Hộ Niệm Sơ Suất Của Người Bệnh – Tọa Đàm 16

Share on facebook
Share on twitter

SƠ SUẤT CỦA NGƯỜI BỆNH

(Tọa Đàm 16)

 

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Ngày hôm nay chúng ta có cái duyên rất lớn là ngồi với nhau tại Niệm Phật Đường A-Di-Đà Tiệp-Khắc, để cùng nhau niệm Phật. Đây là mở đầu cho 3 ngày tinh tấn niệm Phật. Xin chư vị nhớ rằng mình mở đầu 3 ngày, sau đó tinh thần 3 ngày tinh tấn này sẽ tiếp tục, cứ tiếp tục mãi trên con đường tu hành của chúng ta, để đến cuối cuộc đời, ta có phước phần vãng-sanh về Tây-Phương Cực- Lạc.

Nói đến tinh tấn tu hành, xin chư vị phải định nghĩa cho thật rõ. Thế nào là tinh tấn?… Hòa Thượng Tịnh-Không dạy rằng: Tinh” là “Tinh thuần”, đường nào phải đi một đường. Đường đi phải vững. Hướng về phải rõ ràng. Đừng nên xao xuyến. Đừng nên chao đảo. Đừng nên đa tạp. Thì đó gọi là “Tinh”. Nhờ cái Tinhđó ta mới Tiếnnhanh đến chỗ thành tựu.

Còn chúng ta tu hành mà đa tạp quá, xen tạp nhiều quá, tức là đường đi không vững, điểm về không rõ, tâm ý không minh bạch… thì đến giờ phút lâm chung, chắc chắn ta không thể nào minh bạch được đâu. Vì thế, bây giờ còn đang sáng suốt, xin chư vị hãy lo minh bạch trước đi, xin đừng hẹn. Mình cầu mong tương lai được giải thoát mà còn hẹn, thì vì cái hẹn này nó ngăn trở, nó chướng ngại con đường giải thoát của chúng ta. Tức là không có ngày mai… Nên nhớ, không hẹn mới có ngày mai, còn hẹn thì ngày mai đã mờ-mờ mịt-mịt rồi!…

Tu hành tinh tấn rồi có chắc rằng chúng ta sẽ được giải thoát hay không?… Chưa chắc!… Tinh tấn rồi, còn phải biết tu hành khế- lý khế-cơ nữa. Khế-lýlà tu cho đúng lời Phật dạy. Khế-cơlà thực hiện những phương pháp hợp với căn cơ, hợp với trình độ của mình.

Có những người tu hành rất khế-lý, tức là hợp với lý đạo. Lý đạo thì rất cao siêu, nhưng mà thực hiện những pháp không hợp căn tánh của mình, không hợp với tầm cỡ của mình, sau cùng kết quả không đạt được gì cả. Đó là những người chấp “” bỏ “Sự”, khế-lý mà không khế-cơ.

Ngược lại, có những người tu hành khế-cơ mà không khế-lý, thì kết quả cũng không đi tới đâu.. Khế-cơ là tu hành những pháp môn rất dễ tu trì, ai tu cũng được. Có người cứ thấy người ta tu sao mình cũng tu vậy, thấy người ta làm sao mình làm vậy, chứ không hiểu tu hành như vậy để làm gì? Đây cũng có thể nói là dạng tu thuộc về khế-cơ. Nhưng khế-lý thì không chịu để ý tới.

Mục đích của đạo Phật là giúp cho người học đạo vượt qua cảnh sanh tử luân hồi. Nhưng có người thấy người khác kẹt, mình cũng ráng kẹt với người ta. Kiểm chứng lại trong quá khứ, tu như vậy không có người nào thoát vòng sanh tử luân hồi hết, mình cũng chẳng màng tới, cứ cho đó là điều bình thường…

  • Người ta không thoát thì mình cũng không thoát. Có gì đâu mà sợ…
  • Người ta kẹt, mình cũng kẹt. Có gì đâu mà sợ…
  • Người ta xuống địa ngục, mình cũng xuống địa ngục. Có gì đâu mà sợ…

Tức là họ tu cho vui, tu cho đồng tình đồng cảnh với người khác, chứ không để ý đến mục đích chính yếu của việc tu hành Phật đạo là để thoát vòng sanh tử. đây là những người tu hành khế-cơ, nghĩa là hợp với sở thích, nhưng không hợp với lý đạo, rất dễ biến thành tà đạo. Đường giải thoát của họ thật sự mờ-mờ mịt- mịt, không biết đến kiếp nào mới có dịp nói chuyện vãng-sanh Tây- Phương, nói đến điều vượt qua sanh-tử luân-hồi.

Chính vì vậy, xin chư vị phải biết giật mình tỉnh ngộ kịp thời, đừng nói đến chữ “Hẹn”. Hẹn ngày mai rồi mới tu. Hẹn tháng sau rồi mới sửa. Xin nhắc lại, đã hẹn thì không có ngày mai. Đã hẹn thì không có cơ hội giải thoát.

Vì sao vậy?… Vì nghiệp chướng chúng ta quá nặng rồi. Nghiệp chướng nó đến không bao giờ báo trước cho chư vị đâu. Nhớ nhé. Vì Oan gia trái chủ chúng ta quá nhiều rồi. Quá mạnh rồi. Quá khôn ngoan rồi. Họ không bao giờ thố lộ ngày nào họ đến báo thù ta đâu. Họ phải rập rình, chờ đợi một dịp thuận tiện ra tay hạ thủ để mình trở tay không kịp. Vì thế, nếu chúng ta lần lựa, hẹn chờ… thì sẽ không có ngày mai để giải thoát vậy.

Xin chư vị nhớ cho, học Phật phải nghe lời Phật dạy cho thật kỹ, đừng nên sơ ý. Mấy ngày hôm nay Diệu-Âm thường hay nói đến câu Y Pháp bất y nhân”. Nghe giáo pháp của Phật, ta phải nghe cho rõ. Giáo pháp nào Phật nói cho hàng phàm phu tu tập một đời này có thể thành tựu, thì hạng sanh tử phàm phu của chúng ta phải mau mau tu tập, kịp thời tỉnh ngộ quay đầu lập tức, không thể chần chờ, tại vì còn hẹn, còn chờ… thì không có ngày mai đấy.

Thà rằng không biết thì thôi, chứ đã biết rồi:

  • Chẳng lẽ chúng ta vô trách nhiệm đối với huệ mạng ngàn-đời ngàn-kiếp của chúng ta dữ vậy sao?…
  • Chẳng lẽ mình tệ bạc với cơ cảnh đọa lạc qua hàng vạn kiếp của chính mình dữ vậy sao?…

Xin chư vị phải nhớ cho, tương lai của chính mình tự mình chịu trách nhiệm lấy. Nếu mai đây mình chịu khổ:

  • Nhất định không có một người nào theo mình để cùng chịu khổ đâu.
  • Không có một người nào đến giúp mình thoát khổ đâu.
  • Không có người nào đến chia khổ với mình đâu.

Mong chư vị hiểu rõ điều này mà phải quyết định cụ thể. Tu hành tinh tấn phải lo. Khế-lý phải lo. Khế-cơ phải lo. Nhưng đủ chưa?… Xin nói thẳng với chư vị cũng chưa đủ. Tại vì sao?… Tại vì dù cho mình tu cho hết cuộc đời này rồi, phá cũng không hết cái nghiệp lớn như núi “Tu-Di” của mình đâu! Như vậy thì phải làm sao đây?… Hãy khôn ngoan mau mau kết đoàn với nhau để hỗ trợ tích cực cho nhau, trợ duyên tích cực cho nhau trong những giây phút quan trọng nhất của cuộc đời, đó là lúc lâm chung xả bỏ báo thân. Có như vậy chúng ta mới thêm được niềm hy vọng, thêm được cơ duyên để vãng-sanh Tây-Phương, một đời thoát khỏi sanh tử luân hồi…

Kết đoàn thì đừng nên tách cái đoàn của mình ra. Có nhiều người khi tới bất cứ một đạo-tràng tu hành nào cũng thấy không hợp ý. Tới bất cứ một đạo-tràng nào cũng thấy ở đó có điều dở! Thành ra họ chạy hết chỗ này rồi đến chỗ nọ, chạy riết mà vẫn chưa tìm ra một nơi để định lại tu hành.

Đức Thế-Tôn đã giới thiệu cho chúng sanh trong thời mạt-pháp này chỉ còn có pháp niệm Phật cầu sanh Tịnh-Độ mới giúp cho một phàm phu có khả năng vượt qua sanh tử luân hồi, mới có khả năng về tới Tây-Phương Cực-Lạc. Thế mà gặp được pháp niệm Phật rồi mà họ vẫn muốn chạy vòng vòng. Tiếp tục chạy vòng vòng.

Những nhóm niệm Phật, quyết lòng Tín-Nguyện-Hạnh để đi về Tây-Phương. Đây là những người y theo lời dạy của đức Thế-Tôn tu tập, vừa khế-lý, vừa khế-cơ, dễ dàng, thích hợp cho chúng sanh thời mạt-pháp. Họ niệm Phật chuyên nhất, tinh tấn. Họ đã đi đúng đường rồi. Thế mà ta cũng thấy nơi đó có phiền não nên tìm cách tách ra để về nhà tự tu lấy. Tách rời đại chúng thì ví như một chiếc đũa rời khỏi bó đũa. Đối với pháp giới phức tạp của thời mạt-pháp này, thân phận phàm phu chúng ta chẳng khác gì như những chiếc đũa mục. Nếu chiếc đũa mục đó mà biết kết lại thành một bó, xin thưa với chư vị, khó có ai bẻ nổi. Hôm nay đang là mùa Olympic quốc tế, những người đại lực sĩ cầm bó đũa lên cũng không dễ gì bẻ gãy được.

Nhưng coi chừng, nếu chúng ta thấy mình có trí huệ quá, khôn ngoan quá, lanh lợi quá, giỏi hơn người khác… Dù chiếc đũa của ta làm bằng vàng sáng óng ánh đi nữa, nhưng một khi rời bó đũa ra, coi chừng một đứa trẻ nít bẻ cũng gãy đó nhé chư vị.

Chính vì vậy mà chúng ta không nên rời khỏi cái nhóm này. Đây là lời dạy của ngài Ấn-Quang đại sư chứ không phải là của Diệu-Âm đâu. Ngài nói trong thời mạt-pháp này tu hành cần phải kết tụ lại, như những chiếc đũa kết thành một bó… Một bó đũa nhiều quá, to quá, to như cái nhà này thì kết không nổi! Không có một sợi dây nào cột nổi một bó đũa to như vậy. Có cố gắng cột rồi, nó cũng bung ra thôi. Vì lớn quá không sức nào bao nổi. Nhưng một bó đũa vừa phải, Ngài nói khoảng chừng 20 chiếc đũa thôi, đủ rồi… bó rất dễ, rất là chặt. Nhỏ nhỏ như vậy thôi mà không ai có thể bẻ gãy được. Nhóm đó chính là chúng ta đây, chúng ta hỗ trợ tích cực cho nhau, vững vàng vãng-sanh Tây-Phương Cực-Lạc. Cho nên tới đây niệm Phật với chư vị, tôi thấy cái nhân lực này thật là quá tốt! Quá tuyệt vời! 20 người… 30 người… 50 người… đủ rồi. Đừng nên nhiều quá, nhiều quá chúng ta cột lại không nổi! Quý vị để ý coi, nếu quý vị lấy 1.000 chiếc đũa mà cột chúng lại được, thì tôi xin bái phục sát đất. Khó lắm! Dễ sút ra lắm. Nếu cố gắng, cột lên cột xuống, cột riết rồi… rốt cuộc nó cũng bung ra!… Không bung thì cũng rối loạn.

Chính những đạo-tràng nho nhỏ như thế này là hình thức mà ngài Ấn-Quang nói rằng sẽ là đạo-tràng thành tựu trong thời mạt- pháp. Rõ ràng, chúng ta đã đi đúng đường.

Trở lại vấn đề Hộ-Niệm. Vấn đề này trong thời gian gần đây rất nhiều nơi yêu cầu. Chúng ta nói về Hộ-Niệm chính là nói về phương pháp ứng dụng pháp môn Niệm Phật một cách triệt để, cụ thể:

  • Vừa “Khế-lý”, là hợp với đạo lý của đức Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật dạy cho chúng ta…
  • Vừa “Khế-cơ”, là hợp với căn tánh thấp kém của chính chúng ta…
  • Vừa là một sự “Kết đoàn” đúng mức, không lớn không nhỏ trong một nhóm Hộ-Niệm, để tự mình giúp nhau đưa được nhau đi về Tây-Phương Cực-Lạc…

Muốn cho bạn đồng tu của mình Hộ-Niệm cho mình tích cực, suông sẻ, thì chư vị hãy mau mau nghiên cứu Pháp Hộ-Niệmliền đi. Diệu-Âm chắp tay lại khẩn cầu chư vị hãy nghiên cứu liền đi, đừng chờ đến ngày mai. Có nhiều người cứ nói, để tháng sau tôi sẽ nghiên cứu tới… Tôi xin khẩn cầu chư vị rằng ngay ngày hôm nay hãy lo nghiên cứu liền đi, lo xem qua pháp Hộ-Niệm liền đi. Để chi vậy?… Để chúng ta không còn sơ suất. Để chúng ta biết rõ được:

  • Những cái quy luật nào giúp chúng ta vãng-sanh?…
  • Những cái quy luật nào giúp chúng ta được an nhiên tự tại?…
  • Những cái cạm bẫy nào mà chúng ta thường hay mắc phải?…
  • Những sơ suất nào nhiều người thường mắc phải?…

 

  • Những lỗi nào mà một trăm người có thể tới 99 người mắc phải, trong đó coi chừng có ta?… Thật không phải dễ dàng!…

Tu hành trong thời mạt-pháp này mà nhiều người lại tỏ ra khinh thường pháp Hộ-Niệm, thật là một điều quá sơ suất!… Một khi khinh thường pháp Hộ-Niệm, nên khi thấy những người đến Hộ- Niệm cho ta, ta lại đuổi họ về, ta không chấp nhận sự hướng dẫn của họ, ta cãi lại họ… Nếu còn chút lịch sự thì phiền não âm thầm trong tâm. Còn nếu nhức đầu quá, chán nản quá… thì mạnh dạn đuổi họ về đi cho rồi… Đuổi người Hộ-Niệm ra về, thì có khác gì chiếc đũa của mình đã mục nát rồi mà còn bị rút ra khỏi bó đũa nữa, để cho một con sâu con mọt nào đó cũng có thể tới làm tiêu tan luôn. Chịu nạn!… Tự mình hứng chịu ách nạn!…

Muốn tránh khỏi những điều “Sơ suất của Hộ-Niệm”, không có gì khác hơn là chính mỗi người chúng ta mau mau kịp thời nghiên cứu Hộ-Niệm liền đi chư vị ơi!… Đừng bao giờ nghĩ Hộ-Niệm là đơn giản! Không phải chỉ là việc kêu anh Tâm-Nhật-Thuyết tới bên mình niệm: A-Di-Đà Phật… A-Di-Đà Phật… là được vãng-sanh… Không phải đâu.

Anh Tâm-Nhật-Thuyết kêu 10 người tới, 10 người của anh không địch lại với 1.000 người oan gia trái chủ đang rập rình, chuẩn bị ra tay công hãm ta đâu! Nhớ cho kỹ điều này. Vì thế, chỉ có chúng ta hiểu được, biết được vấn nạn này mà tự cố gắng giải nạn ngay từ bây giờ. Được vậy, lúc đó anh Tâm-Nhật-Thuyết hay bất cứ một Ban-Hộ-Niệm nào đến họ mới có thể giúp cho chúng ta được.

Như vậy, có 2 vấn đề cần thiết. Một là nhờ người Hộ-Niệm hết lòng trợ-niệm. Hai là chính tâm mình thành khẩn, tha thiết, yêu cầu họ trợ duyên. Tự-lực và tha-lực hòa hợp nhau mà được cảm ứng. Những lời nhắc nhở của họ từng lời từng điểm rót vào tai của mình, do lòng thành khẩn mà mình ghi nhận trọn vẹn, mình ứng dụng được, mình được vãng-sanh về Tây-Phương Cực-Lạc.

Cho nên xin thưa với chư vị, tất cả đều do chính tâm mình tạo ra là như vậy.

  • Tâm mình bài bác, thì mình chịu nạn!…

 

  • Tâm mình lơ là, thì mình chịu nạn!…

– Tâm mình Kính Cẩn – Thành Khẩn – Chí Thành – Chí Kính thì nhất định mình sẽ thoát nạn…

Phương pháp Hộ-Niệmsẽ cứu chư vị vãng-sanh Tây- Phương Cực-Lạc một đời bất thối thành Phật.

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Sơ Suất Của Người Bệnh – Lời Ban Ấn Tống

 

HỘ NIỆM NHỮNG SƠ SUẤT CỦA NGƯỜI BỆNH (2012)

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –