Hộ Niệm Sơ Suất Của Người Bệnh – Tọa Đàm 28

Share on facebook
Share on twitter

SƠ SUẤT CỦA NGƯỜI BỆNH

(Tọa Đàm 28)

 

Trong một đợt tọa đàm, Diệu-Âm đã đưa ra đề tài: Hộ-Niệm Là Một Pháp Tuđể mong cảnh tỉnh người nào thực sự muốn thành tựu sự giải thoát thì phải lo hộ-niệm. Rõ rệt… Tu hành là để giải thoát… Trong đời của ta, nếu ta hộ-niệm cho một người được vãng-sanh thôi, thì công đức hộ-niệm này hơn hẳn cả một cuộc đời chúng ta tinh tấn tu hành. Thành quả này không phải là pháp tu sao?…

Đừng nghĩ rằng một năm kết lại một vài ngày để dự Phật-Thất như vầy là ngon đâu nhé. Dù cho cả một năm tinh tấn tu hành đi nữa, coi chừng vẫn thua một người họ quyết lòng hộ-niệm cho một người vãng-sanh về Tây-Phương Cực-Lạc. Nếu 100 người cùng nhau hộ-niệm cho 1 người đó vãng-sanh, thì 100 người đó người nào cũng có phần công đức như nhau, là cứu được 1 người vãng- sanh về Tây-Phương Cực-Lạc. Quý vị thấy việc làm nay quý giá không?…

Ngài Đại-Từ Bồ-Tát nói, nếu mà ta cứu đến người thứ hai, tức là 2 người vãng-sanh về Tây-Phương Cực-Lạc thì hơn hẳn công đức ta tinh tấn tu hành suốt cả đời. Nhớ kỹ chữ Tinh Tấnnghe. Đây không phải là công đức tu hành bình thường trong một đời đâu.

Tu tinh tấn! Ta tu như thế này chưa phải tinh tấn đâu. Ví dụ như hôm nay chúng ta tịnh khẩu để niệm Phật, mà thực chất là giả đò tịnh khẩu đó thôi, chớ tôi thấy ai nấy cũng làm dấu này, làm dấu nọ… Cấm nói chuyện thì ta nói bằng tay, múa bằng chân, lung tung hết. Thật sự không tinh tấn gì cả. Thật ra mình chỉ giả đò, chớ chưa có thanh tịnh được đâu. Tôi biết, chính tôi cũng vậy, cũng chỉ tay, cũng giơ chân lung tung, chứ có hơn gì ai. Thực sự ở cõi này khó tu lắm, không dễ gì thực hiện sự tinh tấn được.

Mình tu hành như thế này chẳng qua chỉ là sự thực tập. Bên đường thực tập đó, nhờ nghe những lời giảng của chư vị Tôn Sư hướng dẫn vãng-sanh về Tây-Phương làm cho niềm tin của chúng ta càng ngày càng vững vàng hơn. Hãy đem cái niềm tin vững vàng này mà truyền trao lại cho bà con, bạn bè, cho những người bệnh, mong cho họ kịp thời tỉnh ngộ, khởi phát niềm tin thực hiện con đường giải thoát.

Muốn giải thoát, hay nhất vẫn là phải lo trước, lo trong lúc còn đang tỉnh táo này. Phải nghiên cứu pháp hộ-niệm trước, nhất định đừng để tới lúc sắp sửa hấp hối trong bệnh viện rồi mới lo. Nhất định đến lúc đó lo không kịp đâu. Những đạo lý vãng-sanh này không cách nào có thể giảng giải cho một người đang nhức đầu như búa bổ, đang đau đớn như người ta lấy dao cắt từng miếng thịt. Không cách nào nói được với người bị mê mê mờ mờ, tâm trí điên đảo… Ta chỉ nói được với những người còn sáng suốt, còn minh mẫn mà thôi. Nghĩa là sao? Tự mình phải lo lấy. Xin chư vị hãy nhớ cho: Hộ-niệm là một vấn đề quan trọng phải tự lo liệu trước”.

Có một vị đã từng niệm Phật gần 10 năm rồi, nhưng lại lơ là chuyện hộ-niệm. Nghe nói tới chuyện hộ-niệm thì lảng tránh để tìm cách tu cho Nhất-Tâm-Bất-Loạn, cho được tự tại vãng-sanh. Đến khi ngã bệnh xuống thì tinh thần hoảng hốt, bất an. Thực tế thì sao? Miệng thì tiếp tục nói “Tự tại vãng-sanh”, mà lâu lâu bị bắt gặp đang ngồi khóc. Miệng thì nói “Nhất-Tâm-Bất-Loạn” mà tâm thì sợ chết. Chư vị nghĩ coi, một người sợ chết, buồn khóc làm sao mà về Tây-Phương Cực-Lạc được? Quá sai lầm!…

Đừng nên nghĩ mình tu như thế này là ngon, là đủ nghe chư vị. Nhất định tự mình phải xét lấy căn tánh của chính mình mới được. Nếu biết rõ mình là hàng phàm phu, thì pháp hộ-niệm phải nắm cho vững trước mới là người thận trọng… Với kinh nghiệm nhỏ bé của Diệu-Âm, xin khuyên rằng đừng bao giờ để quá chậm trễ! Không bao giờ chờ đến sắp chết rồi mới tính chuyện hộ-niệm. Một người muốn được hộ-niệm, vừa thấy trong người hơi yếu thì nên báo cho ban-hộ-niệm liền đi. Cần ban-hộ-Nniệm tới ủng hộ tâm lý trước đi.

  • Hãy khai thị trong lúc bà cụ còn cười hè hè.

 

  • Hãy hướng dẫn trong lúc ông cụ còn có thể rót ly nước trà mời mình uống.
  • Phải dẫn dắt đường vãng-sanh trong lúc anh còn đang khỏe.

Có nghĩa là sao?… Nghĩa là mỗi người phải tự lo tu hành và lo nghiên cứu làm thế nào để được thuận duyên khi xả bỏ báo thân mình dễ được vãng-sanh. Đó mới đúng là hộ-niệm.

Những người có duyên mời tôi hộ-niệm, đầu tiên tôi thường tổ chức thực tập hộ-niệm 3 ngày liên tục trong lúc họ đang còn tỉnh táo, hầu giảng giải những quy luật cần thiết trước, sau đó là thời gian theo dõi bệnh tình. Nhắc nhở con cháu người thân trong gia đình phải chú ý chăm sóc. Lâu lâu, 1 tháng, 2 tháng… mình tới thăm một lần. Phải chuẩn bị trước tất cả để xem tâm ý của người bệnh có gì biến đổi hay không? Trong lúc đau bệnh như vậy có gì sơ suất xảy ra hay không? Dặn dò người thân âm thầm để ý, giống như mình cài điệp viên để theo dõi vậy, để khi vừa phát hiện có gì sơ suất xảy ra thì tìm cách hóa giải liền, nhờ vậy mà giảm thiểu rất nhiều vướng mắc, đến lúc người đó nằm xuống chúng ta tới niệm Phật trợ duyên thì mới dễ giúp họ được vãng-sanh. Còn những ca hộ-niệm mà họ cứ rập rình rập rình, không chịu làm đúng theo quy định, thật là khó chấp nhận. Hãy nói với gia đình rõ ràng về những chuyện này. Tất cả nên làm việc với nhau trước.

Có người hỏi rằng, ví dụ gia đình có 5 người, 3 người thì tin, 2 người không tin, thì có hộ-niệm được không?… Được chứ sao lại không. Nhưng 3 người này phải bảo đảm với ban-hộ-niệm rằng 2 người kia không được phá đám. Nếu 2 người không tin kia mà phá đám thì chịu thua. Chính tôi cũng phải chịu thua. Chúng ta không có năng lực nào để giúp họ được. Trường hợp này, nếu cố gắng lắm, thì chúng ta cũng chỉ hướng dẫn cho chính người bệnh đó hãy tin tưởng cho vững vàng, không được thối tâm. Phải cầu nguyện vãng-sanh thật tha thiết, thèm đi từng ngày từng giờ, cầu nguyện tha thiết đến rơi nước mắt vậy mới được. Dặn dò những người tin tưởng hỗ trợ cho người bệnh, rồi tự họ phải lo liệu lấy thôi chứ không biết cách nào khác hơn.

 

Ví dụ như trường hợp phụ thân của tôi. Cha tôi là người cống cao ngã mạn. Khuyên ông niệm Phật thì bị ông la rầy, chửi mắng. Ông cho rằng tôi đã bị tẩu hỏa nhập ma rồi, đã theo tà ma ngoại đạo rồi. Đã bất hiếu rồi!… Tiền bạc không lo chu cấp, mà cứ nói đến chuyện tu hành mông lung. Trời ơi! Ông la rầy dữ lắm.

Nếu tôi sơ ý, thấy ông chống đối như vậy mà bỏ đi thì chết ông rồi, làm sao có thể cứu được một người cha đây?… Thế mà, tôi dụ riết… đến sau cùng ông cũng đành phải thèm muốn được vãng- sanh. Khi ông đã phát tâm thì lại phát rất mạnh, bị bệnh nhưng ông nhất định không đi vào bệnh viện. Khi ông bệnh nặng, tôi hỏi:

  • Bây giờ cha bệnh nặng quá rồi, có cần đi bệnh viện không?
  • Không đi!

Không đi là không đi. Lạ lùng không! Trước khi xả báo thân, 11 ngày bị bí tiểu, nhưng ông không chịu đi bệnh viện. Đến nỗi có một vị bác sĩ đến thăm thấy vậy thương tình tự mua những dụng cụ tới để thông tiểu. Ông nói: “Thông làm chi vậy?”… Nhưng mình năn nỉ quá rồi ông cũng để cho bác sĩ thông. Đụng vô thì ông than đau, tức là hệ thần kinh ông vẫn còn tốt. Ông không phải là người bị mất cảm giác.

Chư vị thấy đó, tâm lực có sức mạnh như vậy đó, nó có thể đánh bạt nhiều chướng ngại. Giải thích về tâm lý thì cũng đúng, nói về Phật lực gia trì cũng đúng.

Tôi đã từng đi hộ-niệm cho những người trước những ngày xả bỏ báo thân họ bị đau quằn quại, nhưng nhờ khuyến tấn, khích lệ họ:

  • Đau một chút kệ nó, ráng lên!… Trông cho đau hơn nữa đi!… (Hì-hì!…). Mình thách nó đau thêm 1.000 lần nữa đi, để mình sớm được về Tây-Phương nhé.
  • Ờ!… Tôi trông cho đau nhiều nữa để sớm về Tây-Phương.

Đã bị đau quá rồi, mà họ còn trông cho đau thêm, tự nhiên cơn đau hình như giảm đi. Trông cho đau nữa, chứ thực ra tới đó là quá mức rồi, còn gì mà đau thêm nữa? Đây là vấn đề tâm lý. Mình phải dùng những lời tích cực khuyến tấn, vực tâm lý họ dậy, giúp họ coi thường mọi chuyện, vượt qua cơn đau để cầu vãng-sanh Tịnh-Độ.

  • Họ niệm Phật rất tốt.
  • Họ niệm Phật rất mạnh.
  • Họ niệm Phật vững vàng…

Nhờ chính cái tâm ý vững vàng này, mà họ vượt qua cơn đau dễ dàng. Xin thưa thực, họ được cảm ứng bất khả tư nghì.

Nhìn thấy những hiện tượng đó, Diệu-Âm này bây giờ có được một ít kinh nghiệm để đoán lấy kết quả. Như cách đây khoảng chừng hơn 1 năm rồi, một chị đó ở tại tiểu bang Tây Úc, là người không biết đạo gì lắm. Trước đây gốc là theo Phật-Giáo, nhưng khi lập gia đình thì chồng là người Thiên-Chúa-Giáo, nên chị theo đạo Chúa luôn.

Khi chị bị ung thư sắp chết, vô tình gặp ban-hộ-niệm và cũng có duyên với tôi. Tôi nói vững vàng với chị rằng: Chị tin đi, quyết tâm niệm Phật cầu vãng-sanh đi, thì nhất định chị được vãng- sanh. Chị đó đã phát lòng tin, và quyết tâm niệm Phật cầu vãng- sanh…

Một người Thiên-Chúa-Giáo, mấy hục năm đi nhà thờ với gia đình, không đi chùa, nhưng trước những ngày tháng sắp mãn báo thân, thấy chị phát tâm tin tưởng Phật pháp mạnh mẽ như vậy, tôi dám đoán trước tới 95% thành công. Tôi nói với chư vị hộ-niệm và người trong gia đình rằng, nếu chị này thực hiện đúng như vậy, chị ra đi sẽ để lại một thân tướng đẹp bất khả tư nghì cho chư vị thấy. Rõ ràng trước mặt chư vị chớ không phải sau lưng đâu.

Xin thưa với chư vị, nói đi nói lại, cũng quây quần 3 điểm: Tín- Nguyện-Hạnh. Hãy tin tưởng rằng tất cả chư vị ở đây đều đang ở trong hào quang phổ độ của A-Di-Đà Phật hết. Trong mấy ngày hôm nay chúng ta niệm Phật, thành tâm niệm Phật, chúng ta đã được chiếu xúc với quang minh của A-Di-Đà Phật rồi. Chắc chắn!… Trong cái không khí này, quang minh của A-Di-Đà Phật đã bao trùm rồi. Tất cả mọi người đều được chiếu xúc rồi. Trong kinh Vô- Lượng-Thọ, Phật nói rằng một người được chiếu xúc quang minh của A-Di-Đà Phật thì “Thân Ý Nhu Nhuyến”. (Thân mềm mại, tâm an lành). Nhu nhuyến từ bây giờ cho đến lúc chúng ta buông hơi thở ra đi.

Ý nhu nhuyến” là tâm tỉnh táo, không sợ hãi. “Thân nhu nhuyến” là thân xác mềm mại, tươi hồng. Chết rồi mà môi đỏ lên, trái tai dài ra. Ngon vậy đó. Có nhiều người tuổi già da nhăn má hóp. Khi ra đi rồi, thì 8-9 tiếng đồng hồ sau coi lại sao thấy hình như nét mặt trẻ đi khoảng 20 năm. Hay không?… Không cần gì thoa son đánh phấn, không cần gì phải đi mỹ viện. Lạ lùng không?

Muốn được vậy phải tin cho vững nghe chư vị. Đừng tin mập mờ. Đừng tin lấy lệ. Không bao giờ Diệu-Âm dám nói lời vọng ngữ đâu. Thật sự có thực. Thật sự đúng như vậy. Vi diệu lắm chư vị ơi!…

Những người bị chết, tức là không được vãng-sanh, 2 tiếng đồng hồ sau nhìn thấy biết liền. Nước da tái đi, môi bầm tím lại, sắc mặt rất đau khổ. Nhìn vào mình cảm thấy sợ liền!… Còn những người vãng-sanh tự nhiên có nhiều điểm an lành khác thường. Có những người sau khi ra đi, thân tướng của họ chuyển biến đẹp ra rõ rệt mà mình có thể nhìn thấy sự chuyển biến đó. Xin thưa thực mình có thể nhìn thấy sự chuyển tướng được. Khi hộ-niệm, mình thường nhắm mắt niệm A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật… đến chừng mở mắt ra thì thấy liền sự thay đổi… Thường thường người chết, miệng hả, mắt mở… Mình nhắm mắt niệm A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật, khi mở mắt ra thì thấy miệng ngậm dần lại, mắt nhắm dần lại… Thấy rõ như vậy đó.

Có người mà chính tôi thấy như thế này nghen chư vị. Trong khi chưa chết thì trông thấy có vẻ đau đớn lắm! Mặt thì sưng phù lên, tay chân cũng sưng phù lên, xấu xí. Hai má thì bên này sưng ra, bên kia xệ xuống, làm cái mặt méo xẹo trông đau khổ vô cùng. Mà khi được hộ-niệm thì tươi ra. Khi ra đi xong, mình nhắm mắt niệm Phật mới 10 phút mở ra đã thấy sự chuyển biến rồi. “Ủa!… Sao cô này trông thấy cũng dễ coi vậy?”… Nhắm mắt niệm nữa: A- Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật… mở ra lại thấy khuông mặt hình như trở lại bình thường. Sự chuyển biến xảy ra từng phút một chư vị ơi!… Bất khả tư nghì!… Sau khoảng chừng 4 tiếng đồng hồ hộ-niệm, tôi giựt mình vì thấy rằng: “Không ngờ vị này cũng khá đẹp đó chứ!”… Bất khả tư nghì!… Đây là sự thực.

Cho nên mình hiểu được như vậy rồi mới thấy, người nào mà gặp được câu A-Di-Đà Phật, quyết lòng đi, chắc chắn vị đó có thiện-căn, chắc chắn trong nhiều đời kiếp vị này đã có tu rồi mới gặp được duyên này. Chư vị đó đã cúng dường tới hằng sa chư Phật rồi trong quá khứ, nhờ cái thiện-căn lớn vậy mới đưa đến ngày hôm nay tin được vào câu A-Di-Đà Phật mà quyết lòng đi về Tây-Phương Cực-Lạc.

Niềm tin mạnh hay yếu là do thiện-căn lớn hay nhỏ. Bị bệnh nhẹ hay nặng là do phước-báu nhiều hay ít. Như vậy, muốn trưởng dưỡng thiện-căn thì phát khởi niềm tin niệm câu Phật hiệu. Muốn tô bồi phước-đức hãy phát tâm làm thiện làm lành. Người mà có lòng tin vững vàng, nghe tới bệnh ung thư thì mừng như ngày hội vì biết rằng đây là cơ hội để sớm được vãng-sanh. Đó chính là người có thiện-căn, có phước-đức, có niềm tin thật sự.

Xin thưa với chư vị, chư Tổ Sư tu cả một đời khổ cực vô cùng mới biết được ngày giờ ra đi. Ta tu sơ sơ, nhưng nhờ cái bệnh ung thư mà bác sĩ cho mình biết thời giờ ra đi… Quý vị nghĩ coi, mình có thua gì chư Tổ đâu à. (Hì-hì!…). Cho nên, người biết tu thì không sợ chết.

Cảnh giới đều do tâm tạo. Hãy dùng tâm mà chuyển cảnh giới đi…

– À!… Bị bệnh ung thư thì ta biết ngày giờ ra đi đã đến. Rõ ràng thiện-căn, phước-đức và cơ duyên của ta đâu có thua gì chư vị Tổ Sư?

Nghĩ được như vậy thì mình sẽ vui lên, mình mừng lên, mình dễ dàng chấp nhận tất cả những cơn đau. Vô tình những cơn đau thay vì hành hạ ta khổ sở, bây giờ chính nó sẽ giúp cho tâm ta vững vàng để vui vẻ đi về với Phật. Tâm đã chuyển cảnh giới. Quý vị có thấy rõ ràng rằng đau khổ hay hạnh phúc chính từ tâm này tạo ra không?…

Ngài Pháp-Nhiên Thượng Nhân nói rất hay. Có người hỏi Ngài:

 

  • Một người Phật tử niệm Phật và một vị Tăng niệm Phật, kết quả có gì khác nhau không?

Ngài nói:

–    Giống nhau! Giống nhau! Giống hệt nhau!…

Có phải giống nhau thật không?…

  • Một phàm phu tội chướng, tâm ý mê mờ, nay đổi tâm tin tưởng niệm Phật: Người phàm phu cười hè hè ra đi.
  • Vị Tổ không đau bệnh, nhưng mà trải qua cả một cuộc đời tu hành cũng cực khổ vậy chứ. Phải không?… Ngài cũng cười hè hè ra đi.

Như vậy đâu có gì khác nhau? Ngộ hay không ngộ là tại chỗ này. “Ngộ” ra đi, phàm phu này thành Phật. “” tiếp đi, coi chừng những hình tướng tốt đẹp bên ngoài trở thành miếng vải nhung dày cộm, gói kín cả Chơn-Tâm, cột chặt lại, làm sao Chơn-Tâm phát quang đây?!…

Hiểu được như vậy, xin chư vị bắt đầu từ đây chúng ta sẽ cảm thấy mừng vui. Cái gì đến cũng mừng vui hết. Thuận duyên tới thì mừng vui. Đúng không? Thuận duyên không hay hơn nghịch duyên sao?… Nhưng mà nghịch duyên đến ta cũng mừng vui luôn. Tại vì sao? Vì có nghịch duyên như vậy mới thử thách cái tâm của ta có vững hay không chứ? Biết được mới giúp chúng ta khỏi bị vấp ngã bất ngờ chứ. Cho nên, nếu tâm chúng ta chao đảo, thì mau mau sám hối liền. Mau mau tự phản tỉnh liền. Mau mau tự hỏi tại sao chúng ta lại thối tâm vậy? Nếu vị nào có nỗi niềm khổ sở gì đó mà tới than với Diệu-Âm, thì xin mau mau sám hối đi, không được than khổ nữa. “Vạn pháp nhân duyên sanh”. Cứ kệ nó đi.

Ngài Pháp-Nhiên nói, một người Phật tử có vợ, có con, đủ thứ hết, nhưng mà sau cùng chỉ cần một niệm hồi đầu người ta vãng- sanh. Mình đã biết câu A-Di-Đà Phật rồi, đã niệm Phật rồi, đã từng chuyển được những người chung quanh hồi đầu, đã khuyên những người chung quanh niệm Phật… thì nỡ lòng nào ta lại bỏ con đường Tây-Phương, cứ bám vào chuyện sầu khổ để đi theo con đường khổ nạn?!…

–    Cái tâm vui tươi thanh tịnh là cái tâm đi về Tây-Phương…

 

  • Cái tâm sầu khổ là cái tâm sanh tử trong sáu đường luân hồi!…

Hiểu được như vậy quý vị có chịu từ nay về sau phải xa lìa cái tâm giận hờn khó chịu để vui vẻ, an tịnh niệm Phật hay không?… Chuyển “Khổ” thành “Vui”, chuyển “Phiền não” thành “Bồ-Đề”, có phải chính là đây không? Đúng không chư vị?… Rõ rệt mà. Như vậy, quý vị có thấy an lạc chưa?…

Mong cho những lời nói đơn giản, nhẹ nhàng này gợi cho chúng ta một cơ duyên vãng-sanh Tịnh-Độ.

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

 

HỘ NIỆM NHỮNG SƠ SUẤT CỦA NGƯỜI BỆNH (2012)

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –