HÀNH THEO ẤN TỔ
(Tọa đàm 04)
Nam Mô A-Di-Đà Phật.
Chúng ta đang học tập về lời hướng dẫn tu học của Ấn-Quang Tổ Sư. Đây là một việc bất khả tư nghì và rất thích hợp với Đạo Tràng của chúng ta. Đạo Tràng của chúng ta ngay từ lúc khởi đầu đã xác minh rằng sẽ đi theo con đường của Ấn Tổ chỉ dạy. Vì thật sự chúng ta quả thực là phàm phu, tội chướng sâu nặng, lại sinh ra vào thời mạt-pháp này nữa, nếu chúng ta không ứng dụng lời khai thị của ngài Ấn-Quang để tu hành thì sợ rằng hy vọng thoát vòng sanh tử không bao giờ thực hiện được!…
Lời dạy của ngài Ấn-Quang đơn giản, cụ thể, rõ ràng, thẳng tắp… bất cứ một người nào cũng có thể thực hiện được. Mà bất cứ một người nào cũng có thể thực hiện được thì chính ta cũng có thể thực hiện được. Chính vì thế, khi Diệu-Âm biết được lời khai thị của Ngài, thực sự là mừng vui vô cùng. Ngài Ấn-Quang khuyên rằng trong thời mạt-pháp cần những Niệm Phật Đường, hay những đạo tràng nhỏ, ít người, không có bảng hiệu, không có danh tánh, không rườm rà…. 5 người, 10 người, 20 người là đủ rồi, âm thầm quanh năm niệm Phật. Ngài nói đây là mẫu đạo tràng sẽ thành tựu trong thời mạt-pháp. Khi Diệu-Âm bắt được những lời này tự nhiên có một cảm nhận sâu sắc, và tha thiết được tu tập càng sát với những lời hướng dẫn của Ngài càng tốt.
Đến khi gặp được phương pháp hộ-niệm của chư Tổ trong Tinh-Độ-Tông để lại, trong đó chính ngài Ấn-Quang cũng thường nhắc nhở đến việc hộ-niệm, lại thêm một lần giựt mình nữa!… Nhất là khi đi hộ-niệm cho người ta, từng lần, từng lần giựt mình tỉnh ngộ!… Từng lời dạy của Ấn Tổ đã đem lại kết quả thành tựu trước mắt mình. Vì sao vậy? Vì những tổ hộ-niệm nhỏ 5 người, 10 người, 20 người, họ âm thầm lặng lẽ khuyến tấn nhau niệm Phật, rồi trợ duyên cho nhau, ấy thế mà họ đã tiễn đưa rất nhiều người khi lâm chung ra đi để lại thoại tướng quá đẹp!… Quá đẹp!… Nhìn những thành quả đó, rồi trở về trong quá khứ để tìm xem, hình như không thấy đến hiện tượng này.
Trong những lời hướng dẫn khai thị của Ấn Tổ, có lần Ngài nói:
“Một đạo tràng gọi là thành tựu khi đạo tràng đó tiễn đưa được một người vãng-sanh về Tây-Phương Cực-Lạc”. Ngài nói con số “Một người vãng-sanh”, chứ không phải là một nơi để cho hàng ngàn, hàng vạn người tới lui thăm hỏi, kết duyên. Lạ lùng!… Như vậy thì nơi nào tiễn đưa được một người vãng-sanh về Tây-Phương CựcLạc, thì được Ấn Tổ ấn chứng cho là đạo tràng thành tựu. Những người đi hộ-niệm, trong mấy năm qua họ không những là tiễn đưa một người, mà có nơi tiễn 10 người, có nơi tiễn 20 người, có nơi 50 người, có nơi 70 người, v.v… Họ ra đi với thân tướng bất khả tư nghì. Có những người biết trước được ngày giờ ra đi nữa. Như vậy rõ ràng những nơi đó là những “Đạo Tràng Thành Tựu”.
Khi Diệu-Âm thấy được điều này rồi, mới âm thầm lặng lẽ quyết định là mình phải nương theo lời khai thị của ngài Ấn Tổ thì ĐạoTràng của chúng ta mới có thể thành tựu. Nếu rời lời dạy của Ngài ra, thì vấn đề thịnh vượng chúng ta có thể thực hiện, về vấn đề náo nhiệt chúng ta có thể thực hiện, nhưng còn chuyện thành tựu đạo quả thì quá khó!… Quá khó!… Không cách nào có thể mơ mộng tới.
Bây giờ trở lại xem từng lời, từng lời khai thị của Ấn Tổ, chúng ta sẽ thấy rõ hơn. “Bất luận là người tại gia hay xuất gia”… Khởi đầu Ngài nói câu này liền. Nhiều người không để ý lắm đến câu này, nhưng có người đã ngộ ra từ mấy chữ này đó. “Bất luận là người tại gia hay xuất gia”. Bình thường thì chúng ta khó thấy câu này lắm chớ không phải dễ đâu!… Chư vị cứ tìm đi, rất ít khi có người khởi đầu một lời khai thị bằng câu này, mà chính lời khai thị quan trọng nhất của Ấn Tổ, gọi là “Qui Tắc Tu Học”, Ngài lại nói lên câu này.
“Bất luận là người tại gia hay xuất gia”, lời này đã diễn tả một sự trân quí dành cho bất cứ một người nào phát tâm niệm Phật. Hễ ai phát tâm niệm Phật thì người đó được vãng-sanh về Tây-
Phương Cực-Lạc. Một lời nói đã diễn tả hình như trọn vẹn đại nguyện của đức A-Di-Đà. Đức Phật A-Di-Đà phát nguyện rằng, bất cứ một chúng sanh nào, kể cả một người mà tội chướng sâu nặng, ngũ nghịch, thập ác, nghe danh hiệu của Ngài mà phát lồ sám hối, quyết tâm niệm danh hiệu của Ngài cầu sanh về Tây-Phương CựcLạc, dẫu cho mười niệm trước khi xả bỏ báo thân mà không vãngsanh về Tây-Phương Cực-Lạc, Ngài thề không thành Phật. Vì lời khai thị của Ấn Tổ ngắn gọn nên không cách nào Ngài nhắc lại trọn vẹn đại nguyện của đức A-Di-Đà. Nhưng khi chúng ta phân tích ra mới thấy rõ ràng từng lời, từng lời của Ngài đã diễn tả trọn vẹn đại nguyện của đức A-Di-Đà vậy.
“Bất luận là người tại gia hay xuất gia, cần phải trên kính dưới hòa”. Khi nghe Pháp, thường thường chúng ta thích những vị Pháp-Sư giảng nói những đạo lý cao diệu, những triết lý siêu tột, những lý luận bay bỗng trên mây… Trong khi Ấn Tổ lại dạy chúng ta những điều rất cụ thể hàng ngày như “Trên kính dưới hòa”. Ngài không nói điều gì cao hết. Có nhiều người tưởng đây là chuyện bình thường. Nhưng xin thưa thật, cái bình thường này lại rất khó thực hiện đấy, không phải dễ dàng như mình tưởng đâu. Chư vị cứ nghiên cứu đi thì biết. Thường thường những người học Phật, khi bắt đầu biết chút ít giáo lý của Phật rồi, tự nhiên cái tâm cống cao ngã mạn lại khởi lên!… Khởi lên!…. Nhiều lúc khởi lên, đến chỗ khó có thể ngăn lại được!… Trong khi Ấn Tổ dạy, một người tu hành chân chính là phải luôn luôn tự xét lấy mình, phải cho công hạnh của mình còn yếu kém, trí huệ chưa khai, vẫn còn là hàng phàm phu tục tử. Ngài nhắc lại ý này rất nhiều lần trong những lời khai thị của Ngài, chư vị có thể kiểm chứng được điều này trong bộ “ẤnQuang Pháp Sư Văn Sao”. Khởi đầu một lời dạy, luôn luôn Ngài nhắc đến lời này: “Lượng tôi, Ấn-Quang tôi, trí huệ còn mê mờ, nghiệp chướng sâu nặng…”. Ngài nói những lời rất là thấp để nhắc nhở cho chúng ta phải giữ tính khiêm cung. Người tu hành mà không giữ tính khiêm cung thì thua cuộc rồi!… Nhất định bị thua cuộc rồi!… Và không phải chỉ một Ấn Tổ nói, mà tất cả chư Tổ đều dạy như vậy. Điều này đừng tưởng rằng dễ làm! Rất khó làm đấy!
Câu nói tiếp theo của Ngài là: “Phải nhẫn nhục những điều mà người khác khó nhẫn được”. Cái gì là khó nhẫn nhất?
- Cái tánh khiêm nhường khó nhẫn lắm!…
- Cái tánh tự hạ mình xuống khó nhẫn lắm!…
- Cái tự nhận mình là sai lầm khó nhẫn lắm!…
- Người ta nói nặng lời với mình một chút, khó nhẫn lắm!…
Rất khó nhẫn!… Nhẫn không được!… Nhiều điều mình nhẫn không được. Không những không nhẫn được, mà còn tìm cách hạ người khác xuống để nâng mình lên nữa là khác.
Cho nên chính những việc này là những cái khó nhất. Khó nhất mà làm được thành ra là điều quý nhất. Ấy thế mà nhiều người không biết, cứ chạy tìm những lý lẽ cao xa để làm chi?…
Trong những ngày tới chúng ta tiếp tục khai thác để thấy rõ hơn cái quý giá của sự: “Nhẫn nhục những điều mà người khác khó nhẫn được”. Câu này có phải là chư Tổ nói đâu. Chính đức BổnSư Thích-Ca Mâu-Ni Phật cũng đã dạy chúng ta như vậy: “Người chân chính tu hành khi gặp điều oan ức không được minh oan”. Rõ ràng, những lời nói của chư Tổ nếu đem Kinh ra ấn chứng, từng điểm từng điểm đều theo đúng kinh Phật hết, không có đi ra ngoài.
Thành thực mà nói, nếu không đọc được những lời dạy của Ấn Tổ, thì chính Diệu-Âm này cũng thuộc dạng người cống cao ngã mạn rồi. Khi viết được vài tập sách, nói được vài điều hay hay, thì cứ tưởng rằng mình ngộ đạo rồi, mình giỏi rồi. Nhưng khi nghe Ngài nói, “Dẫu cho một người giảng giải thông thạo ba tạng kinh điển, làu thông 12 phần giáo của đức Thế-Tôn, thì cũng không có quan hệ gì đến vấn đề thoát ly sanh tử luân hồi”. Nghe lời nói này của Ngài mà giựt mình!… Sợ quá!… Sợ quá!… Huống chi những điều mình nói chẳng qua là những gì thấp thỏm nhất. Nghe những lời của các Hòa-Thượng giảng, các vị Pháp Sư nói, nghe lời khai thị của chư Tổ dạy, mình nhớ ra rồi lập lại, chớ đâu phải là mình ngộ gì.
Khi nghe được những lời cảnh cáo của ngài Ấn-Quang, DiệuÂm mới giựt mình, tỉnh ngộ là chính mình vẫn còn là hàng phàm phu tục tử. Cái miệng này nói hay, chỉ vì thói quen thôi, chứ không phải là ngộ đạo gì đâu nhé!…
Chắc chư vị còn nhớ một câu chuyện, có vị Phật Tử đến ngôi Đạo Tràng của Ngài để thăm. Vừa mới thấy người đó, Ngài nói hãy mau mau trở về nhà, không nên đến đây thường. Có người hỏi rằng: “Tại sao mở đạo tràng mà lại không cho Phật Tử đến?”. Lý do chính vì vị Phật tử này thường đến Đạo Tràng không vì để niệm Phật mà chỉ thích ngồi nói chuyện. Gặp những người như vậy, Ngài nói hãy về nhà để niệm Phật. Có người còn muốn hỏi Ngài vài đạo lý. Ngài nói: “Đạo lý gì? Ở đây đâu có đạo lý gì? Muốn tìm hiểu đạo lý thì hãy mở tự điễn ra, đạo lý tràn trề trong đó”.
Người thời nay học Phật mà không chịu đọc đến những lời khai thị của ngài Ấn-Quang nên thường vướng tội vọng ngữ, ưa nói lời cao siêu, triết lý bay vút trên không. Chân thì đi dưới đất mà mắt thì nhìn trên mây, làm sao tránh khỏi sụp bẫy?… Nói lời vọng ngữ thì tâm không thanh tịnh, không chịu nhận rõ một sự thật là mình còn sanh tử phàm phu. Không chịu nhẫn nhục những điều mà ta cần phải nhẫn, nên người thế gian thường thường vướng phải cái danh hão huyền.
Mong chư vị chú trọng tính khiêm nhường, chúng ta hãy áp dụng lời khai thị của Ấn Tổ, lặng lẽ tu hành trong một đạo tràng nhỏ, không ồn ào, ngày ngày cộng tu với nhau, suốt năm ngày ngày cùng nhau niệm Phật. Theo đúng như lời Ấn Tổ dạy, phải chăng đây là nơi đưa mình vãng-sanh về Tây-phương Cực-Lạc.
Hiểu được như vậy mới thấy mình thật sự may mắn. Trong thời mạt-pháp với hàng phàm phu tục tử này, mà gặp được những lời khai thị vàng ngọc để cho chúng ta một đời này đi về Tây-Phương thành Đạo.
Mong tất cả chư vị đều thành A-Duy Việt-Trí Bồ-Tát trong một báo thân này.
Nam Mô A-Di-Đà Phật.
- – Hành Theo Ấn Tổ (Lời Trần Bạch)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 01)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 02)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 03)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 04)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 05)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 06)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 07)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 08)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 09)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 10)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 11)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 12)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 13)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 14)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 15)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 16)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 17)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 18)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 19)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 20)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 21)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 22)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 23)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 24)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 25)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 26)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 27)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 28)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 29)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 30)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 31)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 32)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 33)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 33)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 34)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 35)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 36)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 37)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 38)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 39)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 40)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 41)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 42)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 43)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 44)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 45)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 46)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 47)
- – Hành Theo Ấn Tổ (Tọa Đàm 48)