SƠ SUẤT CỦA NGƯỜI BỆNH
(Tọa đàm 37)
Nam Mô A Di Đà Phật.
Liên tục trong 3 năm qua, năm nào Diệu-Âm cũng đến đây, hình như cũng ngồi tại đây nói chuyện, mỗi năm có thêm mỗi niềm vui mới.
Năm nay thì Diệu-Âm qua Âu Châu, có rất nhiều vị đồng tu tới tham gia Phật thất ở bên Leipzig, đông quá đến nỗi không có chỗ đi kinh hành. Năm ngoái Niệm Phật Đường này nhỏ hơn, năm nay Niệm Phật Đường lớn hơn, lớn gấp ba lần mà vẫn bị chật chỗ, chứng tỏ rằng chư vị tu hành nhiều. Đường đi kinh hành rộng hơn nhưng vẫn bị chật chỗ, chứng tỏ là chư vị ở Châu Âu này tu hành giỏi quá…
Mỗi khi chúng ta chắp tay niệm Nam Mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật thì mình thấy cảm ơn Ngài đã ban cho chúng sanh chúng ta trong thời mạt pháp này một pháp môn tu hành quá ư là đơn giản, quá dễ dàng, mà thành tựu lại quá sức rõ rệt. Chư vị có được cơ duyên này, mỗi khi niệm Nam Mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu- Ni Phật, chúng ta nên thầm nhắc nhở rằng đừng phụ ơn Ngài. Trong thời mạt pháp này phàm phu tục tử như chúng ta tu hành thành tựu khó lắm, rất khó có cơ hội thoát vòng sanh tử, ấy thế mà nhờ câu A-Di-Đà Phật, chúng ta mới thấy được có người ra đi với thân tướng quá tốt đẹp. Đem lời Phật dạy trong kinh Vô-Lượng- Thọ đối chiếu, Diệu-Âm mới thấy hiện tượng vãng-sanh Tây- Phương Cực-Lạc một đời thành đạo là điều xác thực, không phải viễn vông…
Tuy thế đến nay, năm 2012, vẫn có nhiều người không tin rằng có thể vãng-sanh về Tây-Phương Cực-Lạc. Nhiều người tu học Phật cũng khá lâu nhưng vẫn không tin, họ vẫn nói rằng: “Làm gì có chuyện vãng-sanh về Tây-Phương Cực-Lạc dễ dàng như vậy?”… Chính vì niềm tin quá bạc nhược này, mà thường thường họ không dám nghĩ rằng mình có khả năng về được Tây-Phương
Cực-Lạc gặp A-Di-Đà Phật để một đời thành đạo. Lời nói này chắc chắn chư vị cũng có thể xác minh, phải không?…
Tu học Phật, nhưng khi nghe nói về Tây-Phương Cực-Lạc lại không thích thú, nói về vãng-sanh lại không tin… Chính vì vậy họ không nguyện vãng-sanh Tây-Phương Cực-Lạc. Không những không nguyện vãng-sanh về Tây-Phương Cực-Lạc, mà còn đánh giá rằng những người trong thời này niệm Phật cầu vãng-sanh Tây-Phương để thành đạo là cao ngạo, là thái quá, là không thực tế. Trong khi đó, mỗi lần đến tại địa điểm này nói chuyện thì Diệu- Âm vẫn còn nhớ một ấn tượng rất sâu sắc, đó là vào năm 2009, Diệu-Âm tới đây có gặp qua chị Minh, có gặp qua chị Trung, từ Praha nước Tiệp đi qua bên Đức gặp Diệu-Âm trong một quán ăn. Gặp nhau, chư vị đó mừng quá, mừng mà rơi nước mắt. Hai người không nói được lời nào mà cứ khóc, khóc riết… Khóc đến nỗi Diệu- Âm cũng phải cảm động, nghẹn ngào luôn… Tại sao mừng vậy? Vì người mẹ của những vị này đã vãng-sanh.
Xin thưa với chư vị, trong đời này nếu gặp được những hiện tượng này, mình mới chứng minh được rằng kinh Phật nói đúng, mình mới ngộ ra rằng đức Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật bày vẽ cho chúng ta, hàng phàm phu tội chướng sâu nặng vẫn có khả năng đi về Tây-Phương một cách vui vẻ, hoàn toàn là xác đáng, không có gì là ngoa cả. Ngài để lại rất nhiều pháp môn tu tập, thì đến thời mạt pháp này, chúng sanh không thể nào ứng dụng bừa bãi mà thành tựu được. Ngài nói là đến thời mạt pháp chúng sanh hãy niệm câu A-Di-Đà Phật mới có khả năng thành tựu. Còn tu tập những phương pháp khác, thì cũng có thể thành tựu đấy, nhưng mà dễ hay khó? Rất là khó.
Trong kinh Đại-Tập chính đức Thế-Tôn đã nói rõ điều này: “Thời mạt pháp này, ức triệu người tu hành tìm cho ra một người chứng đắc rất là khó. Nhưng người nào biết nương theo pháp niệm Phật thì sẽ được đắc độ”… Đây là lời nói của đức Bổn-Sư Thích- Ca Mâu-Ni Phật trong kinh.
Pháp môn niệm Phật sở dĩ có thể cứu độ tất cả chúng sanh thoát vòng sanh tử luân hồi chính là nhờ đại nguyện của đức Phật
A-Di-Đà. Những pháp môn tu hành khác không được đức A-Di-Đà gia trì, mà chỉ có pháp môn niệm Phật mới được đức A-Di-Đà gia trì. Đây mới là điều cần chú ý…
Ngài Pháp-Nhiên Thượng-Nhân nói: “Bổn nguyện của A-Di-Đà Phật chính là pháp trì danh niệm Phật. Người nào không chịu trì danh niệm Phật thì người đó ở ngoài bổn nguyện của Ngài”.
Chúng ta y giáo tu hành theo hai vị Phật: Một vị là đức Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật đại diện cho mười phương chư Phật thị hiện xuống thế giới chúng ta, khuyên chúng ta thời mạt pháp này niệm câu A-Di-Đà Phật để được một đời này đắc đạo. Còn một vị Phật khác chính là đức A-Di-Đà Phật, Ngài phát đại nguyện, Bất cứ một chúng sanh nào trên mười phương pháp giới nghe danh hiệu của Ngài, niệm danh hiệu của Ngài quyết lòng cầu vãng-sanh về Tây- Phương Cực-Lạc, thì dẫu cho tội chướng sâu nặng tới đâu nhưng trước giờ phút lâm chung niệm cho được mười câu A-Di-Đà cầu sanh về thế giới của Ngài, nếu không được Ngài tiếp độ vãng-sanh về đó, Ngài thề không thành Phật. Đây là những điểm mà chúng ta cần phải hiểu cho thật kỹ, thật sâu sắc, cần gắn chặt trong tâm mình để trong một đời này được vãnh-sanh về Tây-Phương Cực- Lạc, chứ không phải là đời thứ hai, không phải là đời sau, không phải là nhiều đời nhiều kiếp nào khác.
Cho nên khi gặp một người không tin vào pháp niệm Phật, ta phải thương hại họ, không nên ghét bỏ, vì những người không niệm Phật trong đời này, thì chắc chắn người ta không ở trong sự gia trì của A-Di-Đà Phật, không được A-Di-Đà Phật tiếp độ về Tây- Phương, thì dù có gì đi nữa thì cuộc đời này họ phải bị luống qua rồi.
Một người tự lực tu chứng, nếu diệt được nghiệp-hoặc, không còn mảy may nào nữa, thì họ sẽ vượt qua tam giới. Nếu không diệt cho trọn vẹn nghiệp-hoặc thì nhất định họ phải lăn lộn trong tam giới, phước báu ta tin tưởng họ có thể có, nhưng sáu đường sanh tử luân hồi nhất định khó thể vượt qua…
Trong khi tự xét lại chính chúng ta, quý vị thử nghĩ coi mình có thể phá được nghiệp hay không?… Mình có phá được chướng nạn
của nghiệp chướng, chướng nạn của oan gia trái chủ chướng, chướng nạn của phiền não để thoát khỏi quả báo tai hại trong vòng tử tử sanh sanh này không?…
Xin thưa thẳng với chư vị, ngay cả Diệu-Âm này cũng thường đi nói này nói nọ, nhưng chính mình cũng đang ở trong cảnh sanh- sanh tử-tử, một cuộc đời này quyết không cách nào có thể phá được một phẩm nghiệp-hoặc, đừng nói chi phá sạch hết nghiệp. Nghiệp chướng nhiều quá, đếm qua đếm lại, đếm hoài cũng không hết… Chính vì thế, nếu chính Diệu-Âm này rời câu A-Di-Đà Phật ra, thì nhất định đời sau tiếp tục chịu khổ nạn.
Chúng ta là người nghiệp chướng sâu nặng, hãy thương mến nhau, cảm thông nhau, nâng đỡ cho nhau để vãng-sanh. Diệu-Âm thành khẩn xin chư vị hãy biết nương nhau, giúp nhau, ủng hộ cho nhau, khuyến tấn tối đa để cho từng người từng người được về Tây-Phương Cực-Lạc. Nếu chư vị muốn một đời này vãng-sanh về Tây-Phương Cực-Lạc, mà rời câu A-Di-Đà Phật thì thực sự đành phải chịu thua rồi. Không còn cách nào khác có thể thoát nạn được. Còn nếu chúng ta thương nhau, bảo bọc lẫn nhau, an ủi, nâng đỡ, khuyến tấn nhau gìn giữ câu A-Di-Đà Phật trọn vẹn suốt cả cuộc đời quyết không thay đổi, thì cơ hội vãng-sanh về Tây- Phương hình như từng người từng người chúng ta đều có khả năng thọ nhận. Ở tại Âu Châu này không ít người vãng-sanh nhưng cũng không nhiều mấy, còn Diệu-Âm này thường thường đi đây đi đó đã chứng minh quá nhiều, thật sự quá nhiều trường hợp vãng-sanh…
Những người hiền hòa, tâm tánh đơn giản mộc mạc, suốt cả cuộc đời vì vụng dại làm nhiều điều sơ suất, khi gặp đến lời khuyên niệm Phật để thoát vòng sanh tử, niệm Phật để vãng-sanh, họ phát tâm tin tưởng và thành khẩn nghe lời, cứ vậy mà đi… Có nhiều người niệm Phật mấy tuần mà ra đi với thoại tướng tốt đẹp bất khả tư nghì. Có nhiều người 1 năm, 2 năm, 3 năm… rồi ra đi cũng với thoại tướng bất khả tư nghì…
Xin thưa thật với chư vị, từ cái thời điểm mình biết phương pháp hộ-niệm trở về trong quá khứ, mình tìm kiếm mãi người ra đi
để lại những thoại tướng này mà tìm không ra. Mình cố gắng dò la hỏi thử để có chút tin tức nào an ủi không, nhưng thực sự hiếm hoi quá.
Như vậy phải chăng:
- Vì sơ ý không vững đường đi mà đành cúi đầu chịu nạn.
- Vì khéo tuyển trạch một pháp tu thích hợp với căn cơ, cho dù một đời đã lỡ vụng dại tạo nên lầm lỗi, nhưng cuối đời biết thành tâm sám hối, quyết lòng “Y giáo phụng hành”, đường tu không còn chơi vơi nữa… họ lại hưởng được một cái đại phước báu, một cái cơ duyên thành đạo…
Nếu hiểu thấu đạo lý một chút xíu… thì mới biết cái cơ duyên này chắc chắn trong vô lượng kiếp, hàng ngàn kiếp qua họ chưa từng may mắn gặp được. Hiểu được vậy rồi, mình mới thấy quý hóa vô cùng. Nay là thời mạt pháp rồi mà mình gặp được câu A-Di- Đà Phật, niệm Phật để về Tây-Phương, phải mau mau trân quý, trân quý từng chút từng chút, trân quý từng phút từng giây một trong cuộc sống này để niệm Phật, đừng buông lơi ra…
Ngài Ấn-Quang đại sư nói: “Từ sáng đến chiều, từ chiều đến sáng đừng bao giờ để cái tâm của mình rời khỏi câu A-Di-Đà Phật”. Sau khi làm công chuyện gia đình, sau khi đi buôn bán, sau khi đi hội đoàn, v.v… Hãy mau mau dành thời gian sớm trở về với câu A- Di-Đà Phật. Trong lúc nấu cơm, nên mở cái máy niệm Phật trong bếp để tiếng niệm Phật vang vang. Trong lúc xào nấu, nêm nếm… cũng nên tạo cơ hội để niệm thầm câu A-Di-Đà Phật. Phải tranh thủ niệm Phật như vậy mới được.
Khi đi ngủ đừng nên mở cái băng nhạc du dương, nhạc vàng, nhạc xanh gì đó làm chi. Hãy mở cái máy niệm Phật bên đầu giường, để lúc mình ngủ quên, nhờ cái máy niệm Phật đó nhắc nhở tiềm thức mình niệm Phật. Lúc đi ra đường, nếu đeo cái máy niệm Phật hát vang vang nghe kỳ quá, thì hãy dùng cái máy bấm số gắn trên ngón tay, âm thầm bấm, bấm, bấm… nhắc mình niệm Phật. Phải dùng mọi cách để nhắc nhở niệm Phật kịp thời.
Nếu chư vị rời câu A-Di-Đà Phật ra, xin thưa rằng mình rời câu A-Di-Đà Phật một ngày, thì ngày hôm sau mình có thể rời thêm một
ngày rưỡi. Rồi ngày hôm sau nữa mình sẽ rời thêm một ngày bảy… một ngày tám… hai ngày… ba ngày… Sự giải đãi nó sẽ kéo chúng ta trở lại trong lục đạo luân hồi. Chắc chắn như vậy.
Người nào mà trong vô lượng kiếp đã tu nhiều phước thiện rồi, nhờ cái phước thiện đó nên trong đời này mới gặp được câu A-Di- Đà Phật, chứ không phải gặp câu A-Di-Đà Phật là dễ dàng đâu. Nhất định không dễ đâu. Chính nhờ cái thiện căn tu trong vô lượng kiếp rồi khiến cho ta có cơ duyên niệm được câu A-Di-Đà Phật này mà cầu về Tây-Phương Cực-Lạc. Thật không phải là dễ. Nhưng xin chư vị cũng phải nhớ cho, là hằng vô lượng vô biên những cảnh duyên nghịch luôn luôn đang bao sát bên ta, hễ ta rời câu Phật hiệu ra thì những cảnh duyên nghịch sẽ kéo ta lại.
- Bạn bè kéo ta lại…
- Cha mẹ kéo ta lại…
- Con cái kéo ta lại…
- Nhiều khi bạn đồng tu cũng kéo ta lại luôn…
Thật không phải là chuyện dễ!… Chính vì nghịch duyên đang bao sát bên chúng ta, nên Phật mới nói, nếu trong đời mạt pháp này, tu hành mà sơ ý không bám chặt vào câu A-Di-Đà Phật thì ức triệu người tu hành, hàng tỷ người tu hành khó tìm ra được một người đắc đạo, khó tìm ra một người thoát vòng sanh tử luân hồi… Tìm không ra. Sở dĩ tìm không ra là vì nghiệp chướng, duyên nghịch cứ luôn luôn đón đường, chận nẻo, nó làm lung lay tâm nguyện vãng-sanh của người niệm Phật.
Vì thế, xin chư vị đừng nên nghĩ rằng mình đã niệm Phật vài chục năm, mười mấy hai chục năm rồi thì mình chắc chắn được vãng-sanh. Không chắc đâu! Mà hãy tự kiểm lại mình, trong những lúc niệm Phật đó có gì thoái chuyển hay không?… Cái cảnh giới thoái chuyển này dễ sợ lắm!… Vô cùng dễ sợ!…
Diệu-Âm đã biết và cũng đã chính mắt thấy, có người niệm Phật mười mấy năm, cũng nghe pháp của Hòa Thượng Tịnh- Không rất nhiều, có lẽ nói lý còn hay hơn Diệu-Âm nữa, nhưng đến lúc bệnh xuống thì có những tâm ý kém cỏi, thua xa những người ít
tu mà khi gặp được lời khuyên họ phát tâm niệm Phật vững vàng đi về Tây-Phương.
Tại sao vậy?… Tại vì trong lúc tu hành chúng ta sơ ý không chịu kiểm điểm loại trừ những ý nghĩ thoái chuyển. Ở đây chúng ta nhắc nhở không phải là quá lo xa đâu, chính các vị Đại Sư, các Tổ Sư cũng thường đưa ra những hình ảnh như vậy, và Diệu-Âm cũng đã từng thấy qua như vậy. Thành ra, chư vị muốn được vãng-sanh về Tây-Phương Cực-Lạc thì 3 điểm này nhất định phải cố gắng thực hiện cho được đầy đủ:
Điểm thứ nhất là lòng tin. Niềm tin của mình vững chưa?…
Nói rằng vững lắm rồi, thì xin hỏi:
– Chắc không?…
– Chắc chứ!…
Ấy thế mà coi chừng bên ngoài vừa gặp một người nói, đời này làm gì có chuyện vãng-sanh về Tây-Phương, thì bắt đầu chao đảo liền đó. Người nghiên cứu nhiều kinh điển, nghe nhiều, hiểu rộng thường hay phân vân:
– Trong kinh nói rằng phải phá cho hết nghiệp chướng mới thoát vòng sanh tử. Tôi bị kẹt vào chuyện buôn bán, tôi bị kẹt vào chuyện vợ con, tôi bị kẹt vào chuyện xã hội, tôi còn bị vọng tưởng đủ thứ… làm sao có thể vãng-sanh về Tây-Phương Cực-Lạc?…
Rõ ràng đã bị chao đảo. Miệng thì nói tin tưởng vững vàng, nhưng mới thoáng nghe một nguồn tin lạ trùng ngay cái điểm yếu của mình thì chao đảo tinh thần liền lập tức. Yếu quá rồi!… Anh tin như vậy không phải là vững tin đâu. Chị tin như vậy không phải là vững tin đâu. Mà niềm tin này chỉ là tin thử, coi chừng mất phần vãng-sanh.
Điểm thứ hai là nguyện vãng-sanh về Tây-Phương Cực- Lạc. Thực sự mình có phát tâm nguyện vãng-sanh tha thiết hay không?… Muốn biết mình có tha thiết việc vãng-sanh hay không thì xét thử một vài điều sẽ biết liền…
- Rơi vào một cơn bệnh ngặt nghèo, mình có cười hè hè khi đối diện với căn bệnh đó hay không?…
- Với căn bệnh đó, cái tâm mình có an nhiên tự tại trong những ngày giờ chờ xả báo thân này hay không?…
- Khi gặp một chướng nạn gì mình có rơi nước mắt, oán trời trách đất không?…
Tự hỏi lấy mình để biết. Ví dụ như người bị ung thư, bác sĩ nói chị bị ung thư rồi, phải chết rồi… Mình về nhà có khóc thầm không?… Khóc thầm thôi nha, chứ không dám khóc lớn. Trước mặt người ta thì giả đò cười, nhưng trở về căn phòng riêng thì âm thầm than khóc. Nếu quả vậy, thì thôi chịu thua rồi. Che dấu người ta được, chứ không che dấu với chính mình được đâu? Mình bị trở ngại rồi.
Điểm thứ ba là niệm câu A-Di-Đà Phật. Thật sự mình có quyết lòng niệm hay không?… Nếu quyết lòng niệm Phật, thì trong kinh Phật, cũng như chư Tổ đã nêu ra 3 điều. Niệm Phật có 3 điều không nên phạm phải:
– Một Là nghi ngờ… Tôi niệm Phật như vậy, A-Di-Đà Phật có nhớ tôi không há? Tôi niệm như thế này không biết khi tôi ra đi Phật có đến tiếp dẫn không há? Nghiệp chướng của tôi nặng quá, làm sao mà Phật có thể cho tôi vãng-sanh đây? v.v… Tự mình đưa ra quá nhiều vấn đề làm giảm sút lòng tin. Xin thưa với chư vị niệm Phật như vậy là không đủ niềm tin. Niệm Phật như vậy khó vãng- sanh lắm!…
– Hai là không được xen tạp. Nghĩ mình nghiệp chướng nặng quá nên phải tìm một pháp gì đó để phá nghiệp. Phải nhờ một pháp gì đó để tiêu chướng… Rốt cuộc niệm Phật vãng-sanh đã biến thành cách tu phước, cầu tiêu tai giải nạn. Cứ nghĩ đến tiêu nghiệp rồi mới đi về Tây-Phương. Nguyện vãng-sanh đã nằm sau nguyện tiêu nghiệp rồi.
Rõ ràng Tín-Hạnh-Nguyện của chúng ta suy cho cùng không có cái nào đúng cái nào hết. Nếu niệm Phật mà cần phải diệt cho hết nghiệp rồi mới được vãng-sanh về Tây-Phương, thì A-Di-Đà Phật phải phát lại đại nguyện: “Người nào nghe danh hiệu của ta mà tin tưởng niệm, nhưng cũng phải phá cho hết nghiệp rồi ta mới cho về Tây-Phương”. Hãy nghe cho rõ nhé, nếu Ngài phát nguyện như vậy
thì chúng ta mới đặt vấn đề này lên. Còn xem trong kinh, Ngài nguyện rằng: “Dẫu cho một người nghiệp chướng sâu nặng, khi nghe danh hiệu Ngài thành tâm sám hối, kiệt lòng sám hối… niệm danh hiệu Ngài cầu vãng-sanh, 10 niệm vẫn được vãng- sanh…”. Rõ ràng có điểm khác nhau. Thành tâm sám hối chứ không phải thành tâm diệt nghiệp. Nhiều người đã nghĩ sai lầm, biến pháp Nhị-Lực mang nghiệp vãng-sanh thành pháp Tự-Lực diệt nghiệp thoát vòng sanh tử, gây khó khăn cho chính mình và làm người khác hoang mang.
Diệu-Âm nói những lời này không phải là khuyên chư vị cứ việc tạo nghiệp rồi niệm Phật đi vãng-sanh. Không phải như vậy, mà ta không quá lo sợ những gì đã lỡ sai lầm trong quá khứ, hãy lo sợ là không chịu sám hối lỗi lầm và không chịu bám chặt vào câu A-Di-Đà Phật để đi về Tây-Phương.
Nếu mà cái quá khứ này được tính trong 2 năm trước, nghĩa là ta ngộ cách đây 2 năm rồi, từ 2 năm trước đến bây giờ ta không dám làm điều sai lầm nữa, thì ta ngon lành hơn người mới ngộ. Nhưng có những người quá khứ chỉ tính có 1 tháng thôi… tại vì 1 tháng trước đây họ mới ngộ… còn trước đó thì chưa ngộ. Khi bắt đầu ngộ, 1 tháng quyết lòng niệm Phật cầu vãng-sanh, người ta cũng có thể được an nhiên tự tại vãng-sanh.
Có những người cái quá khứ chỉ ở trước giây phút lâm chung… Nghĩa là lúc trước phút lâm chung, gặp được ban-hộ-niệm khai thị hướng dẫn họ mới ngộ. Họ ngộ ra trong giây phút lâm chung thì trước giây phút đó là quá khứ, từ giây phút đó trở về sau là hiện tại và tương lai của họ. Chí thành niệm Phật, 10 niệm tất sanh, họ vẫn có thể được vãng-sanh như thường.
Như vậy, người nào ngộ trong vài chục năm trước, thì bây giờ đây có thể họ biến thành Bồ-Tát rồi… Họ giả đò mặc áo tràng cũng vô niệm Phật như chúng ta, nhưng mà họ đã ngộ rồi. Họ vãng- sanh Thượng Phẩm.
Những người ngộ khoảng chừng 2-3 tháng trước lúc lâm chung. Họ quyết lòng vãng-sanh, buông xả vạn duyên nhất tâm
niệm Phật. Họ tạo phước, tạo thiện hỗ trợ đường vãng-sanh… Họ có thể vãng-sanh về Trung Phẩm.
Có những người chỉ ngộ trước những giờ phút lâm chung, nghĩa là nghiệp chướng đã tràn trề tới bờ mé rồi đó. Nhưng chỉ cần ngộ ra… Ngộ cho rõ ràng, ngộ cho đúng mức, ngộ cho cụ thể, ngộ cho rốt ráo… Ngộ ngay lúc nào họ đi về Tây-Phương lúc đó. Họ đi về Hạ Phẩm.
Nên nhớ Hạ Phẩm Hạ Sanh đi về Tây-Phương cũng là viên mãn ba bậc Bất Thối.
Còn nếu người nào không chịu ngộ thì chịu thua. Những người không tin câu Phật hiệu, ưa chạy khắp nơi nghiên cứu này nghiên cứu nọ, tìm cách phá nghiệp này phá nghiệp nọ, tâm hồn thật chao đảo. Họ muốn phá nghiệp để vãng-sanh, nhưng phá không nổi, nên đành phải chịu thua vậy.
Nếu họ ngộ ra rốt ráo thì biết rằng: Đi về Tây-Phương Cực- Lạc chính là bao cái nghiệp lại, gói cái nghiệp lại đi vãng-sanh. Rời cái nghiệp trong tâm mình ra đừng có nghĩ tới nó nữa, để cái tâm mình nghĩ về Tây-Phương, quyết lòng đi về Tây- Phương. Xin thưa với chư vị, Hạ Phẩm Hạ Sanh là dành cho những người này đây.
Có một lần Hòa Thượng Tịnh-Không nói như thế này: Hạ Phẩm Hạ Sanh là dành cho những người bạc phước, không chịu ngộ trước, để đến sau cùng trước những cơn hấp hối rồi mới ngộ… Tức là lúc hơi thở hít vào, thở ra, rồi ngừng lại… Không hít vô được là chết…. Họ ngộ ra trong những giờ phút đó họ đi về Hạ Phẩm Hạ Sanh. Chứ còn những người khi đã nghe được câu A-Di- Đà Phật và ngộ ra, đang ngồi cộng tu với nhau đây, thì thường thường họ vãng-sanh có thể tới Trung Phẩm, chứ không phải là Hạ Phẩm đâu… Lời này là chỉ cho chúng ta đó. Những người biết niệm Phật, quyết lòng vãng-sanh, tâm không chao đảo… Ngài nói những người này thường thường vãng-sanh tới Trung Phẩm lận. Xin hỏi, chư vị có chịu nhận vãng-sanh Trung Phẩm hay không?… Điều này hoàn toàn do chính mình quyết định. Quý vị
nhớ cho, Trung Phẩm là dành cho những vị A-La-Hán vãng-sanh chứ không phải thường đâu nhé.
Hôm trước ở Leipzig tôi có nói rằng, vãng-sanh là đi ngang chứ không phải đi dọc. Nếu đi hàng dọc tức là chư vị cố gắng tu cho đến khi phá hết nghiệp chướng. Phải chứng đắc từng phần:
- Được Thiên-Nhãn-Thông, chứng quả Tu-Đà-Hoàn.
- Được Thiên-Nhĩ-Thông, chứng quả Tư-Đà-Hàm.
- Được Tha-Tam-Thông, chứng quả A-Na-Hàm.
- Rồi chứng đến A-La-Hán ta có Thần-Túc-Thông.
Khi đó mới niệm Phật cầu vãng-sanh thì vãng-sanh về Tây- Phương Trung Phẩm. Trong khi hàng phàm phu chúng ta không phá được một phẩm nào hết, không phá một chướng nạn nào hết, mà thành tâm chí thành chí kính quyết lòng niệm câu A-Di-Đà Phật về Trung Phẩm ở Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị nghĩ thử, đi con đường nào gọn hơn?… Đi con đường nào dễ hơn?… Rõ ràng là đi vãng-sanh theo hàng ngang ngon lành hơn, nhanh chóng hơn. Đi hàng ngang là từ cái hàng phàm phu này đi về Tây-Phương Cực-Lạc cũng là phàm phu. Phàm phu thì ở Phàm-Thánh Đồng Cư Độ, tức là chỗ thấp nhất đó. Ở đó chúng ta tu cũng một đời hoàn
thành ba bậc bất thối chuyển.
Trong khi ở cõi này, dù có thoát khỏi sanh tử luân hồi, thành bậc A-La-Hán cũng mới vượt qua Vị-Bất-Thối, có 1 bậc bất thối chuyển thôi, rồi vãng-sanh về tới Trung Phẩm. Trung Phẩm là Phương-Tiện Hữu-Dư Độ. Nhưng dễ gì thành tựu.
Hiểu được chỗ này, chư vị mới thấy pháp môn niệm Phật thật sự vi diệu, bất khả tư nghì!… Bất khả tư nghì!…
Nam Mô A Di Đà Phật