Hành Theo Ấn Tổ – Cư Sĩ Diệu Âm (Tọa Đàm 45)

Share on facebook
Share on twitter

HÀNH THEO ẤN TỔ

(Tọa Đàm 45)

 

Nam Mô A-Di-Đà Phật

Tổ Sư Ấn-Quang luôn luôn chủ trương những điều xác thực cụ thể. Suốt cuộc đời hành đạo giáo hóa chúng sanh, không bao giờ Ngài nói những điều gì cao xa. Ngài không chú trọng về những LýĐạo cao siêu, mà luôn luôn nhắc nhở đến Sự-Tu thực tế.

Hồi sáng chúng ta có nhắc đến “Lục Độ Vạn Hạnh” của chư đại Bồ-Tát tu hành mà Hòa Thượng Tịnh-Không có đưa vào thành một khoa cho người niệm Phật thực hiện. Thực ra lục-độ cao lắm, không phải đơn giản để chúng ta thực hiện dễ dàng được đâu. Lục độ là: Bố-Thí, Trì-Giới, Nhẫn-Nhục, Tinh-Tấn, Thiền-Định, Bát-Nhã.

Bố-Thí độ Tham Lam. Nghe danh từ bố-thí có vẻ gần gũi, nhưng ngài Ấn-Quang cũng cho là khó khăn đối với những người chưa quen làm. Người chưa quen bố-thí mà kêu gọi bố-thí thì họ cảm thấy khó chịu lắm!… Vì thế, thay vì nói bố-thí, Ngài nói mộc mạc hơn, “Thay người làm những việc cực nhọc”. Thà đổ ra một chút mồ hôi dễ chịu hơn bỏ ra đồng tiền!… Nhưng thực ra, thay người làm những việc cực nhọc chính là bố-thí, gọi là bố-thí nội tài. Bố-thí nội tài là thay người làm những việc cực nhọc, bố thí ngoại tài là giúp đỡ tiền bạc. Bố thí nội tài nhiều khi có phước đức hơn bố-thí ngoại tài. Những người ngại sương, ngại gió, ngại mưa, ngại nắng… Họ sợ bệnh, sợ cảm dữ lắm, nên không dám hy sinh một chút mồ hôi làm việc phụ giúp người… Chư vị hãy để ý có thể thấy liền, những người này thường hay bị bệnh, bị cảm… Đây chính là vì họ không biết bố-thí nội tài, không biết thay người làm việc khó nhọc. Những người trong đời này nghèo khó, chính là những người keo lận trong đời trước. Họ khó làm chuyện bố-thí lắm, chính vì vậy mà họ bị nghèo hoài thôi.

Hôm trước có câu hỏi như thế này: “Tôi cầu xin Phật cho tôi được trúng số để có tiền làm đạo. Cầu như vậy có được không?”. Sẵn đây xin trả lời rõ thêm… Thôi!… Đừng cầu như vậy nữa. Cầu như vậy coi chừng vướng vào chữ “Tham” đấy. Tham lam thì rơi vào hàng ngạ-quỷ, không tốt chút nào cả. Không bao giờ cầu Phật mà Phật cho mình trúng số đâu. Nếu cầu mà Phật có thể cho mình trúng số, thì Diệu-Âm sẽ trúng trước rồi, không đến chư vị đâu. Vì sao? Vì chư vị cầu xin trúng 10 triệu để cúng dường 2 triệu, còn Diệu-Âm sẽ cầu trúng 10 triệu, sẽ cúng dường 9 triệu rưỡi, nghĩa là khơi khơi mình cũng được 500 ngàn đô-la, lời quá sức rồi!… Phật Bồ-Tát không bao giờ dạy chúng ta cầu như vậy đâu!

Trì-Giới độ Ác Nghiệp. Ở đây mỗi buổi cộng tu chúng ta đều có đọc 10 điều thiện, lời Phật dạy. Có người đọc đến thì sợ, vì thấy rằng mình làm chưa được nên cảm thấy có tội. Ồ!… không có tội đâu. Nếu quả thấy mình làm chưa được thì càng nên đọc cho nhiều lên. Cứ đọc nhiều lên thì tự nhiên mình sẽ có hướng sửa đổi tốt đẹp hơn. Công phu tu tập của mình có thêm công đức.

Nên nhớ, giữ giới không phải chỉ là 10 điều thiện đó hay 5 giới là đủ, mà còn phải giữ quy luật của đạo tràng nữa. Điều này quan trọng lắm. Người vào trong một đạo tràng không chịu giữ giới luật, thường thường bị phiền não. Những người tu hành mà bị phiền não nhiều chính là những người hay phá giới, không chịu tuân theo quy luật của đạo tràng. Ví dụ, như hôm nay là ngày tịnh-khẩu, không được nói chuyện, nhưng mình cứ nói chuyện. Nói một lần, hai lần, nhưng đến lần thứ ba thì nhất định sẽ có người đến nhắc nhở hoặc chỉ trích. Bị chỉ trích thì bị phiền não. Bị phiền não chỉ vì mình không giữ giới luật. Thật đơn giản. Tục ngữ thế gian có câu

“nhập gia tùy tục”. Vào một nơi nào mình cứ theo đúng tục lệ của họ là được, không nên sơ ý làm trái ngược.

Nhẫn-Nhục độ Sân Khuể. Ở đây Tổ-Sư cũng nhắc đến nhẫn nhục. “Nhẫn nhục điều mà người khác khó nhẫn được”. Chúng ta thấy rõ ràng rằng, Ngài không nói điều gì cao siêu cả, nhưng thực ra lời khai thị đã bao gồm những hạnh Ba-la-mật của đại Bồ-Tát tu hành mà chúng ta không hay. Lục-Độ Vạn-Hạnh là dành cho đại Bồ-Tát tu hành đấy.

Tinh-Tấn độ Giãi Đãi. Ngài không nói tinh tấn mà dạy rằng: “Từ sáng tới tối, từ tối tới sáng, lo niệm Phật, không để gián đoạn”. Lời nhắc nhở này gần gũi hơn, rõ ràng hơn, cụ thể hơn. Nếu nói tu tinh tấn, nhiều khi có người không hiểu tu như thế nào mới là tinh tấn. Tinh là tinh thuần. Tấn là tiến tới. Cứ một câu Phật hiệu đi thẳng tới, không xen tạp, không gián đoạn là tinh-tấn. Xen tạp là đại phá giới của pháp môn niệm Phật đấy. Từ sáng đến tối, từ tối đến sáng, nhớ lúc nào niệm lúc đó, niệm câu A-Di-Đà Phật, ngoài câu A-Di-Đà Phật không khởi một niệm nào khác. Rõ ràng, trong sáng, đầy đủ. Thực sự lời Ngài nói rất tuyệt vời, tuyệt vời ở chỗ Ngài không dùng những danh từ vĩ đại, to lớn, mà Ngài nói thẳng vào cách sống của chúng ta, bắt đầu từ đó mình làm đi, vô tình mình đã thực hiện được những hạnh Ba-la-mật của chư Bồ-Tát tu hành mà mình không hay.

Thiền-Định độ Tán Loạn. Thiền-định là gì? Nếu bây giờ những người phàm như chúng ta đem lý luận ra mà giảng giải thuật ngữ này thì tâm có tịnh cũng thành loạn. Chủ đích của thiền-định nhằm trị tán loạn, nhưng ta đã bị tán loạn rồi!… Thực ra với người niệm Phật, thì Thiền-Định chính là trì câu A-Di-Đà Phật không ly ra, không thay đổi. Đây thực sự là thiền định. Thiền là ngoại bất trước tướng. Định là nội bất động tâm. Thiền-Định là bên ngoài không chạy theo hình tướng, bên trong không lay động tâm ý. Người ta nói gì thì nói, người ta làm gì thì làm, mình cứ một câu A-Di-Đà Phật mà niệm quyết lòng cầu sanh Tịnh-Độ, không thay đổi, không phân vân, đây chính là Đại-Thiền-Định.

Đời này gặp được câu A-Di-Đà Phật là một đại nhân duyên để thành tựu, một cơ hội hy hữu trong vô lượng kiếp rồi để được giải thoát. Nếu thấy người ta đi đường này mình phân vân, thấy người ta đi đường nọ mình chao đảo, thì không phải là Thiền rồi. Định là nội bất động tâm. Nhất định tôi trì giữ câu A-Di-Đà Phật, vì chỉ có câu A-Di-Đà Phật mới giúp được cho tôi một đời này vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc. Không có câu A-Di-Đà Phật, thì nhất định một đời này tôi không thể thoát khỏi cảnh sanh tử luân hồi. Tâm như vậy gọi là có Định đấy.

Cho nên, pháp niệm Phật là đại Thiền-Định, là Tối-ThượngThiền đấy chư vị, không phải là thiền bình thường đâu. Định là có chủ định. Tất cả pháp môn đều tu Thiền-Định, nhưng phương cách thực hành khác nhau. Niệm Phật là tâm định vào câu A-Di-Đà Phật, nhất định niệm câu A-Di-Đà Phật tới cùng. Định vào câu ADi-Đà Phật là định vào Chơn-Tâm, vì A-Di-Đà Phật chính là ChơnTâm của mình, cho nên đây chính là Đại-Định. Chư Tổ gọi đây là Tối-Thượng-Thiền, một đời này vãng sanh thành đạo đấy.

Ngài Tịnh-Không nói người ưa luận hay, lý giỏi, thì ta biết chắc chắn rằng một đời này họ không đoạn được nghiệp hoặc. Nghiệp chướng còn tràn trề thì nhất định người này sẽ mất phần giải thoát.

Không được giải thoát thì đời sau ở đâu chưa biết được, nhưng nhất định còn lảng vãng chỗ nào đó trong sáu đường. Còn một bà già không biết lý luận gì hết, ai nói gì thì nói, bà cứ niệm “A-Di-ĐàPhật, A-Di-Đà Phật…”. Ai làm gì thì làm, bà cứ niệm một câu A-Di-

Đà Phật cầu về Tây-Phương, bà già đó vãng sanh thành đạo trước rồi trở về độ lại những người nói hay nói giỏi đấy.

Biết được điều này mới thấy rõ ràng Ấn-Quang đại sư nói hay quá, thấm thía quá. Ngài không nói chúng ta phải tu thiền định, mà Ngài dạy chúng ta từ tối đến sáng, từ sáng đến tối giữ mình trong câu A-Di-Đà Phật, giữ tâm trong câu A-Di-Đà Phật, ngoài câu A-Di-

Đà Phật, đừng khởi lên một niệm nào khác. Đây là Ngài dạy cho mình một pháp tu thiền-định. Nhưng thực tế mình có khởi vọng niệm không?… Có, vì mình là phàm phu mà!… Nhưng có vọng niệm mà không sợ, hãy mau mau ngừng vọng niệm lại và niệm lên câu A-Di-Đà Phật, lấy câu A-Di-Đà Phật phủ lại, trùm lại, thay thế vào. Cách đối trị đơn giản, rõ ràng. Đây là pháp tu có Thiền, có Định. Có Thiền-Định rồi thì tự nhiên phát huệ. Phát huệ tại đâu? Vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc thì không ngộ cũng phải ngộ, không chứng cũng phải chứng, không phát huệ cũng sẽ phát huệ. Tổ sư nói, “Nhược đắc kiến Di-Đà, hà sầu bất khai ngộ”. Vãng sanh thì gặp đức A-Di-Đà, gặp được A-Di-Đà Phật rồi lo gì mà không đại-triệt đại-ngộ, lo gì mà không minh-tâm kiến-tánh, lo gì mà không thành Phật.

Mình thấy rõ ràng, hình như là lời khai thị đơn giản mộc mạc của Ngài Ấn-Quang đã bao trùm cả năm khoa mục tịnh-độ của Hòa Thượng Tịnh-Không đưa ra mà mình không hay.

Chính vì thế, xin thưa với chư vị, khi tu hành chúng ta phải thực tế. Đi phải có đường, về phải có đích. Mình phải xác lập tư tưởng vững vàng, cụ thể, xác đáng, thiết thực rồi cứ giữ đó mà đi. Đừng để tâm ý mông lung mà bị Tổ Sư rầy la là “Tâm viên, ý mã”. Nghĩa là tâm nhảy lăng xăng như con khỉ, ý chạy lung tung như con ngựa. Hãy một đường mà đi, một câu Phật hiệu A-Di-Đà mà thành tựu, đúng như lời Phật dạy trong kinh Vô-Lượng-Thọ “Nhất hướng chuyên niệm A-Di-Đà Phật cầu sanh Tịnh-Độ” mới tốt. Đừng vay cách này, mượn cách nọ, đừng chạy khắp nơi nữa thì tâm mới định. Còn cứ theo tập khí xưa chạy khắp nơi, thì nhất định cái tâm này không có chỗ trụ:

  • Ý không giữ trong câu A-Di-Đà Phật được: Ý-nghiệp này tệ rồi!…
  • Miệng không thể niệm A-Di-Đà Phật được: Khẩu-nghiệp này tệ rồi!…
  • Thân không lạy A-Di-Đà Phật được: Thân-nghiệp này tệ rồi!…

Thân không có sức gì kéo lại, khẩu không có dây cương kềm giữ, tất cả đều bắt nguồn từ tâm vọng ý loạn mà ra.

Ngài Đại-Thế-Chí Bồ-Tát dạy rằng có nghĩ thì nghĩ A-Di-Đà Phật, có tưởng thì tưởng A-Di-Đà Phật, có niệm thì niệm A-Di-Đà Phật đi, thì nhất định một đời này hoặc là tương lai cũng được đi về Tây-Phương Cực-Lạc để gặp A-Di-Đà Phật.

Cho nên pháp môn niệm Phật, mới nhìn thì có vẻ đơn giản, nhưng đến nỗi đức Phổ-Hiền là Đẳng Giác Bồ-Tát, cũng phải niệm câu A-Di-Đà Phật để cầu sanh về Tây-Phương. Hôm trước chúng ta có biết qua, ngài Pháp-Chiếu đại sư lên núi Ngũ-Đài-Sơn thành tâm thỉnh cầu đức Văn-Thù Sư-Lợi chỉ điểm. Lòng thành của Ngài cảm ứng đã mở được cửa động Kim-Cang, trong động Ngài thấy đức Văn-Thù Sư-Lợi và đức Phổ-Hiền Bồ-Tát đang ngồi trên bệ sư tử trang nghiêm, giảng kinh thuyết đạo cho hàng vạn Bồ-Tát tu hành. Ngài tới đảnh lễ và được đức Văn-Thù Sư-Lợi xoa đầu bảo rằng, trong thời này nhà ngươi phải chú tâm niệm Phật cầu sanh Tịnh-Độ. Bồ-Tát Văn-Thù Sư-Lợi cho biết, tất cả các hạnh nguyện của các đức Như-Lai trong 10 phương Chư Phật đều nhờ pháp niệm Phật mà thành Phật, mà thành “Nhất-Thiết-Chủng-Trí”, nhà ngươi chớ nên khinh thường. Rồi chính đức Văn-Thù Sư-Lợi nói rằng, pháp môn niệm Phật là vua của tất cả các pháp môn. Chính đức Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-Tát, là Đẳng-Giác Bồ-Tát, là Pháp Vương Tử rồi mà vẫn niệm Phật. Chư vị nghĩ coi ngài Quán-Thế-Âm là Đẳng-Giác Bồ-Tát, là cổ Phật rồi đó vẫn niệm Phật như thường. Hòa Thượng Tịnh-Không nói, trên cảnh Hoa-Nghiêm, từ thập địa, cửu địa, bát địa, thất địa trở lên luôn luôn ngày đêm, đêm ngày đều trì giữ câu A-Di-Đà Phật. Nhiều người nghĩ rằng niệm câu A-Di-Đà Phật quá thường. Quá thường thì tại sao Đẳng-Giác Bồ-Tát còn phải niệm để cầu vãng sanh? Chúng ta là hàng phàm phu, tội chướng sâu nặng lại dám khinh thường sao?… Pháp niệm Phật vi diệu đến nỗi ngay cả chúng sanh trong địa-ngục mà niệm được câu A-Di-Đà Phật cầu vãng sanh cũng về được Tây-Phương một đời thành Phật.

Chúng ta ở cảnh giới người này là dễ vãng sanh lắm! Hãy khôn ngoan biết từ cảnh giới người này đi thẳng về Tây-Phương một đời thành đạo. Hãy quyết lòng niệm Phật mà cầu vãng sanh, đừng cầu mong chứng cái gì cả, đừng cầu mong được cái gì cả. Nếu cứ cầu mong được chứng cái gì đó, thì coi chừng mình chứng được cái gì trong lục đạo luân hồi, chứ không thể chứng được cảnh giải thoát đâu. Chính vì thế chư Tổ thường dạy rằng:

  • Niệm Phật là cầu vãng sanh, chứ đừng cầu hết bệnh.
  • Niệm Phật là cầu vãng sanh, chứ không được cầu thanh tịnh.
  • Niệm Phật là cầu vãng sanh, chứ không được cầu nhất tâm bất loạn.
  • Niệm Phật là cầu vãng sanh, chứ không được cầu cho hết vọng tưởng…

Cầu vãng sanh là Chánh-Cầu, tất cả những cái cầu khác là Vọng-Cầu. Vọng thì không có thực tướng, chỉ tự mình dựng lên thành vấn đề để đánh lạc hướng cái tâm nguyện vãng sanh TâyPhương Cực-Lạc mà thôi. Nên nhớ kỹ điều này.

Cho nên bây giờ ta hãy tha thiết cầu vãng sanh Tây-Phương Cực-Lạc, thì tất cả những cái cầu kia sẽ tùng theo cái chánh-cầu mà đáp ứng cho mình, nghĩa là vãng sanh xong thì tất cả đều có đầy đủ. Mong ai ai cũng được vãng sanh thành đạo.

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

 

HÀNH THEO ẤN TỔ (2013)

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –