Hành Theo Ấn Tổ – Cư Sĩ Diệu Âm (Tọa Đàm 27)

Share on facebook
Share on twitter

HÀNH THEO ẤN TỔ

(Tọa Đàm 27)

 

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Kính bạch Sư Cô cùng đại chúng, Diệu-Âm này là phàm phu, tội chướng sâu nặng, trí óc mê mờ, dễ quên, nhưng mà đại chúng yêu cầu Diệu-Âm tọa đàm về lời khai thị của ngài Ấn-Quang. Diệu- Âm cũng đành cố gắng nói được tới đâu hay tới đó, chứ không dám cho rằng những lời bàn của mình là viên mãn. Mong tất cả chư vị mỗi lần lắng nghe lời khai thị của Ngài hãy nhiếp tâm lại lắng nghe, để tự mình ngộ ra đạo lý phi thường của Ngài ban cho.

Ấn Tổ dạy: “Lúc đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, mặc từ sáng đến tối từ tối đến sáng, chỉ niệm Phật hiệu không để gián đoạn, hoặc niệm nho nhỏ hoặc niệm thầm”. Ngài dạy chúng ta từ tối đến sáng, từ sáng đến tối giữ câu A-Di-Đà Phật đừng để gián đoạn. Trong những lời khai thị khác, Ngài đưa ra một tiêu chuẩn là phải cố gắng một ngày một đêm niệm được 5 vạn Phật hiệu, tức là 50.000 câu. Một người mà quyết lòng niệm Phật tới mức đó sẽ không còn thời giờ để gặp nhau hỏi thăm sức khỏe, thì làm gì còn rảnh để nói chuyện thị phi…

Ngài nói người có nghiệp chướng sâu nặng phải niệm cỡ đó, đừng nên sơ ý. Chính vì thế, tại Niệm Phật Đường của chúng ta quanh năm chỉ niệm Phật, niệm suốt năm. Ngoài thời khóa cộng tu công phu với nhau thì hãy cố gắng niệm thêm, đi, đứng, nằm, ngồi… đều nên niệm Phật, đừng để phí thời giờ vào việc nói chuyện thế gian. Xin chư vị nhớ cho, khi đi niệm Phật cũng được, khi đứng niệm Phật cũng được, khi lái xe niệm Phật cũng được, khi thái rau bửa củi… đều có thể niệm Phật được. Nhưng khi nói chuyện thì không thể niệm Phật được, bảo đảm chắc chắn 100% không niệm Phật được!.

Do đó, chư Tổ thường nhắc nhở rằng đừng nên nói chuyện, để giữ được tâm mình trong câu A-Di-Đà Phật. Chắc chắn phải có lý do chính đáng.

Ngài Ngẫu-Ích đại sư nói: nếu chúng ta cố gắng gìn giữ cái tâm mình trong câu A-Di-Đà Phật, niệm từ sáng đến tối, từ tối đến sáng mỗi ngày niệm 30.000 câu A-Di-Đà Phật, nếu không vãng-sanh chẳng lẽ đức Thế-Tôn nói lời vọng ngữ sao? Thiện-Đạo đại sư cũng đưa ra tiêu chuẩn là một ngày một đêm hãy niệm 30.000 câu A-Di-Đà Phật, ráng mà niệm, thì Thượng-Phẩm vãng-sanh có phần. Chư Tổ luôn luôn dạy chúng ta hãy cố gắng niệm Phật, tránh nói chuyện. Ở đây chúng ta chỉ niệm Phật, rõ ràng là theo đúng lời Phật lời Tổ dạy. Có người thấy chúng ta chuyên lòng niệm Phật, lại nói rằng: “Tu hành gì mà kỳ vậy? Những tên này tự lập ra cái đạo A-Di-Đà, chúng muốn tách rời ra khỏi Phật Giáo. Đó là tà đạo”. Thực tội nghiệp cho họ!… Thật đáng thương hại cho họ!…

Có người nghe nói vậy thì tâm hồn chao đảo, nghĩ lên nghĩ xuống, còn Diệu-Âm thì thường im lặng trước những lời phê phán này. Tất cả đều tùy duyên. Chỗ nào có duyên mình đến khuyên người niệm Phật, không duyên thì tự mình hãy lo niệm Phật.  Đức Thế-Tôn nói, pháp môn niệm Phật là một pháp môn rất khó tin.

Trong kinh gọi là “Nan tín chi pháp!… Thị vi thậm nan!… Nan trung chi nan!…”“Thậm nan” là vô cùng khó tin. “Nan trung chi nan” là khó trong những gì khó nhất. Thời này, tìm ra người tin được vào pháp niệm Phật là khó trong cái khó nhất. Như vậy thì gặp một người mà tin vào câu A-Di-Đà Phật mình mới thấy lạ lùng. Chứ còn gặp những người không tin, chống đối, thì chuyện này quá nhiều, quá bình thường.

Do đó, chư vị đã tin vào pháp môn niệm Phật, khi nghe những lời bàn ra tán vô mà chao đảo tinh thần, thì tự mình phải kiểm điểm lại. Tự hỏi lấy, mình có phải là người thực tâm niệm Phật hay không? Tại sao mình lại phân vân như vậy? Coi chừng một chút phân vân này, là khởi đầu cho sự thối chuyển, dẫn đến sau cùng mất phần vãng-sanh đấy.

Ấn Tổ ngoài chuyện dặn dò: “Từ sáng đến tối từ tối đến sáng chỉ niệm câu Phật hiệu đừng để gián đoạn”, Ngài còn lo sợ chúng ta lơ là, quên niệm phật, nên Ngài nhắc thêm: “Ngoài việc niệm Phật đừng dấy khởi một niệm nào khác. Nếu khởi vọng niệm phải tức thời bỏ ngay”. Hãy nghe cho rõ từng lời từng lời của Tổ dạy mà an tâm niệm Phật, đừng để những lời sai vạy, thị phi chen vào tâm.

Ngài Tịnh-Không thường nhắc nhở đến hai chữ: “Buông Xả”. Buông xả vạn duyên ra để giữ một câu A-Di-Đà Phật mà niệm. Ngài Ấn-Quang dạy: “Từ sáng đến tối, từ tối đến sáng chỉ niệm câu A-Di-Đà Phật không để gián đoạn. Ngoài việc niệm Phật đừng dấy khởi một niệm nào khác. Nếu dấy khởi một niệm nào khác tức thời bỏ ngay”, đây chính là “Buông xả”. Hãy buông xuống vạn duyên để lo niệm Phật. Chư vị có thấy rõ ràng rằng chư Tổ nói giống hệt như nhau không?

Bồ-Tát Đại-Thế-Chí, vị đứng bên phải của đức A-Di-Đà, trong kinh Lăng-Nghiêm, Ngài nói: “Tịnh niệm tương kế, bất giả phương tiện tự đắc tâm khai”“Tịnh niệm tương kế” là thanh tịnh niệm A-Di-

Đà Phật liên tục, liên tục, Cứ niệm mãi câu A-Di-Đà Phật. “Bất giả phương tiện”, là không cần vay mượn bất cứ một phương pháp nào khác. “Tự đắc tâm khai”, nhờ đó mà Chơn-Tâm của mình sẽ tự khai mở, thành đạo.

Chư vị nghĩ coi lời nói của ngài Ấn-Quang có đúng như lời BồTát Đại-Thế-Chí dạy không? Hồi giờ chúng ta nghe hoài lời khai thị của Ấn Tổ, mỗi đêm đều nghe, nhưng chúng ta có thấy được điểm quan trọng của Ngài dạy chính là: “Ngoài việc niệm Phật đừng dấy khởi một niệm nào khác” không? Nhiều người niệm Phật mà không đủ niềm tin, cứ tưởng rằng câu A-Di-Đà Phật không đủ để đưa mình về Tây-Phương Cực-Lạc. Vì tín tâm chao đảo, nên đường tu không vững. Bồ-Tát Đại-Thế-Chí dạy: “Bất giả phương tiện”, nghĩa là ngoài việc niệm Phật, không cần nhờ một pháp phương tiện nào khác, thì tâm của mình tự nhiên khai mở để thành đạo.

Người thế gian vì không biết đạo lý vãng-sanh của Phật dạy, không biết sự mầu nhiệm của câu Phật hiệu, nên nói điều sai lầm là chuyện bình thường. Nhưng người đã học Phật mà không tin pháp niệm Phật, thì thật uổng phí cả một đời tu hành. Tệ hơn nữa còn nói lời phỉ báng chánh pháp của Phật, thì tội chướng này lớn lắm không phải nhỏ đâu!…

Không phải chỉ có Bồ-Tát Đại-Thế-Chí dạy như vậy, mà Phật cũng dạy như vậy. Trong kinh Vô-Lượng-Thọ, Phật dạy:  “Phát BồĐề tâm, nhất hướng chuyên niệm A-Di-Đà Phật cầu sanh TâyPhương Cực-Lạc”. Lời này Phật nói rất nhiều lần, “Nhất hướng chuyên niệm A-Di-Đà Phậtnhất hướng chuyên niệm A-Di-Đà Phật”. Niệm A-Di-Đà Phật nghĩa là Phật dạy niệm 4 chữ danh hiệu.

Trong kinh Đại-Tập, Phật nói, “Ức vạn người tu hành khó tìm ra một người chứng đắc, chỉ còn nương theo pháp niệm Phật mà thoát khỏi luân hồi”. Như vậy, chỉ nương vào pháp niệm Phật là chánh pháp trong chánh pháp của thời mạt pháp này. Chúng ta chuyên lòng niệm Phật cầu vãng-sanh là đang đi đúng con đường về Tây-Phương Cực-Lạc, nhất định Đức Phật A-Di-Đà sẽ đón chúng ta về với Ngài để thành đạo, không thể nào sai được.

Bây giờ xin bàn về vấn đề phát Bồ-Đề tâm một chút. Ngài

Ngẫu-Ích nói, người nào tin tưởng thật vững vào câu A-Di-Đà Phật và quyết lòng nguyện vãng-sanh Tây-Phương Cực-Lạc là phát VôThượng Bồ-Đề Tâm. Chúng ta đang hành trì pháp môn niệm Phật, thì phải Tín-Nguyện thật vững để hoàn thành Tâm Vô-Thượng Bồ-

Đề. Khi chư vị nghe một tin gì ngược lại con đường tu hành của mình thì cái tâm mình phải càng vững vàng hơn. Nhờ vậy chúng ta mới có thể thoát được cái vòng lẩn quẩn mà nó đã trói chúng ta trong lục đạo luân hồi từ vô lượng kiếp đến bây giờ. Nếu đời này ta sơ ý để cho cái dây đó trói lại nữa, thì vô lượng kiếp nữa chúng ta sẽ tiếp tục bị nạn đó.

Nhân-Quả, Nghiệp-Báo dễ sợ vô cùng!… Cổ đức nói: “Thông minh bất năng địch nghiệp. Phú quý khởi miễn luân hồi”. Những người có chút thông minh họ không tin vào câu A-Di-Đà Phật, người ta chê pháp niệm Phật. Người ta nói cái đạo gì mà cứ niệm

A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật, tầm thường quá!…  Trong khi đức Thế-Tôn dạy, thời mạt pháp niệm Phật mới được thành tựu, mà người ta cũng không chịu nghe. Tại sao vậy? Chỉ vì có chút ít thông minh nào đó mà chê pháp Phật. “Thông minh bất năng địch nghiệp”. Đức Thế-Tôn nói, đến thời mạt pháp này nghiệp chướng của chúng ta lớn kinh khủng lắm rồi, không thể nào dùng một pháp nào khác có thể diệt được cái nghiệp này, chỉ người nào biết nương vào pháp môn niệm Phật thì mới thoát được luân hồi. Người mới có chút thông minh của thế gian đã vội vạch con đường khác mà đi!… Bây giờ thì nói hay đấy, lý luận giỏi đấy… nhưng sau cùng đành phải theo nghiệp mà thọ báo trong sáu đường sanh tử đấy, không thoát được luân hồi. Tại sao vậy? Tại vì “Thông minh bất năng địch nghiệp”. Thông minh của thế gian không có năng lực vượt qua nghiệp chướng.

Những người đời này thông minh, là do trong đời trước có tu hành đấy. Tu hành mà không biết đường vãng-sanh, nên một đời dù công phu khó khăn sau cùng cũng ở lại trong lục đạo, để trở nên người thông minh, người giàu có. Thông minh do bố thí pháp. Giàu có do tu phước, bố thí tiền bạc. “Phú quý khởi miễn luân hồi”. Đời này dù anh có bạc triệu bạc tỉ trong tay, nhưng khi chết đi anh sẽ thấy, coi chừng đồng tiền này sẽ là mối đại họa, nó trói anh chết cứng trong đường sanh tử khổ nạn. Chính vì thế mà ngài ẤnQuang dạy, đến khi lâm chung, chỉ có một câu A-Di-Đà Phật mới giúp anh vượt qua cảnh sanh tử luân hồi. Vậy mà ít người biết quá, ít người biết quá! Hầu hết người thế gian chỉ khoe một chút thông minh hão huyền, một chút tiền bạc giả tạm, mà không biết được đường vãng-sanh thành đạo. Hàng vạn người mới có 1-2 người biết được cái đạo lý này. Xin thưa 1-2 người người biết đạo lý này chính là chư vị đó!.

Ấy vậy, khi đã gặp câu A-Di-Đà Phật mà có người vẫn không chịu buông xả thế gian ra thì thôi chịu thua rồi!… Còn ôm bộ phim chưởng mà coi thì chịu thua rồi, chịu thua rồi!… Còn cự người này cự người nọ thì chịu thua rồi, chịu thua rồi!… Bệnh rề rề trước mắt mà không chịu niệm Phật cầu giải thoát, chẳng lẽ để cho oan gia trái chủ niệm cho ta dưới tam đồ ác đạo sao? Đi tu để làm gì mà không chịu ngộ chuyện này? Không chịu lo niệm Phật?

Huệ mạng quá nguy hiểm rồi, thành ra Diệu-Âm cứ đem toàn lời chư Tổ dạy ra mà nhắc nhở với nhau. Chư vị ơi!  Niệm câu ADi-Đà Phật nhất định chư vị được vãng-sanh về Tây-Phương CựcLạc. Đến nay rất nhiều chuyện vãng-sanh hiển hiện chứng minh mà còn không tin nữa sao? Nên nhớ thời này ức vạn người tu hành, tìm đâu ra một người chứng đắc. Ấy vậy một người dù chỉ mới biết niệm Phật được 2-3 ngày, mời ban hộ niệm tới giúp đỡ, họ quyết lòng phát tâm tin tưởng vững vàng mà lại được vãngsanh. Rõ ràng ngộ ra lúc nào thành đạo lúc đó. Chư vị thấy không, câu A-Di-Đà Phật vi diệu bất khả tư nghì, đưa một phàm phu thành bậc Chánh-Giác.

Mong chư vị quyết tâm niệm Phật để vãng-sanh thành đạo.

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

 

HÀNH THEO ẤN TỔ (2013)

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –