Thập ĐạiNguyện-Vương của Phổ-Hiền Bồ-Tát vẫn có thể dùng quy tắc tu học của Ấn Tổ để thực hiện, chỉ khác nhau là mười nguyện lớn của đức Phổ-Hiền hướng dẫn chư vị Pháp-Thân Đại-Sĩ hồi quy TịnhĐộ, còn lời khai thị của Ấn Tổ thì hướng dẫn hàng phàm phu vãng sanh Cực-Lạc. Về được tới Tây-Phương Tịnh-Độ thì trên dưới đều vẫn là một đời thành tựu. Đúng là “Một là tất cả, tất cả là một”. Chính vì điểm này mà trong kinh Vô-Lượng-Thọ Phật nói, những người nào thực hiện pháp môn niệm Phật là thực hiện một pháp vượt qua hạnh tu của ngài Phổ-Hiền Bồ-Tát. Nếu vị nào muốn biết Phổ-Hiền Bồ-Tát ở đâu, thì hãy về cõi Tây-Phương Cực-Lạc thì biết liền. Ngài đang hướng dẫn Thánh-Chúng ở đó tu tập. Bất khả tư nghì.

Lời Phật dạy, đời mạt pháp Tịnh-Độ thành tựu. Nghĩa là thời mạt pháp, con người phải thành tâm niệm Phật cầu sanh TâyPhương Tịnh-Độ mới được thành tựu đạo giải thoát. Vậy thì, nếu chư vị tới đây tu hành, nên biết y giáo phụng hành lời Phật dạy, thực hiện một đường đi vững chắc niệm Phật cầu sanh Tịnh-Độ. Bên ngoài không mơ cầu hình tướng, trong tâm cần giữ vững câu Phật hiệu, thì chư vị đã đạt được cả Thiền lẫn Định rồi đấy. Hồi sáng này mình nói qua, chư Tổ gọi đây là Đại-Định. Trong kinh Phật có nói, nhiều vị Bồ-Tát mà còn phải hồ nghi đến sự vi diệu của pháp niệm Phật, ấy vậy mà phàm phu như chúng ta lại tin vào câu A-Di-Đà Phật vững vàng, quyết định một đời này vãng sanh thẳng về Tây-Phương Cực-Lạc. Thất quả là Đại-Chủ-Định.

Mấy ngày hôm nay mình thường nhắc nhở nhau rằng, từ bất cứ một vị trí nào, khi gặp được câu A-Di-Đà Phật, hãy nhân cơ hội này mà đi thẳng về Tây-Phương, thì người đó một đời nhất định thành tựu đạo quả.

  • Niềm tin không được chao đảo.
  • Niềm tin không được phân vân.
  • Niềm tin không được bữa có bữa không.
  • Và sự hành trì của chúng ta phải thẳng.

Nghĩa là, hễ có giờ rảnh thì niệm Phật. Ngoài niệm Phật ra không niệm gì khác. Đây là pháp tu “Nhất hướng chuyên niệm” mà Phật đã dạy cho chúng ta trong kinh Vô-Lượng-Thọ. Nếu có người nào cho rằng chúng ta phân biệt, chấp trước, thì ta cũng biết trả lời thẳng thắn rằng, ta không phân biệt chấp trước, mà ta nghe lời Phật dạy, y giáo phụng hành. Ta áp dụng lời dạy của Phật: “Y Pháp bất Y Nhân”. Phật dạy nhất hướng chuyên niệm A-Di-Đà Phật cầu sanh Tây-Phương Cực-Lạc, ta nhất định cứ làm đúng theo lời Phật dạy. Vì biết phận mình sanh tử phàm phu, tội chướng sâu nặng, ngoài con đường này không còn con đường nào khác để hy vọng được giải thoát, nên quyết này không thể lay chuyển.

Trong kinh Lăng-Nghiêm, Bồ-tát Đại-Thế-Chí dạy: “Tịnh niệm liên tục câu A-Di-Đà Phật, nhất định tâm này sẽ khai mở”. Mình nghe theo ngài Đại-Thế-Chí Bồ-Tát. Mình nghe theo đức Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật. Mình nghe theo A-Di-Đà Phật dạy, Ngài phát thệ, dẫu cho một chúng sanh tội chướng sâu nặng, khi gặp danh hiệu của Ngài hãy phát tâm tin tưởng, tâm tâm hồi hướng về Tây-Phương Cực-Lạc, niệm danh hiệu của Ngài cầu sanh về nước của Ngài, dẫu cho 10 niệm mà không được vãng sanh, Ngài thề không thành Phật. Chắc chắn những lời kinh này chư vị đã thường nghe qua. Giờ đây nghe lại, để chúng ta củng cố cho vững niềm tin, củng cố cho vững pháp tu. Khi niềm tin vững vàng thì pháp tu không còn chao đảo. Nghĩa là hình tướng bên ngoài không ảnh hưởng vào, bên trong nội tâm đã có chủ định, ta đã thực hiện đầy đủ được câu: “Ngoại bất trước tướng, nội bất động tâm”. Hay nói cách khác, ta đã có Thiền-Định. Nếu trong cuộc sống này chưa kịp phát huệ, thì khi vãng-sanh về Tây-Phương nhất định chư vị cũng sẽ phát huệ thôi.

Có người cũng tu hành theo Phật mà lại nói rằng, vãng sanh về miền Cực-Lạc chẳng qua là để hưởng nhàn một thời gian, chứ vẫn còn trong lục đạo luân hồi.

Lời nói sai lầm!… Lời nói sai kinh Phật!… Ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết!…

Trong kinh Phật nói vãng sanh về Tây-Phương, thì một đời thành Phật, gọi là nhất sanh thành Phật, xin đừng nói lời sai lầm mà mang tội phỉ báng Phật pháp. Khi ta được vãng sanh về TâyPhương Cực-Lạc, thì ngài Quán-Thế-Âm, ngài Đại-Thế-Chí, chư Đại-Hải-Chúng tới ôm chúng ta mừng vui nói: “Trời ơi!… Sao con giỏi dữ vậy? Sao con có phước báu lớn dữ vậy”… Hòa Thượng Tịnh-Không có lần Ngài nói, khi vừa đến Tây-Phương, có vị Bồ-Tát tới nói, trời ơi!… Chính ta nè, ta tu tới vô lượng kiếp rồi mới đến chỗ này, còn các vị sao mà giỏi quá vậy, một phàm phu tội chướng sâu nặng, mà chỉ cần một đời vãng-sanh đến đây luôn.

Trên cõi Tây-Phương chỉ có một đẳng vị là Bất-Thối Bồ-Tát. Trên cõi Hoa-Nghiêm có tới 42 vị, (là 10 vị Bồ-Tát bậc Trụ, 10 vị Bồ-Tát bậc Hạnh, 10 vị Bồ-Tát bậc Hồi-Hướng, 10 vị Bồ-Tát bậc Địa, 1 vị Bồ-Tát bậc Đẳng-Giác và 1 vị là Diệu-Giác tức là Phật.

Còn 10 vị Bồ-Tát bậc Tín thì chưa vào được cảnh giới HoaNghiêm). Còn ở trên cõi Tây-Phương chỉ có một vị là Bất-Thối BồTát. Vãng sanh về đó thì tay trong tay với Bồ-Tát Bất-Thối-Chuyển, gọi là: “Bồ-Tát Bất Thối Vi Bạn Lữ”. Thật là bất khả tư nghì.

Xin thưa với chư vị, nếu thực sự tin tưởng vững vàng, không còn xao xuyến, thì chư vị niệm Phật là nhất định để cho một đời mình vãng sanh thành đạo, chớ đừng:

  • Niệm Phật cầu một chút phước báu gì đó nhé !
  • Niệm Phật cầu một chút an lạc giả tạm nhé !
  • Niệm Phật cầu một chút thanh tịnh tạm thời nhé !
  • Niệm Phật cầu một chút chứng đắc gì đó nhé…

Tất cả những thứ đó không cần thiết phải tìm cầu đâu. Xin thưa thẳng thắn với chư vị rằng, nếu còn mơ cầu một chút hình tướng hão huyền như vậy, thì có thể bị mất phần vãng sanh đấy. Nhất định Tín-Nguyện-Hạnh là Giới-Định-Huệ, xin đừng ly ra.

Có người nói, tôi niệm Phật để cho tâm tôi được an tịnh. Cầu cho an tịnh làm chi, coi chừng sai đấy. Tại sao không cầu vãng sanh đi. Phàm phu mà cầu cho tâm thanh tịnh, coi chừng vạn kiếp sau chưa chắc gì được thanh tịnh. Cầu thanh tịnh mà không được thanh tịnh thì làm sao vãng sanh? Vậy thì trong lúc loạn động hãy khởi cái tâm sám hối niệm Phật mà cầu về Tây-Phương đi. Dùng cái tâm chí thành chí kính niệm Phật để cầu về Tây-Phương đi chư vị ơi. Nên nhớ, đừng cầu thanh tịnh thì tâm mới có thể thanh tịnh được. Ngài Tịnh-Không nói buông xả ra thì mới được tự tại, tự tại thì thoải mái. Người tự tại thoải mái là người sẽ được thanh tịnh đấy, chớ không phải cầu thanh tịnh là được thanh tịnh đâu. Nên nhớ như vậy. Lời chư Tổ nói đều có ý nghĩa sâu sắc trong đó. Tại sao Ngài cấm chúng ta không cầu tâm thanh tịnh? Tại vì cầu tâm thanh tịnh là vọng cầu chứ không phải là chánh cầu đâu. Trong pháp niệm Phật, Phật chỉ cho phép chúng ta cầu vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc. Vì sao vậy? Vì chúng ta là phàm phu tục tử thì không bao giờ có thể thanh tịnh được cái tâm này đâu. Một người phàm phu mà cầu thanh tịnh là vọng cầu đấy. Chỉ có Phật Bồ-Tát mới có tâm thanh tịnh. Không phải Bồ-Tát mà cầu theo cách cầu của Bồ-Tát là vọng cầu đấy. Nên nhớ.

Thành ra, tất cả những nguyên nhân từ bên ngoài đưa đến, chúng ta hãy coi nhẹ đi, hãy để cho cái tâm thoải mái đi, thì tự nhiên ta đang đi trên đường thanh tịnh. Chính đức Quán-Thế-Âm nói, người thành tâm chí thành niệm Phật thì Chân-Tâm Tự-Tánh của họ mở ra từng phần, từng phần mà họ không hay. Tại sao không hay vậy? Tại vì là phàm phu. Trí-Huệ có thể mở ra, nhưng bên cạnh còn có nghiệp chướng tràn trề. Nghiệp chướng khi gặp duyên nó sẵn sàng hưng khởi lên mà che kín Trí-Huệ lại. Cho nên Giới là niềm tin. Định chính là định vào trong câu A-Di-Đà Phật, định vào Tây-Phương Cực-Lạc. Định chính là có Chủ-Định. Ai nói gì nói ta nhất định không thay đổi gọi là Định, chứ không phải là ngồi im lìm tìm cầu sự thanh tịnh là Định.

Định xong rồi tới Huệ. Huệ từ đâu có? Từ câu A-Di-Đà Phật mà có. A-Di-Đà Phật là Chân-Tâm Tự-Tánh của chúng ta đấy. Khi được “Minh-Tâm Kiến-Tánh” thì ta có Huệ. Chính nhờ niệm câu ADi-Đà Phật làm cho chúng ta “Minh-Tâm Kiến-Tánh” đấy. Các vị trong Thiền Tông thường nói: “Trực chỉ nhân tâm, minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật”. “Trực chỉ nhân tâm” chính là niệm câu A-Di-Đà Phật. Ta niệm câu A-Di-Đà Phật là niệm thẳng Chân-Tâm luôn. Chính vì thế thực hành pháp môn niệm Phật không còn có trước sau nữa, Nhân-Quả đồng thời rồi. Hãy lấy ngay cái Nhân-

Phật mà tu hành thành Quả-Phật luôn đi chư vị ơi. Vô cùng tuyệt vời!… Tuyệt vời vô cùng!… Không có sự vi diệu nào có thể vượt qua pháp này được. Người khác còn đang trên con đường đi vào Chân-Tâm, phải trải qua trùng trùng chướng nạn về Kiến-Tư-Hoặc, về Trần-Sa-Hoặc, phải phá từng phẩm Vô-Minh-Hoặc. Đi con đường này phải trải qua vô lượng kiếp tu hành mới có hy vọng thành đạt. Còn ta là một phàm phu đang niệm Phật là niệm thẳng Chân-Tâm làm cho Chân-Tâm hiển lộ.

Xin thưa với chư vị, hãy quyết lòng quyết dạ mà đi, niệm một câu A-Di-Đà Phật là có đầy đủ Giới-Định-Huệ, đưa ta về TâyPhương thành đạo Vô-Thượng.

Nam Mô A-Di-Đà Phật. 

 

HÀNH THEO ẤN TỔ (2013)

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –