HÀNH THEO ẤN TỔ
(Tọa Đàm 32)
Nam Mô A-Di-Đà Phật.
Ngài Ấn-Quang dạy: “Nếu đã tu trì phải tự hiểu là công phu của ta hãy còn nông cạn, chẳng nên tự kiêu căng, khoa trương”. Trong thời mạt-pháp này, chúng sanh hầu hết thuộc hàng căn cơ thấp kém, tội chướng sâu nặng. Chư Tổ, chư Phật nói rằng, thời này tìm ra một người trung căn đã khó rồi, đừng nói chi tới hàng thượng căn. Trung hạ căn mà không chịu giữ thân phận khiêm tốn, rất dễ đi tới chỗ gọi là vọng tưởng. Vọng là không chân; Tưởng là ý nghĩ là tư tưởng. Vọng-tưởng là tư tưởng không chân thật, tư tưởng sai lầm!… Điều này có thể dễ thấy ở những người vừa có được một chút ít công phu tu tập gì đó, liền khởi lên cái tâm không được khiêm tốn!…
Tiêu chuẩn của ngài Ấn-Quang đại sư khuyên là hãy cố gắng niệm mỗi ngày 50 ngàn câu Phật hiệu. Ngài nói như vậy có hàm nghĩa là nghiệp chướng của chúng sanh trong thời này nặng lắm, mỗi người phải cố gắng trì giữ câu A-Di-Đà Phật mà niệm, thành tâm niệm, thì nghiệp chướng sẽ theo dòng công phu đó mà tiêu giảm đi, có vậy may ra khi ta nằm xuống mới có thể niệm được câu Phật hiệu. Nhưng xin hỏi chư vị ở đây có ai thực hiện được chuyện này chưa? Chính Diệu-Âm này cũng muốn làm lắm mà làm chưa nổi. Như vậy, công phu tu tập của chúng ta, dù có quyết tâm tới đâu đi nữa, vẫn còn nông cạn lắm. Công phu nông cạn thì rõ ràng đường vãng-sanh về Tây-Phương Cực-Lạc của chúng ta chưa phải là đơn giản đâu.
Ngài nói tiếp: “Ngoài việc niệm Phật đừng có dấy khởi một niệm nào khác”… Nhưng chúng ta có thể tự hiểu lấy là thực tế tạp niệm, vọng niệm… luôn luôn xảy ra sát bên cạnh, nhiều khi đang niệm Phật trong Niệm Phật Đường mà vọng tưởng vẫn nổi lên như thường, ý nghĩ này ý nghĩ nọ vẫn thường xuyên hiện ra. Rõ rệt công phu chúng ta thực sự là nông cạn!…
Do đó, khi nghe lời Ấn Tổ nhắc nhớ, chúng ta cần nên giựt mình và hiểu cho thấu rằng đây là sự thực của chính mình. Sự thực này chính là: Căn tánh thấp kém, nghiệp chướng sâu nặng, công phu nông cạn, như vậy đường vãng sanh vẫn còn bấp bênh!… Rõ ràng lời khai thị của Ngài chẳng khác gì dạy thẳng cho chúng ta trong thời mạt-pháp này phải kết hợp chặt chẽ với bạn đồng tu, phải hòa hợp với nhau, để đến khi lâm chung có những người bạn đạo đến bên cạnh nhắc nhở khuyến tấn, an ủi, vỗ về, gỡ rối cho mình trong lúc xả bỏ báo thân. Được như vậy mình mới có thể niệm được câu Phật hiệu để vãng-sanh.
Pháp hộ-niệm rất là quan trọng, rất là quan trọng!.
Diệu-Âm luôn luôn đề cao pháp hộ-niệm của Tịnh-Tông. Một người công phu niệm Phật dù có tốt đi nữa, vẫn cần phải nghiên cứu về hộ-niệm. Biết hộ-niệm mới biết những chướng ngại gì có thể xảy ra khi mình lâm chung. Đi hộ-niệm cho người khác là để biết hộ-niệm cho chính mình. Trong cuộc tọa-đàm “Hộ-Niệm Là
Một Pháp Tu”, Diệu-Âm nhấn rất mạnh, nhắc rất nhiều về ba điểm: Tín-Nguyện-Hạnh để vãng-sanh. Nếu niềm tin của chúng ta yếu quá, bây giờ đây thì không thấy đâu, nhưng bắt đầu trước những giờ phút lâm chung, mình sẽ thấy những hiện tượng quấy nhiễu xảy ra làm cho tâm ta hỗn loạn, không còn giữ chánh niệm được nữa. Diệu-Âm biết được chút ít kinh nghiệm rồi, nên thành tâm nhắc nhở người niệm Phật phải giữ niềm tin cho vững. Phải vững tin vào đại thệ của Đức A-Di-Đà. Phải bám thật chặt câu Phật hiệu, giống như một người đang bị cuốn trôi giữa dòng nước lũ mà vớ được chiếc phao. Cơn bão “Hải-Yến” vừa qua ở Phi-Luật-Tân, sóng nước cuồn cuộn tàn phá cả một vùng rộng lớn, đoạt mất gần 10 ngàn mạng sống con người. Thật là hãi hùng!… Một người đang trôi trong dòng cuồn lũ đó nếu may mắn vớ được chiếc phao thì phải bám cho chặt, nếu sơ ý rời cái phao ra thì tiêu đời liền lập tức.
Chính câu A-Di-Đà Phật là cái phao cho những người đang sắp chết chìm trong dòng nghiệp lực. Người có niềm tin vững vàng thì tự nhiên bám chặt câu Phật hiệu. Người có niềm tin vững vàng thì tự nhiên chuyên tinh niệm câu A-Di-Đà Phật mà vãng-sanh thoát vòng sanh tử. Người có niềm tin yếu đuối thì tâm hồn phân vân, chao đảo, suy nghĩ mông lung. Người có niềm tin yếu đuối thường thể hiện qua các cách công phu gọi là “Giáp-Tạp”, không có đường hướng nhất định. Trong kinh Vô-Lượng-Thọ Phật gọi sự tu tập này là “Bất-Định-Tụ”, rất khó được thành tựu!…
Xin thưa với chư vị, thời này mạt-pháp rồi, cơ hội thoát vòng sanh tử khó lắm, dễ gì tìm ra được một người tu hành giải thoát thành đạo. Chết bị đọa lạc trở thành là chuyện tự nhiên của người thế gian. Do đó, khi nghe đến pháp niệm Phật được vãng-sanh
Tịnh-Độ thì ít có người tin tưởng. Không những không tin tưởng, mà có người còn đưa ra nhiều lý luận để bài bác nữa là khác. Nếu chư vị không vững tin vào lời Phật dạy, để tâm hồn chao đảo, phân vân thì rất dễ bị thoái chuyển.
Chính vì vậy mà tại các Đạo-Tràng thanh tịnh tu hành, thường có những bảng hiệu khuyên đồng tu hãy bịt lỗ tai lại, hãy đóng cái miệng đi, hãy che con mắt cho kín… Đừng nghe, đừng nói, đừng nhìn đến vấn đề thị phi, để thanh tịnh Thân-Khẩu-Ý mà nhiếp vào câu Phật hiệu. Dù có tu tập được như vậy, nhưng đã đủ chưa? Chưa đủ đâu. Luôn luôn phải thấy rằng công phu của mình còn nông cạn. Phải kết hợp với sự hộ-niệm một cách chặt chẽ mới có hy vọng vãng-sanh. Người hộ-niệm biết củng cố Tín-Nguyện-Hạnh rồi, nhưng cũng chưa đủ. Phải biết hướng dẫn và củng cố TínNguyện-Hạnh cho người bệnh nữa thì mới có khả năng giúp cho một người vãng-sanh. Phổ biến pháp hộ-niệm thật sự là điều quan trọng, vô cùng quan trọng.
Trong cuộc tọa đàm nói về “Hướng Dẫn Khai Thị”, Diệu-Âm cũng trình bày liên tục 48 đêm, xin chư vị cố gắng nghe qua. Hy vọng cuộc tọa-đàm này sẽ góp ý cho chư vị vài cách hướng dẫn căn bản cho người bệnh, để chư vị tùy cơ ứng biến.
Hôm trước có người bạn email gởi tới một đoạn video của một cuộc hộ-niệm. Điểm chung thì người hộ-niệm có tâm thành cứu người, nhưng cách thực hiện hộ-niệm có phần sơ suất. Trong đoạn video đó, người bệnh đang nằm trên chiếc nệm, còn rất tỉnh táo, được đặt trước một chánh điện rộng lớn trang nghiêm. Hàng trăm vị đồng tu mặc áo tràng nghiêm chỉnh đang ngồi bên dưới. Một người trưởng lão đứng thuyết trình về pháp vãng-sanh, và giảng giải cho người bệnh hết đạo lý này tới đạo lý khác… Trong pháp hộ-niệm, chư Tổ dạy rằng, không được dùng cách khai thị này.
Hộ-niệm đơn giản, thực tế, trực tiếp gỡ những gút mắc khó khăn cho người bệnh, khuyên họ buông xả, nhiếp tâm niệm Phật cầu xin vãng-sanh, chứ không có gì cao siêu lắm đâu, xin chư vị đừng nên đi xa quá mà tạo thêm sự rắc rối… Xin nhấn mạnh lại, khai thị hướng dẫn trong pháp hộ-niệm không phải là giảng kinh thuyết đạo, không phải thuyết giảng về Cửu-Phẩm Liên Hoa, BátChánh-Đạo, Thất Bồ-Đề-Phần, v.v… Không phải nói những đạo lý đó, mà chính là làm sao giúp cho người bệnh hóa giải những điều vướng mắc, khó khăn của chính họ.
Mỗi người có một vướng mắc riêng. Một người đang chờn vờn, phân đo, do dự… có thể đang vướng mắc tình cảm, gia tài, con cái… Ta cần khuyên họ buông xả ra. Một người tâm trí thường bất an, khủng hoảng… Có thể họ đang bị oan gia trái chủ báo hại, hãy an ủi tinh thần và điều giải giúp họ. Một người muốn cầu xin hết bệnh, đây là dạng sợ chết… Phải khéo léo nói cho họ biết cái thân tàn tạ này đã hết hạn thì nó phải tan rã, chứ chính ta không chết. Hãy khuyến tấn họ tha thiết cầu nguyện vãng-sanh để hưởng an vui cực lạc. Hãy ủng hộ tinh thần họ… Đó là khai thị.
Tổ Thiện-Đạo nói, một người còn sợ chết thì thôi chịu thua, không cách nào có thể vãng-sanh về Tây-Phương Cực-Lạc được.
Ấn Tổ nói khá rõ hai chữ “Hân” và “Yểm”. Hân là hân hoan, thích thú, vui mừng khi biết mình được sớm về Tây-Phương Cực-Lạc. Yểm là chán chê. Chán chê cái cõi đời này, chán chê cái thân này… Ngài nói sống ở thế giới này giống như đang rớt dưới hầm phân. Một người đang ở dưới hầm phân mà còn muốn hụp lặn dưới đó nữa sao? Hãy cầu được thoát ra sớm phút nào hay phút đó.
Cho nên khi một người đã bệnh xuống, dù niệm Phật như thế nào mà phân vân do dự, sợ chết thì nhất định bị trở ngại. Có những người lo xa hơn, đó là sợ bệnh. Thành ra chưa có bệnh mà cứ lo bị bệnh, lo ngừa bệnh, lo trị bệnh… Vì sợ bệnh quá đáng, thành ra mang một thân bệnh hoạn!.. Những người mà sợ bệnh, khi bệnh xuống rồi, thường thường cầu nguyện cho hết bệnh. Một khi đã nguyện hết bệnh, tức là tham chấp cái thân này. Còn tham chấp cái thân thì nhất định bị vướng vào cái thân này, không thể nào siêu thoát được. Người hộ-niệm cần biết nói vài lời tâm lý để gỡ giùm họ chướng nạn này, khuyên người bệnh đừng sợ chết.
Cái thân này đã có hạn kỳ, cứ mặc nhiên để nó ra đi, còn mình lo niệm Phật cầu vãng-sanh giải thoát.
Hôm trước chúng ta có nói về: “Nhân sinh thù nghiệp”. Con người sinh ra để trả nghiệp. Thân báo đời này trả nghiệp 40 năm thì 40 năm mình chết, trả nghiệp 41 năm rưỡi thì 41 năm rưỡi mình chết, không có trì kéo lại được. Thực ra, tiếng “Chết” là chỉ cho cái túi thịt này chết, chứ chính mình không chết. Ngộ ra điều này thì không còn sợ chết nữa. Như vậy đối với người sợ chết thì người hộ-niệm cần phải nói thẳng vào điểm này để cứu họ, chứ đừng nên đem nào là Bát-Chánh-Đạo, Lục-Tức-Phật, Thập-Nhị NhânDuyên… ra giảng cho người bệnh.
Mong cho những lời nói này tới được tai những người hộ-niệm ở miền sâu miền xa, những nơi thiếu thốn tài liệu để nghiên cứu. Ngay chúng ta ở đây, cũng nên nghiên cứu thêm về hộ-niệm, đừng nên ỷ lại mà nhiều khi sai lầm, rồi chính sự sai lầm này sẽ trả ngược lại cho chính mình, mà rước lấy quả báo bị trở ngại cho việc vãng-sanh khi mình nằm xuống.
Ấn Tổ dạy, đã tu trì vẫn phải tự hiểu là công phu của mình còn yếu. Còn non yếu thì còn sơ suất. Người hộ-niệm dù có ít nhiều kinh nghiệm vẫn nên cẩn thận, lắng nghe lời phê bình để tự kiểm điểm lại hầu giảm thiểu những điều sơ suất. Đã là phàm phu thì ai cũng có thể sơ suất, nhưng biết sơ ý thì liền sửa sai. Ấn Tổ dạy: “Thường có lòng hỗ thẹn và tâm sám hối”. Công đức chính là đây. Vô cùng quý hóa.
Phải nghiên cứu chánh pháp mới có cơ hội sửa sai. Xin chư vị trang bị cho mình kiến thức hộ-niệm một cách cụ thể, quyết xây dựng con đường vãng-sanh của mình vững chắc, tránh điều trở ngại.
Nam mô A-Di-Đà Phật.
- – Hành Theo Ấn Tổ (Lời Trần Bạch)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 01)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 02)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 03)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 04)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 05)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 06)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 07)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 08)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 09)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 10)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 11)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 12)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 13)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 14)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 15)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 16)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 17)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 18)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 19)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 20)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 21)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 22)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 23)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 24)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 25)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 26)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 27)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 28)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 29)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 30)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 31)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 32)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 33)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 33)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 34)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 35)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 36)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 37)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 38)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 39)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 40)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 41)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 42)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 43)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 44)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 45)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 46)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 47)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 48)