HÀNH THEO ẤN TỔ
(Tọa Đàm 18)
Nam Mô A-Di-Đà Phật.
Ấn Tổ sau khi ngộ đạo Ngài đóng cửa trong một căn phòng nhỏ, hàng ngày niệm Phật. Ngài để một chữ “TỬ“ rất lớn ở bức tường sau bàn thờ, mỗi lần đi kinh hành qua đó Ngài nhìn chữ tử đó mà tự nhắc nhở rằng một ngày nào đó ta sẽ chết.
Chư vị thấy không? Một vị đại Hòa Thượng đã có công hạnh tu hành cao tột như vậy mà Ngài còn lo sợ đến ngày chết có thể trở ngại mà mất phần vãng sanh, cho nên khi ngộ đạo rồi Ngài thường không muốn tiếp ai hết để quyết tâm niệm Phật.
Trong lời khai thị này Ngài nói từ sáng đến chiều, từ chiều đến sáng giữ tâm mình trong câu A-Di-Đà Phật không rời. Chúng ta trong đời này tin được câu A-Di-Đà Phật, hợp nhau để niệm câu ADi-Đà Phật cầu về Tây-Phương, có nghĩa là trong nhiều đời nhiều kiếp về trước ta đã tu pháp môn này rồi, ta đã niệm Phật rồi. Như ngày hôm kia bác sĩ Châu-Phi hỏi một câu rất là hay:
- Tại sao trong đời trước ta niệm Phật mà ta không được vãng sanh, để đời này còn ngồi tại đây tiếp tục niệm Phật?…
Xin thưa với chư vị, chỉ cần một câu hỏi này thôi, nếu được giải cho rõ ra cũng có thể làm cho mình ngộ đạo đó. Hôm qua chúng ta có nói lý do:
- Tại vì mình đã sơ suất quá đáng.
- Tại vì trong lời khai thị của Ấn Tổ từ trên xuống dưới ta phạm nhiều quá nhiều.
- Tại vì 10 điều thiện chúng ta đã không làm.
- Tại vì lời Phật dạy phải khéo giữ về Thân-Khẩu-Ý nghiệp chúng ta không chịu giữ.
Sai phạm quá nhiều!… Vì phạm quá nhiều nên cái công đức ta tu hành bị thất thoát đi nhiều quá mà không hay. Giả sử như tất cả những điều Phật dạy trên bảng, rồi 10 điều thiện ta làm đầy đủ, ngày đêm ta niệm Phật cầu sanh Tây-Phương Cực-Lạc đúng như Ấn Tổ dạy, nhưng vẫn chưa đủ đâu chư vị.
Tại vì sao?… Vì lúc lâm chung:
- Thần trí chúng ta không phải tỉnh táo như bây giờ ngồi đây nói chuyện đâu!
- Thân thể chúng ta không phải thoải mái như lúc bây giờ đang nói chuyện đâu!
- Trong lúc sắp sửa ra đi chưa chắc gì gia đình con cái tạo cho chúng ta cái duyên thuận lợi để vãng sanh đâu!…
Chính vì vậy mà trong những sơ suất đó có một cái sơ suất rất nguy hiểm là không được trợ duyên thuận lợi trong lúc xả bỏ báo thân. Sự trợ duyên này vô cùng quan trọng!… Vô cùng quan trọng!… Hay nói rõ hơn, hộ niệm trong lúc lâm chung vô cùng quan trọng. Coi chừng chúng ta trong đời trước đã quên chuyện này chăng?…
Xin thưa với chư vị, vạn sự vạn pháp trên thế gian này đều có Nhân-Duyên-Quả Báo. “Vạn pháp nhân duyên sanh”. Hôm nay chúng ta niệm Phật cầu sanh Tịnh-Độ là chúng ta có cái nhân niệm Phật, nhưng có dám bảo đảm khi mình nằm xuống có cái duyên thuận lợi để mình tiếp tục niệm Phật cầu sanh Tịnh-Độ hay không là một điều khác. Nếu cái nhân này chúng ta đã thuần thục, nhưng nếu cái duyên không thuận lợi thì chúng ta vẫn có thể bị trở ngại. Chư Tổ nói đây là do cái duyên nghịch mà làm cho chúng ta mất vãng sanh.
Duyên nghịch tại đâu?…
- Vợ con gia đình quấy phá.
- Bạn hữu đồng tham quấy phá.
- Hoàn cảnh xã hội quấy phá, v.v…
Nhiều mối quấy phá làm cho chúng ta bị nhiễu loạn trong lúc lâm chung không tịnh tâm được để niệm câu A-Di-Đà Phật. Đây là do người có Nhân tốt mà không gặp được cái Duyên tốt. Có thể trong đời trước chúng ta bị phạm phải chuyện này rồi chăng?…
Có nhiều người được cái Duyên thuận lợi, ví dụ như có bạn hữu đồng tham tốt, có gia đình hỗ trợ tốt, thấy được vậy nên có tâm ỷ lại, không chịu lo niệm Phật. Những người bệnh hoạn, nhất là khi đã đối diện với cảnh phải xả ly cái thân nghiệp báo này rồi, mà không chịu quyết lòng niệm Phật tu hành, thì khi người ta đến hộ niệm, nhưng không ngờ oan gia trái chủ đã công kích thẳng vào hệ thần kinh của mình rồi. Hàng ngày xao lãng công phu niệm Phật, cứ lo nói chuyện xã hội, lo nói chuyện thế gian… những chủng tử này đã nhiễm vô trong tâm chúng ta nhiều quá rồi, đến lúc nằm xuống người ta tới hộ niệm thì mình nhức đầu!… Đây là những người có Duyên nhưng bị thất bại là do không tạo cái Nhân một cách vững vàng.
Có Duyên mà không Nhân cũng không thể thành Quả, huống chi là những người Duyên chưa thuận mà Nhân cũng chưa thục?!… Không có cái Nhân thành thục, mà cũng không có cái Duyên thuận lợi nữa, thì làm sao mà họ có thể vãng sanh về TâyPhương Cực-Lạc được?…
Chư Tổ Sư dạy những lời tuy hết sức đơn giản, nhưng bây giờ chư vị hãy cố gắng tìm hiểu rồi suy ra thử coi, đến chừng nào chúng ta mới hiểu cho thấu đáo cái đạo lý cao siêu bên trong?… Cho nên phải nhớ là tu hành đường nào phải một đường mà đi, thì chư vị sẽ khám phá ra bầu trời bao la, hư không pháp giới đều nằm trong cái “Một” đó, gọi là “Nhất giả nhất thiết giả” là vậy.
Hiểu được chút ít đạo lý này, nên thường thường Diệu-Âm đi đâu nói chuyện gì nói một chuyện thôi. Ví dụ hôm nay chúng ta nói đến lời khai thị của Ấn Tổ, thì cứ nói về một lời khai thị này thôi. Quý vị cứ cố gắng hiểu sâu vào đi, nó sẽ mở ra tới hư không pháp giới vẫn chưa chứa đủ trong lời khai thị này chứ không phải đơn giản đâu.
Tại sao Diệu-Âm dám nói như vậy?… Tại vì nếu chúng ta hiểu rõ và thực hành được lời khai thị của Ấn Tổ thì ta sẽ vãng sanh về
Tây-Phương Cực-Lạc. Vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc thì tâm chúng ta liền châu biến pháp giới rồi chư vị ơi. Từ một điểm này thôi đi về tới hư không pháp giới thành đạo. Cho nên lời Tổ dạy đã có đầy đủ Nhân-Duyên rồi.
Bây giờ trở lại vấn đề của chúng ta, ví dụ như anh Hai đây thực sự là một người có đại phước báu đấy, đại nhân duyên đấy. Nhiều khi cả trong dòng tộc của anh Hai chưa chắc gì đã có một người gặp được cơ hội này. Hãy cứ suy nghiệm thử coi, trong ông bà cha mẹ cửu huyền thất tổ… có người nào được cái nhân niệm Phật và được cái duyên hộ niệm này không? Không dễ gì có đâu!… Dễ gì có một người thoát vòng sanh tử luân hồi!… Dễ gì có một người được vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc!…
Nhưng mà đời này anh Hai ở trong chỗ niệm Phật đi thẳng về Tây-Phương, có bạn hữu đồng tham bên cạnh sẵn sàng hộ niệm cho anh. Đây là một dịp may hy hữu trong vô lượng kiếp. Rõ ràng duyên thù thắng. Có duyên, nhưng chính anh phải tạo cái nhân cho chính mình mới được. Có Nhân-Duyên kết lại mới thành quả báo.
Ví dụ cụ thể, hôm qua chúng ta nghe một tin, vừa rồi ở đây có một người bị đột quỵ chết liền tại chỗ. Nếu nghe tin này, mà ta nghĩ rằng mình tu tốt như thế này thì không có chuyện đó đâu. Nếu khởi lên ý nghĩ này thì ngay lập tức ta phạm phải một điều mà Tổ Sư Ấn-Quang đã căn dặn rất kỹ: “Nếu đã tu trì, phải tự hiểu là công phu của mình hãy còn nông cạn, chẳng nên tự kiêu căng, khoa trương”. Một khi nghĩ rằng, ta tu hành như thế này thì không có chuyện đó, chẳng khác gì tự cho ta có công phu ngon lành, tự cho ta có chứng đắc!… Sự cao ngạo thượng mạn đã nổi lên rồi!… Chính vì một chút ngã mạn mà thường đưa đến tình trạng, giả sử thôi, khi bệnh nặng, đồng tu tới hộ niệm, họ khuyên: – Anh Hai ơi! Niệm Phật nhé…
– Tôi biết rồi cần chi dặn nữa?…
Một lời nói xuất phát từ tánh cống cao ngã mạn! Lời của Ngài Ấn-Quang dạy, “… Phải tự hiểu là công phu của mình hãy còn nông cạn, chẳng nên tự kiêu căng, khoa trương”, mình không thực hiện được rồi. Mình đã đi sai đường rồi! Sai ngay trong căn bản mà không hay!…
A-Di-Đà Phật thấy rằng nghiệp chướng của chúng sanh nặng lắm. Vì thương chúng sanh nên Ngài dạy phải sám hối tất cả những lỗi lầm, trừ bỏ những phiền não đi để Ngài cứu. Tăng thượng mạn là một trong những cái phiền não lớn nhất cần phải bỏ. Người tu hành mà vướng phải cái nạn này thì tu ngàn đời vạn kiếp vẫn không thành đạo. Bây giờ chúng ta hiểu được như vậy rồi, tự nhiên mình thấy đường thành đạo nằm ngay ở chỗ hết sức gần gũi, hết sức cụ thể, chứ không có gì là cao siêu cả.
Tổ Ấn-Quang là Đại-Thế-Chí Bồ-Tát tái lai. Đã là Đẳng-Giác Bồ-Tát mà quý vị hãy đọc thật kỹ lời khai thị của Ngài, có lời nào Ngài nói chuyện cao siêu đâu, có lời nào Ngài nói chuyện xa vời đâu. Vì phàm phu chúng ta thật sự bị vướng những điểm này đây, nên lời khai thị của Ngài gỡ ra từng điểm từng điểm cho chúng ta. Nếu mình thành tâm “Y giáo phụng hành”, thì nhất định chúng ta sẽ vãng sanh. Nếu chúng ta không chịu y giáo của Ngài, dù ta niệm Phật, nhưng coi chừng sẽ mất phần vãng sanh.
Mong cho chư vị hiểu được chỗ này rồi mình mới thấy mỗi ngày nghe được lời khai thị của ngài Ấn-Quang, mình phải ngộ ra liền một cảnh giới. Ngộ cảnh giới gì đây?… Phàm phu tục tử tội chướng sâu nặng này, thì nghiệp chướng nó quyện lấy chúng ta tới vô lượng kiếp về sau còn ở trong cảnh sanh tử luân hồi, mà coi chừng bị rơi xuống dưới tam ác đạo nữa là khác. Ngộ ra thì bây giờ hãy ăn ở hiền lành chất phác, quyết tâm từ sáng đến chiều từ chiều đến sáng cố gắng niệm được câu A-Di-Đà Phật, niệm được câu nào hay câu đó:
- Những chuyện gì ở đời bỏ được thì bỏ đi chư vị ơi!…
- Những cái tham luyến gì ngoài đời bỏ được thì bỏ đi chư vị ơi!…
- Những giận hờn gì ở ngoài đời bỏ được thì bỏ đi chư vị ơi!…
Hãy quyết lòng niệm Phật. Một vài năm nữa trên cõi đời này đâu có bao nhiêu! Còn những người đã bị bệnh, nhiều khi thân mạng chỉ còn 1 ngày, 2 ngày… Những người có bệnh liên quan tới tim mạch, sự đột quỵ có thể đến bất ngờ!… Thân mạng tan biến. Thời gian trên cõi trần này mong manh như bóng nước bềnh bồng trong cơn mưa!… Mình thấy không, bong bóng tròn óng ánh đẹp lắm, nó nở ra tại chỗ này, nó bơi bơi qua chỗ kia thì liền tan biến. Có bao giờ cái bong bóng nước nó hẹn được, nó chờ được thêm một vài giây nữa không?… Trong thời gian gần đây tại nơi nầy mình đã thấy rất nhiều chuyện vô thường rồi, vậy thì phải ngộ ra liền đi nhé…
Ngộ gì nữa đây?… Thân mạng dù vô thường không khác gì bong bóng nước, nhưng mà linh hồn trong cái thân mạng đó phải chịu nạn nếu không biết đường đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Cho nên tất cả đều phải chuẩn bị trước, đừng để bị rã tan như cái bong bóng nước rồi, thì còn cơ hội nào nữa để chuẩn bị?… Hãy nghĩ rằng chỉ còn một sát-na nữa là mình có thể thọ nạn rồi. Một khi đã thọ nạn rồi, thì không ai có thể cứu mình được. Đại nguyện của đức A-Di-Đà muốn cứu tất cả chúng sanh, từng người, từng người, nhưng tại vì chúng ta làm không đúng, tu không tới, nguyện không vững, tin không đủ… thì Ngài cũng đành phải chịu thua đứng nhìn trùng trùng điệp điệp chúng sanh rơi xuống tam ác đạo mà cứu không nổi!…
Hiểu như vậy, mong chư vị quyết lòng quyết dạ một đời này nhất định vãng sanh Tây-Phương Cực-Lạc thế giới… Nam Mô A-Di-Đà Phật.
- – Hành Theo Ấn Tổ (Lời Trần Bạch)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 01)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 02)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 03)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 04)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 05)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 06)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 07)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 08)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 09)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 10)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 11)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 12)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 13)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 14)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 15)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 16)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 17)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 18)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 19)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 20)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 21)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 22)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 23)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 24)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 25)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 26)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 27)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 28)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 29)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 30)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 31)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 32)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 33)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 33)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 34)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 35)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 36)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 37)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 38)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 39)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 40)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 41)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 42)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 43)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 44)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 45)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 46)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 47)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 48)