HÀNH THEO ẤN TỔ
(Tọa Đàm 35)
Nam Mô A-Di-Đà Phật.
Trong mấy ngày hôm nay, ở Niệm Phật Đường chúng ta có nhiều câu chuyện vui vui về bệnh hoạn, sẵn cái duyên này, hôm nay Diệu-Âm cũng họa vào vài chuyện. Trước tiên thì xin đọc ra đây những lời dạy của Ngài từ trong tập “Ấn-Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục”:
“Triêu văn đạo, tịch tử khả hỷ”, có nghĩa là sáng ra nghe đạo, chiều chết cũng được vui lòng. Lẽ đâu ngày hôm nay phải chết, lại chẳng chịu chết cứ tham luyến trần cảnh, chẳng thể buông xuống, khiến cho do lòng tham thành ra chướng ngại, cảnh tịnh độ chẳng hiện, khiến cho cảnh tùy nghiệp thọ sanh trong những đường thiện ác. Cảnh hiện liền theo nghiệp thọ sanh trong đường thiện ác, vãng sanh Tây-Phương hóa thành bánh vẽ. Vì thế đối với người tu về Tây-Phương chết hôm nay cũng tốt, sống thêm 120 năm nữa rồi chết cũng hay, hết thảy phó thác nghiệp trước, chẳng lòng sinh ý tưởng, tính toán, so đo. Nếu như tín nguyện chân thành tha thiết, báo hết mạng tận, thần thức bèn siêu sanh Tịnh vực, nghiệp trả lại trần lao, sen vàng chín phẩm nở hoa, Phật thọ ký một đời thành Phật”.
Lời dạy của Ấn Tổ hay quá. Đối với Ngài sống chết tự tại. Học pháp theo Ngài, thì thân mạng không còn là một điều quá lớn lao để lo lắng. Khi thọ mạng hết thì tự nhiên phải hết, đó là điều tự nhiên, nhưng nhờ dịp thọ mạng hết đó mà ta về Tây-Phương để thành đạo. Xin chư vị chú ý đến lời khai thị này. Hay lắm đấy.
Mấy ngày hôm nay chúng ta nghe bàn với nhau về những phương pháp chữa bệnh rất hay. Thực sự có những phương pháp trị bệnh hay lắm, đáng tuyên dương. Sẵn đây Diệu-Âm cũng xin khoe ra những phương pháp trị bệnh khác hay lắm. Sự việc là chính Diệu-Âm cách đây cỡ 10 năm, khi bắt đầu biết tu hành thì bỗng dưng bị bệnh nặng lắm. Nhiều khi trong một tháng Diệu-Âm phải vào bệnh viện cấp cứu hai lần, có tháng một lần. Mà lạ lùng là bác sĩ không tìm ra bệnh gì cả, mà thực sự chính Diệu-Âm bị bệnh. Triệu chứng là thường xuyên chóng mặt, xây sẩm, ói mửa rồi té xỉu. Có lúc đang tu trong Tịnh-Tông Học-Hội bị chóng mặt, Lão Pháp Sư Thiện-Huệ dìu ra ngoài nằm, rồi kêu người chở đi cấp cứu. Vào bệnh viện, có lần người ta chụp X-Ray cái đầu này có tới 70 tấm phim, có những tấm phim rất lớn, người ta trương lên nguyên cả một căn phòng để xem, nhưng tìm không ra căn bệnh. Diệu-Âm đi nhiều bác sỹ chuyên khoa khác nhau để kiểm đủ thứ, nhưng vẫn không tìm ra bệnh gì cả. Về thuốc thì hết thuốc tây, rồi chuyển qua thuốc bắc đều dùng hết, nhưng không hết bệnh. Ấy vậy, mà một phương pháp làm cho hết bệnh, lạ lùng!… Chữa haiba ngày thì hết liền. Chư vị có đoán ra cách gì không?
Diệu-Âm nghĩ tại sao người ta nói niệm Phật nhiệm mầu lắm, người bệnh niệm Phật nếu mạng số hết thì vãng-sanh, nếu mạng chưa hết thì bệnh hoạn tiêu. Tại sao mình càng niệm Phật thì càng bệnh? Trong thời gian đó niệm Phật Tịnh-Tông Học-Hội, mỗi lần lạy vài ba lạy thì đầu óc tối sầm, bắt đầu muốn xỉu rồi, chịu không nổi, đành phài lần mò tới ghế để ngồi rồi… Thật là khổ sở vì bệnh!…
Hôm đó Diệu Âm thầm quyết định lạy Phật để vãng-sanh luôn. Chỉ nghĩ thầm thôi, chứ không dám nói với ai:
– Nam Mô A Di Đà Phật, hôm nay con quyết lòng vãng-sanh về Tây-Phương Cực-Lạc với Phật…
Diệu Âm nghĩ thường khi mình lạy khoảng ba lạy thì muốn xỉu rồi, vậy thì chỉ cần lạy sáu lạy hoặc chín lạy liên tục thì nhất định phải lăn ra chết thôi. Trước khi chết mình đã nguyện vãng-sanh, mà chết giữa đạo tràng niệm Phật thì mình được vãng-sanh thôi.
Chắc chắn người ta hộ niệm cho mình, có gì đâu mà lo!… (Đúng là một ý tưởng liều mạng!).
Đã có dự định sẵn sàng rồi, hôm đó là bắt đầu thực hiện. Nguyện xong rồi thì bắt đầu lạy, lạy ba lạy, sáu lạy, chín lạy… Ủa!… Sao không xỉu?… Lạy chín lạy rồi sao chưa chết? Chưa chết thì lạy chín lạy nữa… Rồi thêm chín lạy nữa, sao cũng chưa thấy chết? Thế thì Diêu-Âm tiếp tục thêm chín lạy, chín lạy…. cứ tiếp tục như vậy. Không ngờ trong buổi đó Diệu-Âm lạy tới khoảng 300 lạy. Ủa!… Tại sao mình không xỉu? Tại sao mình không chết? Mình đã quyết lòng đi về Tây-Phương mà…
Diệu-Âm nghĩ thầm có lẽ nghiệp chướng còn nặng. Thôi được, sáng nay không chết, thì chiều nay phải lạy 300 lạy nữa cho chết. Quyết lòng đi về Tây-Phương sớm mà. Chiều hôm đó Diệu-Âm lạy 300 lạy nữa, nghĩa là một ngày đó lạy 600 lạy. Lạy xong mồ hôi đổ ra ướt áo. Kết quả không chết, mà hình như không còn bị chóng mặt nữa. Lạ quá!… Lạ quá!… Buổi sáng ngày hôm sau Diệu-Âm lạy luôn 600 lạy. Dồn vào một buổi sáng lạy 600 lạy thì chắc phải chết thôi. Nhưng cũng không chết. Chiều đó lạy thêm 300 lạy nữa, tức là ngày đó 900 lạy cũng không chết luôn… Diệu-Âm giữ mức 900 lạy đó khoảng chừng 4-5 ngày. Càng lạy Phật càng thấy khỏe ra, chứ không xỉu, không chết. Lạ quá!… Thấy vậy, lòng tham bắt đầu nổi lên, Diệu-Âm tăng lên 1.200 lạy một ngày và giữ mức này khoảng chừng hơn 10 ngày, thì tự nhiên không còn thấy chóng mặt nữa, cũng không thấy đau bệnh gì nữa. Lạ quá!… Lạ quá!… Ngộ rồi!… Ngộ rồi!… Ngộ gì đây? Mình không sợ bệnh, thì bệnh phải sợ mình. Hay quá. Nhưng còn cái ngộ khác hay hơn!… Đó là, hăng hái quá, vùng lên tiếp tục lạy 1.200 lạy khoảng chừng hơn 1 tuần, 10 ngày nữa gì đó, thì phát hiện ra bị đau vùng bao tử… Ôi!… Đau quá! Cái ngộ sau này chính là: Tham quá thì thâm. Thái quá bất cập. Từ từ mới an toàn, điều độ mới tốt. Vì vậy sau này không dám liều mạng nữa…
Chư vị thấy không? Huynh Minh Thành thì ngộ ra phương pháp Dịch-Cân-Kinh, còn Diệu-Âm thì liều mạng lạy Phật cầu vãng sanh mà vô tình hết bệnh. Trải qua mấy năm trường đau khổ vì cái bệnh này, đang đi làm giữa chừng phải dừng cái xe lại, ói mửa giữa đường, rồi ráng lái xe về đến nhà, nằm liệt luôn. Khổ muốn chết!…
Trải qua mấy năm trường bác sĩ chịu thua mà lạy Phật hết bệnh.
Cô Kim-Ngọc này, trước khi niệm Phật, cô cũng bị chứng đau đầu kinh niên, rờ tới là đau, bác sĩ cũng chịu thua luôn, tìm không ra căn bệnh. Cô quyết lòng niệm Phật mà quên mất căn bệnh. Một ngày đó, trực nhớ lại, cô nói: “Ủa, sao độ rày em không còn nhức đầu nữa”. Chứng nhức đầu đã mất hồi nào không hay. Lạ không chư vị…
Rõ ràng trên đời này có nhiều phương pháp trị bệnh lạ quá. So sánh ra không biết phương pháp trị hết bại cái vai của sư huynh đây có hay hơn phương pháp trị bệnh chóng mặt, té xỉu, nhức đầu của Diệu-Âm hay không? Không biết. Nhưng thực sự có chứng minh, lạy Phật cầu vãng-sanh mà được hết bệnh đấy.
Ở tại Việt-Nam có một bà kia, bà có tất cả tám thứ bệnh trong người, như gai cột sống, thần kinh tọa, rối loạn tiền đình, hở mạch máu van tim, sưng yết hầu, v.v… tám bệnh mà quên mất mấy bệnh rồi. Ờ Việt-Nam bà trị mấy năm trường hết tiền hết bạc nhưng không hết. Những căn bệnh của bà hầu hết cần phải phẩu thuật. Bà có một người anh ở tiểu bang Arizona ở bên Mỹ, bà mới xin qua bên Mỹ nhờ ông anh giúp đỡ chữa trị. Chữa một năm trường, tốn kém rất nhiều tiền nhưng cũng không hết. Người anh sau cùng cũng đành chịu thua. Trong hoàn cảnh tội nghiệp quá, duyên may gặp cô Diễm-Trang giúp đỡ và nhận bà làm má nuôi, cô gọi là “Má Sáu”. Cô khuyên, thôi Má Sáu hãy về lại Việt-Nam, quyết lòng buông xả niệm Phật cầu vãng-sanh đi. Cô ta mua vé máy bay cho má, tặng bà má Sáu đó một đĩa: “Khuyên người niệm Phật”, dặn bà về nghe đi và buông luôn đi, nguyện vãng sanh về Tây-Phương Cực-lạc. Bà này về nhà quyết lòng niệm Phật cầu sanh Tịnh-Độ.
Bà về Việt-Nam quyết lòng buông xả niệm Phật cầu vãng-sanh, 7 tháng sau bà giải quyết được tất cả vấn nạn. Từ tháng thứ nhất cho đến tháng thứ bảy, từ từ từng căn bệnh, từng căn bệnh lần lượt hết. Cái bệnh hết cuối là bệnh sưng yết hầu. Chư vị biết bà trị căn bệnh yết hầu như thế nào không? Bà nói, một hôm nọ bà đang ngồi niệm Phật thì cảm thấy hơi ngứa ngứa nơi cổ, và hình như có cái làm nghèn nghẹn. Bà thò ngón tay móc ra. Có một thứ chất nhờn dẻo, nhầy nhừa giống như cao su vậy. Bà cứ tiếp tục móc, móc… kéo lần ra. Cuối cùng chất nhầy nhụa đó bung ra rớt xuống dưới bàn một đống như hột vịt bể vậy… Bà chữa căn bệnh yết hầu của bà bằng cách đó. Tám căn bệnh ngặt nghèo, bệnh nào cũng phải giải phẩu cả, nhưng sau cùng không cần giải phảu mà được hết bệnh luôn. Thật lạ lùng!…
Đến năm 2009 Diệu-Âm về Việt Nam, chắc có lẽ cô DiễmTrang ở bên Mỹ báo cho bà biết hay sao đó, nên khi Diệu-Âm vừa về tới nhà đứa em ở Sài-Gòn, thì thấy một bà đi xe Honda tới nói chuyện líu lo với tôi tưởng chừng như đã quen biết lâu rồi. Nhưng thực tế tôi thấy vị này lạ quá, chưa nghĩ ra là có gặp qua ở đâu, còn bà thì tiếp tục nói nào là: “Tôi đã hết bệnh này, tôi hết bệnh nọ”… Sau cùng Diệu-Âm hỏi:
- Xin lỗi, Bác là ai vậy?
- Tôi là Má Sáu của Diễm-Trang…
Lúc đó Diệu-Âm mới trực nhớ ra, trước đó một năm, cô Diễm-
Trang đã nói cho Diệu-Âm biết là bà “Má Sáu” đã hết bệnh bằng trường hợp như vậy. Lúc mới nghe câu chuyện này, thực sự tôi cũng chưa tin tưởng lắm, nhưng khi gặp người thật việc thật mới mạnh dạn kể lại cho chư vị nghe chuyện lạ. Một điều đáng chú ý nữa là gia đình của bà “Má Sáu” này theo Thiên-Chúa Giáo. Cha mẹ hai bên và con cháu toàn bộ là tín đồ Thiên-Chúa Giáo. Khi thấy sự mầu nhiệm của Phật pháp, bây giờ cả gia đình của bà đều đã quy y Tam-Bảo rồi.
Tôi hỏi vị đó:
- Bác cảm nghĩ như thế nào? Có mừng lắm không?
- Mừng chứ!…
- Bây giờ bác ý định gì cho tương lai?
- Tôi quyết lòng niệm Phật vãng-sanh Tây-Phương Cực-Lạc.
Tôi nói:
- Tốt đấy!… Tốt đấy!…
Nếu lúc đó mà bà đó nói:
- Trời ơi!… Tôi hết bệnh rồi, tôi mừng quá. Tôi mãn nguyện rồi.
Thì tôi sẽ nói:
- Được đấy!...
Nhưng tiếng “Được” sẽ nhẹ nhàng, chứ không mạnh dạn tán thán “Tốt đấy!… Tốt đấy” như phía trên.
Ở tại bên Đức, có một vị bác sĩ, làm trong bệnh viện hình như chuyên về ngành ung thư. Vị đó có một người chị họ 42 tuổi bị ung thư, nhưng chị đành chịu thua, vì bệnh đã đến giai đoạn cuối và theo như sự đoán của chị thì cỡ chừng ba-bốn tháng là chị phải chết. Vị bác sĩ đó có mail hỏi Diệu-Âm góp ý kiến. Diệu-Âm khuyên, đã tới tịnh trạng này rồi, xin hãy khuyên chị đó buông luôn đi, quyết lòng niệm Phật cầu sanh Tịnh-Độ, nếu mạng còn thì nhờ Phật lực gia trì có thể tự nhiên sẽ hết bệnh, nếu mạng hết thì nương theo cơ hội này vãng-sanh về Tây-Phương Cực-Lạc. Đây là Diệu-Âm ứng dụng lời khai thị của Ấn Tô: “Nếu chết ngay hôm nay thì ngày hôm nay đi về Tây-Phương Cực-Lạc, cần gì chờ đến ngày mai”… Vị đó khuyên người chị. Đã tới đường cùng, không còn cách chọn lựa, người chị nghe lời, phát tâm in tưởng, bắt đầu buông hết, niệm Phật cầu xin vãng-sanh. Chị niệm Phật cầu vãngsanh, nhưng vô tình căn bệnh từ từ thuyên giảm, đến bảy tháng sau thì chị đó đã hoàn toàn bình phục. Chính Diệu-Âm đã đến trực tiếp gặp người chị đó và hỏi:
- Bây giờ chị có tin Phật pháp không?
Chị nói:
- Tin lắm!… Tin lắm!…
- Bây giờ chị còn có ý nguyện gì nữa không?
- Dạ thưa… Em chỉ muốn được vãng-sanh Tây-Phương CựcLạc chứ không muốn hết bệnh.
Tôi tán thán vô cùng, tán thán vô cùng.
Ngài Ấn-Quang đại sư nói: Tín-Nguyện-Hạnh đầy đủ, nếu mạng chưa mãn thì tự nhiên nhờ lực gia trì của Phật mà hết bệnh. Lời khai thị này giúp cho hành giả an nhiên tự tại niệm Phật chờ ngày vãng-sanh. Còn nếu người niệm Phật cầu cho hết bệnh, thì nhất định bệnh không hết mà lỡ mạng đã hết thì không được vãngsanh, lời này có chứng minh rõ rệt. Cho nên khi tu hành chúng ta cần phải hiểu cho thấu con đường giải thoát.
Ở Việt Nam có một cuộc hộ niệm đáng được nêu ra để làm gương. Người bệnh đó là một vị Sư Cô xuất gia rồi bị ung thưđến giai đoạn cuối, bác sĩ đã báo phải chết. Có một vị Đại Đức rất nhân hậu đến hộ niệm cho vị Sư Cô đó, khuyên vị Sư Cô nên xuất viện, để về lo niệm Phật cầu vãng-sanh chứ không còn cách nào cứu chữa được. Vị Sư Cô chấp nhận về nhà niệm Phật cầu vãng sanh. Vị Đại Đức đó tới hộ niệm cho Sư Cô suốt 16 ngày. Trong khoảng 16 ngày đó, Thầy thường xuyên liên lạc với Diệu-Âm để hỏi thêm vì đây là lần đầu tiên Thầy hộ-niệm. Diệu-Âm cũng cố gắng góp ý với Thầy. Hộ niệm được 16 ngày, thì vị Sư Cô đó đã bình phục trở lại, trạng thái hoàn toàn giống như không còn bệnh nữa, và Sư Cô trở lại công phu bình thường. Vị Sư Cô tỏ ra mừng rỡ và nói với vị Đại Đức đại ý như vầy:
- Cảm ơn Thầy, có lẽ là số phần của con chưa hết, nên có lẽ ADi-Đà Phật muốn con dùng cái thân này để cứu độ chúng sanh. Cho nên con xin phát tâm đem thân này đi cứu độ chúng sanh.
Mười ngày sau, vị Sư Cô ngã bệnh trở lại. Cũng chính vị Đại Đức đó tới hộ niệm, nhưng chỉ qua hai ngày thì vị Sư Cô đó ra đi, hoàn toàn không có một dấu hiệu nào để hy vọng rằng có thể vãng-sanh về Tây-Phương Cực-Lạc. Vị Đại Đức điện thoại báo với Diệu-Âm, Thầy nói:
- Tôi muốn ca hộ-niệm đầu tiên của tôi được thành công mà không được. Tôi buồn quá! Chắc có lẽ do đức độ của tôi không đủ nên kết qua như vậy. Thầy thật là khiêm nhường, đức độ. Diệu-Âm có tâm sự với Thầy, tất cả việc gì cũng có nhân duyên. Diệu-Âm tìm hiểu vấn đề, dò hỏi thật kỹ và phát hiện ra một lý do chủ yếu đưa đến sự thất bại, đó là một người trước khi xả bỏ báo thân không giữ tâm nguyện tha thiết cầu vãng-sanh, mà lại phát nguyện lạc ra khỏi quỹ đạo này.
Tình trạng về căn bệnh bác sĩ đã tuyên bố phải chết rồi. Những ngày đầu Sư Cô về nhà quyết lòng thành tâm niệm Phật cầu vãngsanh Tây-Phương Cực-Lạc. Chí thành chí kính liền được cảm ứng đạo giao, nên tự nhiên cảm thấy như hoàn toàn hết bệnh. Thực ra khoảng thời gian đó mạng sống chưa hết, được Phật lực gia trì khiến cho sức khỏe bình phục lại để cho hành giả an lành niệm Phật chờ ngày vãng-sanh, chứ không phải bệnh đã hết hẳn. Nếu tiếp tục cầu nguyện vãng-sanh thì có thể ngày ra đi sẽ được viên mãn ước nguyện. Còn ở đây, vừa mới hết bệnh thì Sư Cô đã tỏ ra mừng vui, vội vã phát tâm nguyện: “Dùng cái thân này để đi cứu độ chúng sanh”. Tâm nguyện có vẻ mạnh mẽ, cao cả, nhưng có thể chỉ là sự phản cảm từ nổi vui mừng được thoát chết. Một người còn tham sống sợ chết thì không được vãng-sanh. Chính vì thế, mười ngày sau trở bệnh lại, dù có được hộ-niệm kịp thời, nhưng qua ngày hôm sau cũng đành phải chết thôi!
Câu chuyện này quả là một lời khai thị đích đáng. Cho nên Chư vị phải hiểu thật rõ là Tín-Nguyện-Hạnh phải đầy đủ mới được vãng-sanh. Nguyện vãng-sanh thì phải buông xuống vạn duyên, ngay cả Phật pháp cũng phải buông xuống mới được vãng-sanh. Ba món tư lương Tín-Nguyện-Hạnh không được lệch lạc, li ra một phân thì coi chừng bị trở ngại. Có lý do nào sâu sắc cần mổ xẻ thêm không? Xin để ngày mai chúng ta sẽ phân tích thêm.
Nam Mô A-Di-Đà Phật.
- – Hành Theo Ấn Tổ (Lời Trần Bạch)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 01)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 02)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 03)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 04)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 05)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 06)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 07)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 08)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 09)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 10)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 11)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 12)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 13)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 14)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 15)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 16)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 17)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 18)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 19)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 20)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 21)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 22)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 23)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 24)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 25)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 26)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 27)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 28)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 29)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 30)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 31)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 32)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 33)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 33)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 34)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 35)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 36)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 37)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 38)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 39)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 40)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 41)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 42)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 43)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 44)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 45)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 46)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 47)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 48)