Hộ Niệm Sơ Suất Của Người Bệnh – Tọa Đàm 21

Share on facebook
Share on twitter

SƠ SUẤT CỦA NGƯỜI BỆNH

(Tọa Đàm 21)

 

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Trở lại vấn đề sơ suất, có nhiều người tu hành mà sơ suất để sau cùng mất phần thành đạo, tạo ra ảnh hưởng không tốt cho những người khác. Đây là một điều đáng tiếc, quá đáng tiếc!…

Trong cuộc tọa đàm nói về những sơ suất khi hộ-niệm, Diệu- Âm có nhắc nhở rằng, khi đi hộ-niệm, chúng ta không sợ lắm đối với những người hồi giờ chưa biết tu. Khi gặp những người chưa biết tu, Diệu-Âm thường cười hề hề nói “không sao hết”, miễn là đến lúc cuối cùng chỉ cần người đó ngộ ra thì cũng có thể cứu được, nhưng lại sợ ở những người có tu mà không chịu ngộ, tu mà không chịu sửa. Quá nhiều người tu hành mà kết quả khi ra đi thì mờ-mờ mịt-mịt. Nhìn thấy đó mà họ không biết sợ, lại tiếp tục đi trên con đường mịt-mịt mờ-mờ, để sau cùng tạo ra cái niềm tin mờ-mờ mịt-mịt cho đại chúng. Điều này thật sự khá rõ ràng trong thời mạt pháp này.

Thưa với chư vị, trong đời này mà chúng ta gặp được pháp môn Niệm Phật, rồi biết được phương pháp hộ-niệm để trợ duyên cho nhau vãng-sanh về Tây-Phương Cực-Lạc, xin đừng bao giờ khinh thường cái cơ duyên này. Nếu chư vị thực sự tin tưởng được, dựa vào trong kinh, Diệu-Âm dám khẳng định rằng, quý vị trong vô lượng kiếp đã tạo ra thiện-căn lớn lắm, phước-đức lớn lắm. Đây là trong kinh Phật nói chứ không phải Diệu-Âm khen đại đâu. Diệu-Âm khoe cái pháp môn Niệm Phật này không có lợi gì cho mình đâu à. Pháp của Phật đã để lại 3.000 năm nay rồi, đến nay rất nhiều người thực hiện và đã vãng-sanh rồi. Diệu-Âm thấy quý hóa quá, rất quý hóa, mới tha thiết phổ biến ra đây. Xin chư vị hãy vững lòng tin tưởng. Khi vững lòng đi rồi quý vị mới thấy rõ ràng đây là con đường thật sự một đời này vãng-sanh thành đạo, không phải là đời sau, không phải là vạn kiếp sau đâu.

Có người thường lý luận rằng, chính đức Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật còn phải tu vô lượng kiếp mới thành đạo, làm gì một người phàm phu mà tu một đời thành đạo? Ôi!… Lời nói không mất tiền mua, thì nói chi những lời sai lầm, quá sai lầm vậy?!… Lời nói này làm mất lòng tin của đại chúng, dẫn dụ người ta đi theo con đường mờ-mờ mịt-mịt, đi trong hầm hố chông gai, cạm bẫy trùng- trùng, không còn cơ duyên nào cứu một chúng sanh thành Phật.

Thật sự là từng người từng người căn bổn của họ là Phật mà ta không hay, căn bổn của họ là A-Di-Đà Phật mà ta không hay. Tất cả chúng ta đều có Chơn-Tâm là Phật hết mà không hay. Chơn- Tâm là một vị Phật thì ngộ ra lúc nào họ thành Phật lúc đó. Nếu ngộ ngay bây giờ, quyết lòng đi, thì khi xả bỏ báo thân được vãng- sanh Thượng-Phẩm. Ngộ lúc trước khi lâm chung, sớm 2-3 tháng cũng được, hy vọng vãng-sanh Trung-Phẩm. Còn tệ lắm thì ngộ ngay trước phút lâm chung cũng được, hy vọng vãng-sanh Hạ- Phẩm. Đừng để chết xong mới ngộ nhé, ngộ không nổi đâu. Khó lắm, không được đâu. Nếu biết rằng lúc lâm chung chúng ta ngộ không được, thì lo ngộ ngay bây giờ đi. Để chi vậy?… Chúng ta kịp chuẩn bị những gì cần thiết, thuận lợi để đi vãng-sanh về Tây- Phương Cực-Lạc. Xin đừng nên chần chờ nữa…

Có một vị kia đang hành trì pháp niệm Phật, cũng thường nghe giảng Pháp của ngài Tịnh-Không. Người cha đang ở Việt-Nam, tuổi khoảng 80-81. Diệu-Âm thường nhắc nhở anh rằng cần phải chuẩn bị chuyện hộ-niệm liền đi. Muốn nhắc nhở một người nào, Hòa Thượng Tịnh-Không dạy không được nhắc quá 3 lần, mà Diệu-Âm thì nhắc 3 lần, rồi nhắc lần thứ tư, nhắc lần thứ năm, tìm cách này cách nọ để nhắc… Nhắc tới lần thứ… thứ nhiều lắm rồi… (Hì- hì!…), nhưng anh không chịu để ý tới vấn đề hộ-niệm, không chịu lo chuẩn bị việc hộ-niệm. Hàng ngày anh cứ lo gởi pháp này pháp nọ… Mỗi lần vị đó viết thư cho người cha, thường dặn dò người cha phải nghe pháp này, nghe pháp nọ… Dặn chị Hai, chị Ba… phải nghe pháp này, nghe pháp nọ, mà chuyện hộ-niệm thì không nhắc tới. Tôi thấy sự trở ngại cho người cha đã quá rõ ràng, nên tìm mọi cách nhắc nhở hoài: “Ờ!… Anh thấy ông kia không? Ông  cứ nghe pháp này pháp nọ nhưng không chịu chú trọng về hộ- niệm, mà bây giờ ông ấy đã “Queo-Râu” rồi đấy. Rồi bà kia nữa, cũng “Queo-Râu” rồi đấy.

Diệu-Âm tìm cách để điềm chỉ, chứ đâu dám nói thẳng. Mình không được quyền nói quá 3 lần mà. Hòa thượng khuyên vậy mà. Nếu nói quá 3 lần thì mình cũng sợ bị rụng răng chứ!… (Hì-hì!…).

Cách đây cỡ chừng 3-4 tháng, thì Cha của người bạn đó chết queo. Khi người cha chết rồi, anh đó mới tới phân bua với tôi rằng:

  • Anh nghĩ coi, mấy đứa em tôi không đứa nào biết hộ-niệm hết. Mấy người chị cũng không biết hộ-niệm. Cả nhà không ai biết hộ- niệm là gì hết. Nên cha tôi đành mất phần vãng-sanh thôi.

Tôi nói:

  • Mình không nói chuyện hộ-niệm cho cha mình biết, thì làm sao cha mình biết được hộ-niệm? Cha mình không biết, mấy người anh chị em trong nhà cũng không biết hộ-niệm là gì, vậy thì đến khi cha chết lại đổ thừa cho người nhà không chịu hộ-niệm sao được?!… Bây giờ hãy nghĩ thử có oan uổng không?…

Cha chết rồi, phận làm con còn báo hiếu cách nào nữa đây?… Rồi bây giờ tới phiên chính mình. Nếu ỷ lại rằng mình đã tu hành mấy chục năm, tưởng vậy là đủ mà khinh thường hộ-niệm, thì khi nằm xuống, coi chừng chính mình cũng bị “Queo-Râu” nữa chứ có khác gì hơn?… Vì lúc đó ai sẽ là người hộ-niệm cho mình đây? Người thân của mình không biết Hộ-Niệm thì làm sao cứu được mình?

Xin đừng vội vàng nghĩ rằng, mình có tu hành vài chục năm trên thế gian này là có thể xóa được nghiệp chướng nghe chư vị. Hồi sáng mình nói rồi, người nào mà phát tâm tu hành cho hết nghiệp, phá cho sạch nghiệp để sớm vãng-sanh về Tây-Phương Cực-Lạc là sai lầm rồi. Hãy mau mau nguyện lại đi: Nam Mô A-Di- Đà Phật, xin Phật cho con về Tây-Phương Cực-Lạc”. Đơn giản, dễ dàng, đúng pháp, vậy mà không chịu nguyện. Người nguyện hết bệnh là người sợ chết. Nguyện hết nghiệp là vọng niệm, có phần hiếu kỳ tham lam nữa là khác. Tham gì đây?… Tham cái danh Thượng-Căn, Thượng-Trí. Trong khi thực chất của mình là hàng căn tánh hạ liệt, nghiệp chướng sâu nặng. Đối với người hạ căn, thì lời nguyện này không thích hợp đâu.

Ở đây có cuốn sách “Khế-Cơ khế-Lý”. Quyển sách đó là do cô Kim-Bình cùng các vị viết lại từ cuộc tọa đàm đó. Phải chọn con đường nào đúng với căn tánh của mình mà đi, thì nhất định trong một đời này mình chứng minh cho bạn bè biết rằng mình vãng- sanh về Tây-Phương Cực-Lạc, chớ không phải là vạn kiếp sau. Hãy xác định rõ rệt điều này, để chúng ta chuẩn bị đi cho vững, chuẩn bị hộ-niệm cho vững, không còn sơ suất nữa.

Trở lại vấn đề sợ bệnh. Người nào sợ bệnh thì dù có Diệu-Âm đứng bên cạnh hộ-niệm, cũng không giúp được chư vị thoát qua được ách nạn của bệnh nghiệp đó đâu. Thêm nữa, nếu người nào sợ chết, thì dù có 100 Diệu-Âm đến hộ-niệm, cũng không cách nào giúp cho chư vị thoát qua cái cảnh tử-tử sanh-sanh trong vô lượng kiếp nữa đâu. Nên nhớ thật kỹ điều này.

Không sợ chết không có nghĩa là không ăn, không uống để chết như người tự tử. Không phải như vậy. Không sợ chết có nghĩa là khi chết, thì cái thân hay cục thịt này nó chết, mình liệng nó đi, còn chính mình thì trở về Tây-Phương Cực-Lạc, quê hương chính Chân-Tâm Tự-Tánh của mình. Vãng-sanh về cảnh giới đó, để một đời mình thành tựu đạo quả. Còn cái thân này bây giờ nó bám theo mình thì mình nuôi nó đẹp đẹp một chút cũng được. Nhưng khi nó không còn bám mình nữa, mà mình cứ bám theo nó thì nó cũng bỏ đi thôi, nó cũng rã ra, nó cũng thối đi, nó sẽ hôi dễ sợ lắm. Không chôn nó đi thì không ai chịu nổi! Giòi không. (Hì-hì!…). Thôi, không cần nữa. Nhất định.

Cho nên xin thưa với chư vị, ngày nào mình còn sống thì chịu cho nó kiểm soát một chút, nó đau, nó bệnh, nó nhức đầu… nó tìm cách quậy mình… Thôi kệ nó đi, để cho nó quậy một chút cũng được, không có gì quan trọng lắm đâu. Bây giờ nó quậy nhiều, thì đến khi mình lâm chung nó sẽ mệt mỏi, ít quậy hơn… Không có gì e ngại lắm đâu, xin đừng sợ quá. Hãy lấy cái tinh thần này mà sống an vui, đây gọi là “Chuyển Cảnh” đó. “Nhược năng chuyển cảnh, tức đồng Như-Lai” là vậy đó chư vị. Nếu mình chuyển cảnh giới được thì mình là một đức Như-Lai rồi…

Chuyển được tâm ý, thì khi bệnh xuống, chúng ta tự nhiên hình như có nguồn hy vọng tràn trề nổi lên, hy vọng sớm về với Phật. Lạ lùng không nè?… Trước đây một phút đồng hồ ta không biết chuyện này, nên khi bệnh thì lo sợ, sợ ơi là sợ. Nhất là khi bác sĩ nói hơi úp úp mở mở một chút thì bắt đầu lo lắng rồi. Nhưng bây giờ khi mình bệnh xuống mà nghe bác sĩ nói xa-xa gần-gần, chứng tỏ là căn bệnh của mình nặng lắm rồi đó, thôi hãy mừng lên đi, vui lên đi… Đây là chuyển cảnh giới đấy, rõ ràng ta chuyển được cảnh giới rồi đấy.

Một người như vậy đó, có một căn bệnh cũng như vậy đó, nhưng trước đây họ khổ đau, khóc lên khóc xuống, sợ lên sợ xuống… Bây giờ cũng là một người như vậy đó, cũng là khuôn mặt đó mà khi bệnh xuống tự nhiên thấy họ rạng rỡ ra, ánh mắt họ sáng long lanh lên… (Hì-hì!…). Quý vị hãy nghĩ thử coi, có phải tâm họ an tịnh đến nỗi tự nhiên phát sáng ra, phát quang ra… Đúng không? Cho nên nói về tâm lý lành mạnh cũng đúng vô cùng, mà nói về A-Di-Đà Phật phóng quang gia trì cũng đúng vô cùng. Thật sự là Ngài phóng quang gia trì.

Hổm nay có nhiều người cứ đến nói với tôi rằng, mình có nghiệp chướng này, nghiệp chướng nọ… Tôi mới nói với họ rằng, anh khoe là nghiệp chướng nhiều quá, là tại vì anh chưa nghe qua tôi khoe nghiệp chướng của tôi đó… Nếu tôi khoe cái nghiệp của tôi lên, coi chừng anh ngỡ ngàng, rụng rời đấy. Thật sự đấy. Anh nói rằng anh bạc phước quá. Tôi chưa khoe với anh cái bạc phước của tôi đó, chứ tôi khoe ra, so sánh thì anh sẽ thấy anh còn may mắn hơn tôi, may mắn hơn quá nhiều người. Chỉ vì chúng ta không chịu chuyển đổi tâm ý đó thôi, cứ bám vào những nỗi khổ đau mà sống thành ra bất an, trong khi thực tế chúng ta cũng có quá nhiều hạnh phúc mà không hay. Người biết đường tu hành, thì cái hạnh phúc lớn nhất của họ là biết được sau khi xả bỏ báo thân này được vãng-sanh thành Phật. Có niềm tin này giúp cho ta sung sướng vô cùng. Cơ hội này thật sự trong vô lượng kiếp qua ta không dám mơ tới, mà bây giờ ta có được rồi đó.

Tình trạng hộ-niệm ở Việt-nam bây giờ hơi khó khăn, tôi có ý định muốn yểm trợ cho những ban-hộ-niệm các nơi. Đầu tiên xin khởi đầu từ miền Bắc trước. Xong miền Bắc rồi vô miền Nam. Ở miền Bắc ban-hộ-niệm nhiều quá, mà phương pháp hộ-niệm thì không dám bảo đảm. Mới vừa đây tôi phát hiện ra, ở ngoài Bắc có mấy ban-hộ-niệm đó, nghe nói tổng cộng nhân số tính ra hơn

  • người. Một nhóm thì 1.700 người, một nhóm khác có hơn 300 người… Tổng cộng lại lên tới hơn 2000 người. Nhưng khi hỏi đến:
    • Mấy năm qua quý vị hộ-niệm theo tài liệu nào?…
    • Chúng tôi có được cuốn sách “Niệm Phật – Hộ-niệm – Vấn Đáp” của cư sĩ Diệu-Âm thôi à. Có mấy quyển sách đó thôi.

Tôi than:

  • A Di Đà Phật!… Chết rồi!… Chết rồi!… Như vậy mà quý vị đó mấy năm nay đi hộ-niệm. Hộ-niệm làm sao tránh khỏi sơ suất đây?…

Hôm trước ở bên Canada có một vị điện thoại qua nói về hộ- niệm với tôi, lý do là họ nhận được mấy đĩa video hộ-niệm, mấy quyển sách “Hộ-niệm Là Một Pháp Tu” từ một đồng tu ở Mỹ gởi tặng. Vị đó tìm điện thoại gọi qua tôi và nói rằng:

Trời ơi!… Mấy năm nay tôi có lập ban-hộ-niệm để đi hộ-niệm cho người ta. Giờ đây khi nghe được đĩa “Hộ-niệm Là Một Pháp  Tu” tôi mới biết đã làm sai rồi. Khi có một người Việt-Nam chết, tôi tới tắm rửa xác chết, thay áo thay quần, rồi nhập quan cho người chết. Sau đó tôi tụng kinh, rồi đưa đám tang mà cứ tưởng là hộ- niệm…

Chúng ta thấy được rằng người ta có tâm tốt, rõ ràng là phát tâm khá lớn, nhưng hộ-niệm mà không biết phương pháp, sơ ý làm việc của nhà quàng mà cho là hộ-niệm. “Từ bi đa họa hại” là như vậy đó. Có lòng từ bi mà không biết rõ phương pháp, nhiều khi tạo ra mối họa hại cho chúng sanh. Lỗi này không thể nào trách được, nhưng vô tình sơ suất vẫn tạo nên cảnh thương tâm.

 

Khi chúng ta đi hộ-niệm cũng vậy, xin đừng bao giờ quá lơ là về những phương pháp, những tâm lý, những cách khai thị đơn giản, để ngồi trước bệnh nhân hướng dẫn cho họ, giúp họ phát tâm tin tưởng và làm cho đúng. Chỉ cần 1 ngày 2 ngày mà người ta làm đúng, đủ rồi, có thể được vãng-sanh rồi. A-Di-Đà Phật dạy, chỉ cần là làm sao họ cất lên 10 niệm thôi, 10 niệm và nguyện vãng-sanh về Tây-Phương, nếu Ngài không đưa về Tây-Phương Ngài thề không thành Phật. Còn chúng ta đến hướng dẫn cho người đó niệm Phật 2-3 ngày, mức niệm của họ đã trên cái mức 10 niệm rồi mà…

  • Ta hướng dẫn cho họ tâm chí-thành chí-kính…
  • Ta hướng dẫn cho họ giữ vững niềm tin…
  • Ta hướng dẫn cho họ những cái toàn là của người phàm phu thực hiện, chứ không phải những điều của người tiến sĩ thực hiện, không phải là những điều của người thông minh thực hiện.

Chính vì vậy mà pháp môn niệm Phật tu dễ dàng không thể tưởng tượng được. Vì quá dễ như vậy, nên những người quá thông minh không chịu tin. Không chịu tin thành ra người ta đi không tới. Đi không tới thì người nhà của họ mới tung ra những tin bài bác pháp niệm Phật, vô tình làm cho chúng sanh đã bị nạn rồi, lại gặp thêm nạn nữa. Ích lợi gì đây?…

Cho nên xin thưa với chư vị, “Niềm Tin” vô cùng vĩ đại. Chỉ có những người nào thật sự trong quá khứ đã có những thiện-căn phước-đức lớn lắm rồi mới phát được niềm tin. Trong cái gian phòng nhỏ hẹp này, tôi nghĩ có những người tin tối đa, cũng có những người tin chút chút. Làm sao bắt buộc chư vị được đây? Bây giờ Diệu-Âm chỉ biết động viên thôi. Xin chư vị phải thật sự tin vào lời Phật dạy đi. Nếu giả sử trong quá khứ thiện-căn yếu quá, thì bắt đầu từ lúc quý vị phát khởi niềm tin, rồi niệm Phật, thì niềm tin này sẽ nẩy nở theo tiến trình niệm Phật, và thiện-căn của chư vị cũng nẩy nở theo tiến trình tu hành. Kết cuộc rồi quý vị có thể sẽ thấy một phước-báu vĩ đại không thể nào tưởng tượng được, là khi chư vị xả bỏ cái thân nghiệp báo này không còn theo nghiệp nữa, mà được theo nguyện lực của A-Di-Đà Phật đi về Tây-Phương Cực-Lạc.

Vậy thì, bắt đầu từ đây xin chư vị hãy phát cái tâm nguyện vững vàng lên:

Ngày nào còn sống con cố gắng làm việc thiện lành, rồi lo niệm Phật. Khi xả bỏ báo thân con vãng-sanh về Tây-Phương Cực- Lạc. Nhất định khi mà một cơn bệnh xảy ra, thì niệm: Nam Mô A- Di-Đà Phật, con già rồi, ở đây thêm nữa chi cho khổ. Xin Phật cho con về Tây-Phương càng sớm càng tốt.

Sung sướng không?… Đơn giản không?… Ai làm cũng được. Sướng không chư vị. Ví dụ, sức khỏe của mình yếu quá, thì kêu con cháu mua đồ ăn ngon ngon một chút, ăn chút đồ bổ để khỏe lại. Đừng nên nhịn đói. Đừng bao giờ nhịn đói để đi sớm nhé. Không được làm việc sai lầm như vậy. Mình muốn đi về Tây- Phương thì hãy ăn uống đầy đủ. Ăn uống tốt, sức khỏe tốt. Mình khỏe lên, thoải mái lên, giúp mình niệm Phật tốt hơn. Niệm Phật tốt, mình ra đi trong tiếng niệm Phật của chính mình, đừng nên ra đi mà ngáp ngáp nhé. Nếu ngáp mà không nổi nữa, thì nhờ chư vị hộ-niệm niệm Phật giúp, mình lắng nghe mà niệm theo. Nếu nghe không nổi nữa, nghe tiếng được tiếng mất… Thì trời ơi!… Không tốt rồi!…

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

 

HỘ NIỆM NHỮNG SƠ SUẤT CỦA NGƯỜI BỆNH (2012)

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –