Hộ Niệm Sơ Suất Của Người Bệnh – Tọa Đàm 11

Share on facebook
Share on twitter

SƠ SUẤT CỦA NGƯỜI BỆNH

(Tọa Đàm 11)

 

 

Nam Mô A-Di-Đà Phật

Có nhiều phương pháp Hộ-Niệm khác nhau, không phải lúc nào cũng giống nhau. Mỗi một pháp môn có một cách Hộ-Niệm khác nhau. Ta đang nói về Hộ-Niệm là nói đến pháp Hộ-Niệm trợ duyên cho người bệnh được vãng-sanh về Tây-Phương Cực-Lạc, thì ta chỉ nên nghiên cứu phương thức Hộ-Niệm của Tịnh-Độ-Tông để áp dụng mà Hộ-Niệm cho người bệnh mới đúng.

Nếu chúng ta nghiên cứu những cách thức Hộ-Niệm của các pháp môn khác, rồi áp dụng vào đây thì sẽ lệch con đường vãng- sanh về Tây-Phương Cực-Lạc. Đây là điều mà chúng ta cần phải chú ý cho kỹ.

Nên nhớ, chỉ có pháp môn Di-Đà Tịnh-Độ mới dẫn dắt chúng sanh vãng-sanh về Tây-Phương Cực-Lạc. Còn các pháp môn khác có đường hướng tu riêng, cảnh giới đến cũng có thể khác. Chính vì thế, chúng ta không nên sơ ý áp dụng mà nhiều khi có thể đưa đến thất bại, dù rằng những pháp môn tu tập đó cũng ở trong Phật- Giáo.

Ví dụ cụ thể, như tu về Tọa-Thiền, thực tế là tu để chứng đắc quả A-La-Hán, tứ thánh A-La-Hán, thì phương pháp của họ là phá nghiệp-hoặc để chứng đắc từng cấp, từng cấp… sau cùng nếu được “Nghiệp sạch tình không” thì họ vượt qua tam giới. Còn pháp môn niệm Phật không phải giúp cho người niệm Phật chứng thánh quả A-La-Hán, mà giúp hành giả vãng-sanh về thế giới Tây- Phương Cực-Lạc. Hai phương pháp khác nhau.

Tu Thiền thì phải phá tất cả hình tướng, vì thế trong Thiền- Tông có câu: Phùng Phật sát Phật, phùng ma sát ma”. Thường thường các vị tu theo pháp đó họ không chấp nhận một sự gia trì nào, mà tự tìm cách chứng đắc để vượt qua sanh-tử luân-hồi. Nếu chúng ta sơ ý nghiên cứu những cách khai thị, những cách trợ-niệm của Thiền-Tông mà trợ-niệm cho người niệm Phật vãng-sanh thì sẽ sai lệch.

Chúng ta nương theo đại nguyện của A-Di-Đà Phật để đi về Tây-Phương, thì ta không thể dùng câu: Phùng Phật sát Phật, phùng ma sát mađược, mà ta phải nói rằng:

Bà ơi!… Nếu bà thấy A-Di-Đà Phật tới, bà hãy yên chí theo A- Di-Đà Phật để về Tây-Phương Cực-Lạc. A-Di-Đà Phật sẽ hiện ra giống như bức hình người ta treo trước mặt bà. Không được theo một ai khác hết nhé.

Quý vị thấy rõ rệt sự khác nhau chưa? Mỗi pháp tu có mỗi cách hướng dẫn khác nhau, không phải giống nhau đâu.

Có nhiều vị đi Hộ-Niệm cho người vãng-sanh mà sơ ý ứng dụng những pháp Hộ-Niệm của Mật-Tông, coi chừng cũng sai. Trong Mật-Tông có nhiều phương pháp giống như pháp chiêu hồn, rất bí ẩn, người ngoài không biết được. Nếu đọc một sách nào đó, nghe thấy người ta hướng dẫn một phương pháp nào đó, rồi mình vội vã áp dụng để Hộ-Niệm thì sai liền. Mình chỉ được quyền áp dụng những phương pháp đó, nếu thực sự được người tu hành chân chính trong Mật-Tông chỉ điểm cặn kẽ. Nếu hiếu kỳ, chỉ nghiên cứu qua sách vở rồi áp dụng, mình dễ dàng làm sai pháp.

Ví dụ như, có sách bên Mật-Tông viết rằng:

– Mặt của A-Di-Đà Phật đen, mắt của Ngài to như đèn pha chiếu tới làm cho mình phải hoảng sợ. Nhưng không sao đâu, A-Di- Đà Phật đang thử thách cái tâm mình đó, hãy mạnh dạn đi tới…

Nếu áp dụng cảnh giới này với người niệm Phật thì nhất định sai. Tại vì cảnh giới của người tu Tịnh-Độ thì hiền hòa, chứ không căng thẳng như vậy. Chư vị hãy nhìn coi, ảnh tượng của A-Di-Đà Phật rất hiền từ, Quán-Âm, Thế-Chí cũng hiền từ. Quang minh của Ngài nhu nhuyễn, êm dịu, hoàn toàn khác với quang minh đã diễn tả của những vị tu theo Mật-Tông.

Xin thưa thực với chư vị, hôm nay chúng ta không phải chủ ý bàn về hào quang hay cảnh giới. Nhưng thực ra tất cả cảnh giới đều từ tâm sinh ra. “Nhất thiết pháp tùng tâm tưởng sanh”. Do cách tu hành có tâm tưởng như vậy, nên phải ứng ra cảnh giới như vậy. Nói dễ hiểu hơn, sở dĩ cảnh giới khác nhau chỉ vì phương pháp tu hành khác nhau. Pháp tu niệm Phật cầu về Tây-Phương là pháp tu hiền hòa với tâm chí-thành chí-kính. Tâm chí-thành chí- kính nên chúng ta luôn luôn ra đi trong ánh quang minh nhu nhuyễn hiền hòa và A-Di-Đà Phật xuất hiện cũng hiền hòa, Quán- Âm cũng hiền hòa như tâm chúng ta đang tưởng.

Tùy chúng sanh tâm, ưng sở tri lượng”. Chúng sanh muốn thân gì được độ, Bồ-Tát hiện ra thân đó để độ. Nếu tu theo con đường tự lực đoạn diệt nghiệp-hoặc thì chúng ta phải thường đối diện với những cảnh giới thử thách, lúc đó có thể thấy Quán-Thế- Âm khác. Người rơi vào cảnh giới địa ngục, thì ngài Quán-Thế-Âm ứng hiện ra một loại thân tướng khác thường, không phải hiền hòa như ta thấy ở đây đâu. Ngài thè cái lưỡi đỏ lưỡng, miệng Ngài có lửa ào ào phun ra, trên tay Ngài có một cây kiếm, v.v… Hình tướng ứng hiện khác nhau. Rất khác nhau!…

Tất cả đều là do tâm chúng sanh mà ứng hiện ra hết. Ở một nơi mà tâm của chúng sanh quá cay nghiệt, Ngài phải ứng hiện ra hình tướng rất hung dữ mới độ được những người cay nghiệt.

Còn chúng ta đi về Tây-Phương là về cảnh giới hiền hòa, trang nghiêm, thanh tịnh của A-Di-Đà Phật, thì nhất định ta không được quyền nghiên cứu lung tung để áp dụng khi hướng dẫn người bệnh. Xin quý vị nhớ cho kỹ điều này.

Trong quá khứ Diệu-Âm có đọc qua một phương pháp Hộ- Niệm lạ lùng nên không dám áp dụng. Nhưng vừa mới đây, có một số vị cho biết rằng có người đã áp dụng đến. Diệu-Âm xin thưa rằng, nói pháp đó sai thì Diệu-Âm không dám nói, mà nói đúng thì Diệu-Âm cũng không dám nói luôn. Chỉ dám nói rằng, nó không đúng với phương pháp trợ-niệm của Tịnh-Tông mà thôi. Vấn đề là chúng ta tu theo pháp môn nào phải áp dụng cho đúng theo pháp môn đó. Không thể nào sơ suất vấn đề này được.

Cách trợ-niệm đó như thế này: Với một người sắp chết, người ta dùng hai ngón tay đặt vào động mạch ở cổ. Hễ máu chạy lên thì mở ra, máu chạy xuống chận lại. Không biết là vị đó có học qua ngành y-khoa chưa, có phải là bác-sĩ không mà biết phương pháp chận mạch máu vậy? Còn tôi nhiều lần để tay tại chỗ mạch để xem thử, cảm thấy mạch nhảy nhảy mà không biết lúc nào máu chạy lên, lúc nào chảy xuống cả. Tôi không biết nên tôi không dám chỉ dẫn như vậy. Trong phương pháp đó còn hướng dẫn rằng, phải khai lể một điểm “Minh-Quang” hay “Định-Quang” gì đó tại đỉnh đầu cho chảy máu ra, để thần thức nương theo dòng máu đó mà xuất ra tại đỉnh đầu. Đây là một pháp Hộ-Niệm khác lạ!… Hoàn toàn không phải của Tịnh-Tông.

Vì chưa hiểu thấu lý đạo bên trong, nên Diệu-Âm khuyên rằng, nhất định chư vị không được hiếu kỳ áp dụng bừa bãi… Nếu sơ ý lỡ có chuyện gì xảy ra, chư vị tự nhận lấy vấn đề Nhân-Quả. Còn Diệu-Âm đã nói rõ ràng rằng, chỉ nên ứng dụng đúng theo lời chư Tổ của Tịnh-Độ-Tông để chúng ta Hộ-Niệm, tuyệt đối không được quyền ứng dụng bất cứ một phương pháp nào lạ, dù là phương pháp của Phật-Giáo.

Chúng ta nên nhớ rằng, 84 ngàn pháp môn, vô lượng vô biên pháp môn tu tập đều không ngoài hai điều: “Khế-lý- Khế-cơ”. Khế- lý là đúng với lý đạo, khế-cơ là hợp với căn tánh của người học Phật. Có những pháp khế-lý, nhưng không khế-cơ. Căn cơ của người niệm Phật là ứng vào đại nguyện của A-Di-Đà Phật mà đưa người phàm phu về Tây-Phương Cực-Lạc. Tu hành chúng ta tu phải khế-lý, nhưng cũng phải biết khế-cơ nữa mới thành tựu được.

Như vậy, những pháp tuy khế-lý tức là đúng kinh Phật, nhưng không khế-cơ nghĩa là không hợp với căn tánh của chúng ta, thì chúng ta không dám áp dụng.

Nghiên cứu một phương pháp nào, chúng ta phải rõ phương pháp đó có ứng hợp vào căn tánh và pháp môn chúng ta tu tập hay không? Nếu ứng hợp thì tự nhiên chúng ta dễ thành tựu. Nếu không ứng hợp, thì thường thường đưa đến hậu quả lỡ-cỡ làng- càng, không biết đường nào đúng, đường nào sai.

  • Một pháp đúng với người “Tự-Lực” tu chứng, nhưng có thể lại không hợp với người tu theo pháp “Nhị-Lực” niệm Phật cầu vãng- sanh.

 

  • Một pháp đúng với người niệm Phật cầu vãng-sanh Tây- Phương Cực-Lạc, nhưng đối với người muốn tu trở lại làm Tiên, trở lại làm Thần, trở lại làm Người thì không thích hợp…

Tất cả đều có qui luật hết. Mong chư vị hiểu rõ vấn đề này, đừng nên sơ ý.

Có một vị kia nói với Diệu-Âm rằng:

Ở một chỗ đó cũng đi Hộ-Niệm vãng-sanh, nhưng người Hộ- Niệm lại vận dụng một thứ chưởng lực gì đó trong 2 bàn tay, rồi đặt vào lòng 2 bàn chân của người bệnh và dùng năng lực đó đẩy hơi nóng lên…

Nghe được vậy, Diệu-Âm cũng xin nói thẳng rằng, Diệu-Âm đã nghiên cứu rất kỹ trong tài liệu Hộ-Niệm của Tịnh-Tông của chư Tổ để lại hoàn toàn không có nói đến phương pháp này.

Như vậy thì chúng ta đang học về Hộ-Niệm ở đây là học pháp trợ duyên cho người vãng-sanh về Tây-Phương Cực-Lạc. Niệm câu A-Di-Đà Phật tức là chúng ta đi về cảnh giới của A-Di-Đà Phật, tức là cảnh giới Tây-Phương Cực-Lạc thì nhất định chúng ta phải áp dụng những gì của chư Tổ trong Tịnh-Độ-Tông để lại, những gì của đại nguyện đức A-Di-Đà Phật cho phép, chúng ta cứ y giáo phụng hành. Đức Thế-Tôn dạy như thế nào trong tam kinh Tịnh- Độ, ngũ kinh Tịnh-Độ đều đã rõ rệt. Chúng ta phải y cứ cho đúng kinh, không được sơ suất mà tạo ra những chuyện sai lầm oan uổng.

Có một vị nữa nói rằng:

– Có người đi Hộ-Niệm mà áp dụng một phương pháp nào đó bằng cách dùng nội lực của mình điểm vào huyệt đạo trên thân xác của người chết. Điểm huyệt rồi day huyệt trên xác người chết giống như cách truyền khí công.

Thì đây cũng là một phương pháp hoàn toàn không cho phép trong pháp Hộ-Niệm của Tịnh-Độ-Tông. Pháp Hộ-Niệm của Tịnh- Độ-Tông nhất định ngăn cấm chuyện này, nghĩa là không được đụng chạm đến thân xác của người ra đi trong vòng 8 giờ. Điều này đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, mong chư vị nắm cho vững.

 

Trong pháp Hộ-Niệm của Tịnh-Độ-Tông cấm tuyệt đối người thân nhân, người bà con, người Hộ-Niệm, v.v… than khóc, ồn náo, rơi lệ… trước mặt người sắp ra đi. Khi chết rồi cũng không được khóc luôn.

Lại có những phương pháp nói rằng:

– Ta phải khóc cho nhiều, kêu réo “Ba hồn chín vía” gì đó của người chết cho nhiều, để cho người đó được sanh lên cảnh trời.

Đây là tập tục của thế gian, hoàn toàn đi ngược với những lời khai thị chỉ dạy của chư Tổ Sư trong những tài liệu của Tịnh-Độ- Tông để lại.

Cho nên nếu chư vị muốn tiễn đưa người vãng-sanh về Tây- Phương thì nhất định phải y cứ vào kinh luận, cùng lời khai thị của chư Tổ trong Tịnh-Độ-Tông mà thực hiện, không nên thêm cũng không nên bớt. Nếu thấy một người nào nói điều gì đó hay quá, mình thêm vào. Thêm vào thì coi chừng sai.

Hiện nay trên thế gian này, có nhiều hình tướng tu hành, mới nhìn qua thường lầm lẫn rằng tu theo Phật-Giáo, nhưng thực ra họ tu theo Quỉ-Thần đạo. Trường hợp này rất nhiều… Đọc trong kinh Lăng-Nghiêm thì chư vị có thể dễ dàng phát hiện ra điều này. Một khi họ tu theo con đường quỉ thần, thì chắc chắn họ dẫn chúng sanh theo con đường quỉ thần đó. Nên nhớ quỉ thần cũng có phước báu, nhưng mà vẫn còn trong tam giới, không phải là ra ngoài tam giới.

Mong chư vị cố gắng “Y giáo phụng hành” lời Tổ, làm cho đúng đừng nên sơ suất mà dẫn chúng sanh đi sai đường thì cái quả báo này cũng khá nặng, chứ không phải nhẹ đâu. Mong cho tất cả chúng sanh có duyên đều được vãng-sanh Tây-Phương Cực-Lạc…

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Sơ Suất Của Người Bệnh – Lời Ban Ấn Tống

 

 

HỘ NIỆM NHỮNG SƠ SUẤT CỦA NGƯỜI BỆNH (2012)

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –