Hộ Niệm Sơ Suất Của Người Bệnh – Tọa Đàm 13

Share on facebook
Share on twitter

SƠ SUẤT CỦA NGƯỜI BỆNH

(Tọa Đàm 13)

 

 

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Hổm nay nói chuyện tọa đàm mà Diệu-Âm quên đính chính một điều. Chư vị nói tiếng “Mời” cũng được: “Mời cư sĩ Diệu-Âm nói về kinh nghiệm Hộ-Niệm” thì hay hơn. Chứ còn nói “Khai Thị” hoài thì kẹt cho Diệu-Âm lắm! (Hì hì!…). “Khai Thị” lớn lắm, nặng lắm!… Mình còn phàm phu, còn nhiều chướng ngại, thành ra nói “Khai Thị” nghe không thông!…

Bây giờ mình nói chuyện về chướng ngại. Mới nhắc về chướng ngại thì bây giờ mình hãy nói về chuyện chướng ngại luôn. Thường thường chúng ta cầu nguyện khi lâm chung, tức là lúc xả bỏ báo thân này không còn chướng ngại. Điều này nếu không nói rõ thì nhiều khi có sự hiểu lầm.

Có nhiều người thường thường quỳ trước ảnh tượng đức A- Di-Đà cầu: “Xin Ngài cho con không còn chướng ngại”. Nếu cầu xin đức A-Di-Đà cho mình không còn chướng ngại, mà mình sẽ không còn chướng ngại nữa thì thật ra Ngài không được vô tư, Ngài không được công bằng. Chị đó cầu xin Ngài thì Ngài cho, người khác không cầu thì Ngài không cho sao?… Không phải như vậy đâu. Có chướng ngại hay không do chính ở mình. Mình phải tìm cách trừ bỏ cái chướng ngại đó đi mới được. Đó là sự cầu nguyện chính đáng.

Chư Phật, Bồ-Tát, Thượng-Đế… lúc nào cũng muốn giúp cho chúng sanh hết chướng ngại. Nhưng chướng ngại này không phải do chính các Ngài ban phát hay kết tội, mà tất cả những chướng ngại đều do từ Nhân-Quả của chính mình. Những nhân xấu ác mình đã gieo ra bây giờ thành quả báo mà chướng ngại cho chính mình. Như vậy, chủ nhân của chướng ngại là vấn đề Nhân-Quả, chứ không phải là cầu Phật tha thứ thì hết chướng ngại đâu.

Cho nên khi khấn rằng: “Nguyện khi lâm chung con không còn chướng ngại”, thì xin chư vị hãy nhớ cho, tự mình phải biết nguyên nhân nào gây ra chướng ngại mà tìm cách xả bỏ nó ra. Xả bỏ như thế nào?… Ví dụ, như một người ung thư sắp chết. Có người thấy bệnh ung thư này là cả một chướng ngại. Họ đau đớn cả thể xác lẫn tinh thần, ngày đêm lo âu sợ sệt đến cảnh chết… thì căn bệnh này đúng là một đại chướng ngại cho họ. Nếu người niệm Phật cầu sanh Tịnh-Độ mà sợ bệnh, thì căn bệnh trở thành chướng ngại cho việc vãng-sanh Tây-Phương Cực-Lạc. Có bệnh thì vào bệnh viện để cho bác-sĩ chữa trị, nhưng khi bác-sĩ nói: “Chị ơi!… Chị bị ung thư rồi!…”. Vừa nghe đến thì mình sợ run lên! Sợ muốn chết luôn! Đây đúng là một chướng ngại cho mình. Người bác-sĩ muốn chữa cho mình hết bệnh, nhưng vì mình gây chướng ngại cho việc chữa trị, nên thời gian chữa trị kéo dài hơn, thuốc thang chữa trị cũng rắc rối hơn, và nhiều khi thuốc thang cũng trở thành chướng ngại luôn, không giúp mình hết bệnh.

Khi biết tu hành, mình nên hiểu rằng hầu hết chướng ngại đều từ trong tâm này ứng hiện ra. Khi mình sợ chết, thì trước cái chết ta gặp đủ điều chướng ngại. Chướng ngại lớn đến nỗi A-Di-Đà Phật muốn cứu độ mình về Tây-Phương mà Ngài cứu cũng không được. Một người tham chấp tài sản, lưu luyến gia đình, khi nằm xuống dù có kêu gào: “Nam Mô A-Di-Đà Phật, xin Ngài cho con hết chướng ngại…”, thì chướng ngại cũng đến trùng trùng.

Bên cạnh đó, một người trước khi xả bỏ báo thân, họ căn dặn con cháu:

Cháu ơi!… Hãy Hộ-Niệm cho bà ngoại vãng-sanh. Đời này sống chết là lẽ thường, ngoại đi ngày nay thì khỏi đi ngày mai, đi ngày mai thì khỏi đi ngày mốt… Có sanh thì có tử, đây là chuyện tự nhiên. Con cháu có thương ngoại thì hãy thành tâm niệm Phật Hộ- Niệm cho ngoại, để ngoại đi vãng-sanh Tây-Phương Cực-Lạc, được an vui sung sướng, thoát cảnh đọa lạc khổ đau…

Bà ngoại đó có gia đình con cháu, nhưng gia đình không còn chướng ngại bà ngoại nữa. Mình cũng có gia đình tương tự như vậy, nhưng coi chừng gia đình của mình là một đại chướng ngại cho đường siêu sanh của mình. Rõ rệt, chướng ngại hay không đều do tại mình. Đây là một điều chứng minh rõ rệt và gần gũi…

 

Ở tại niệm Phật đường của Diệu-Âm trước đây có một vị đồng tu, tu hành siêng lắm, tốt lắm. Diệu-Âm cũng phải phục vị này về công phu. Hằng ngày, ngoài giờ ăn cơm ra là vào niệm Phật đường tu liền. Tu nhiều hơn Diệu-Âm nhiều lắm. Nhưng vị này có một điểm yếu là sợ bệnh! Lo về bệnh đến nỗi không tưởng tượng nổi. Sợ về bệnh không còn cách nào có thể can gián được. Đối với thế gian, thì gọi là người quá lo xa. Không sao hết. Nhưng đối với việc lâm chung vãng-sanh thì coi chừng đây là điều đại chướng ngại. Sợ bệnh là điều đại chướng ngại cho đường vãng-sanh. Như vậy:

  • Một người không sợ bệnh, thì cái bệnh đó không còn chướng ngại họ.
  • Một người không sợ chết, thì cái chết không còn chướng ngại họ.
  • Một người không còn quyến luyến đứa cháu nội, thì đứa cháu nội không còn chướng ngại họ.

Hiểu được lý đạo này rồi, bây giờ xin hỏi, chúng ta thường thường đọc lời hồi hướng, chút nữa mình sẽ đọc: “Nguyện khi lâm chung không còn chướng ngại…”. Chư vị có biết khi cầu nguyện như vậy là mình cầu nguyện với ai không?… Xin thưa rằng, chính là ngày ngày tự nhắc nhở chính mình đừng để cái tâm bị trói vào những chuyện chướng ngại đó, thì mình sẽ không còn chướng ngại nữa.

Khi một người tự hiểu rằng nghiệp chướng của mình sâu nặng, thì lúc một căn bệnh nào đó xảy ra, họ chấp nhận dễ dàng. Họ nghĩ rằng: “Đúng rồi. Trước giờ ta tạo nghiệp nhiều quá, bây giờ mắc phải bệnh này cũng không có gì gọi là quá đáng. Đúng ra ta còn phải nặng hơn nữaVô tình cái bệnh ung thư đó, cái bệnh tiểu đường đó, cái bệnh gì mà làm cho  họ chết đó không còn là một vấn đề chướng ngại nữa. “À!… Ta chuẩn bị bỏ tất cả những nghiệp chướng lại sau lưng rồi, ta sắp sửa đi về Tây-Phương Cực- Lạc rồi”… Nghĩ như vậy, vô tình khi bệnh đến họ cảm thấy an tâm, vững chí. Họ đi về Tây-Phương bằng tư thế thoải mái, an vui…

 

Xin thưa với chư vị, sự thoải mái an vui đâu phải là do cái bệnh ung thư đem lại, đâu phải là do cái cơn đau đem đến, mà chính tinh thần của họ thực sự đang muốn nương dựa vào cơn bệnh đó để được đi về Tây-Phương. Thành ra càng đau họ thấy càng gần cơ hội được về Tây-Phương. Càng đau họ càng mừng, càng nhiều hy vọng. “À!… Sắp được đi về rồi đó, sắp được đi về rồi đó…”. Họ đã chuyển được cảnh giới rồi.

Diệu-Âm xin kể lại đây một câu chuyện có thực. Đây là những hiện tượng vãng-sanh đầu tiên đã ảnh hưởng từ những lá thư “Khuyên Người Niệm Phật”, lúc đó còn lẻ-tẻ lẻ-tẻ chưa in thành sách.

Có một ông đó đã bị tê liệt nửa thân, miệng còn nói được, ăn uống được, mà thân thì nằm một chỗ, không đi được. Người em rể và em gái của Diệu-Âm tới khuyên ông cụ niệm Phật. Ông ta nói, tôi hồi giờ không biết tu hành gì hết, nay sắp chết rồi còn niệm Phật gì nữa. Nói hoài mà ông đó không chịu nghe. Có một ngày kia, người em lau quét trên bàn thờ làm rớt ra một xấp thư, đó chính là những lá thư “Khuyên Người Niệm Phật”, khoảng chừng 10 lá thư. Thường những lá thư này được anh em copy ra gởi cho nhau. Anh ta mới nghĩ ra một kế nhỏ, là đem những lá thư cho ông đọc thử…

Ông cụ nằm trên giường đọc thư. Đọc qua đọc lại, ông cảm thấy hơi lạ và ngẫm nghĩ, tại sao lại có cái chuyện vãng-sanh dễ vậy?… Ông nói:

  • Tôi đang nằm đây chờ chết. Chết với vãng-sanh có gì khác đâu?… Như vậy thì đâu có gì phải sợ nữa. Thôi được rồi, tôi nguyện vãng-sanh.

Rồi ông kêu vợ chồng người em gái cùng vài vị đồng tu thường tới Hộ-Niệm cho ông. Quý vị nghĩ xem, lạ lùng không? Hộ- Niệm, khoảng chừng 4 tháng hay 6 tháng gì đó, tôi cũng quên rồi. Càng Hộ-Niệm ông lại càng vui. Không biết tại sao lạ vậy. Ông nói, quý vị Hộ-Niệm vui quá… Vì thời gian đó sự Hộ-Niệm còn rất yếu. Tôi không rõ là chư vị đó đã khai thị hướng dẫn như thế nào. Hộ- Niệm một thời gian, thì ông nói: đấy.

  • Thôi được rồi! Ngày mai tôi vãng-sanh đấy, tôi về với Phật

 

Hộ-Niệm được khoảng 6 tháng, thì ông nói vậy đó. Quí vị thấy có phải là chuyện lạ không? Mấy vị đồng tu mừng quá, hỏi lại ông:

  • Có đúng không?…
  • Đúng đấy.

Không biết mấy vị đồng tu có xác định rằng ông thấy A-Di-Đà Phật tới không? Không ai nhắc điều này, chỉ biết ông nói vậy thôi. Vậy mà, đúng ngày hôm sau ông đi thật. Không ngờ ông đi thật sự. Lúc sắp ra đi, ông nói:

  • Thôi bây giờ tôi chuẩn bị đi đây. Tôi bắt đầu đi từ dưới chân tôi đi lên trên đầu…

(Hì hì!…). Lạ lùng không chư vị. Ông ta niệm Phật 6 tháng trong tư thế không đi được, còn 2 tay thì có một tay đưa lên đưa xuống được. Miệng thì nói leo lẻo! Niệm Phật 6 tháng, ông đã nói như vậy:

  • Bây giờ tôi đi đây. Chư vị cứ niệm Phật đi. Tôi đi từ dưới chân đi lên đầu rồi đi luôn…

Nói rồi thì ông nhẹ nhàng đi luôn… Sau đó, mấy người Hộ- Niệm hỏi tôi, ông đó có vãng-sanh không?… Tôi nói tôi không biết, tại vì tôi không có chứng kiến cảnh vãng-sanh này. Tôi chỉ nói, đây là một hiện tượng bất khả tư nghì.

Ông đó nằm một chỗ, ăn một chỗ, đi vệ sinh một chỗ, khổ cực vô cùng. Ông không sợ chết, mà đang cầu cho chết. Ông nghĩ chết sớm thì giải thoát sớm, ở đây báo hại con cháu khổ sở quá rồi. Khuyên tu hành thì ông nói:

  • Hồi giờ tôi không biết tu, bây giờ bảo tôi tu làm sao cho được?…

Nhưng khi đọc qua những lá thơ, ông ngẫm-ngẫm nghĩ-nghĩ:

  • Ủa!… Sao ông này nói những điều lạ vậy? Tại sao vãng-sanh dễ vậy?

Lúc đó ông nghĩ, chết cũng vậy mà vãng-sanh cũng vậy, thôi để ông xin vãng-sanh thử coi có đi sớm không? Thế là ông quyết lòng niệm Phật cầu vãng-sanh. Nhờ vậy mà ông được người ta tới

 

Hộ-Niệm. Đó là một trong những trường hợp có hiện tượng vãng- sanh đầu tiên xảy ra, và đây cũng là một trong những nhân duyên đưa đến bộ sách “Khuyên Người Niệm Phật” ra đời.

Ông đó thèm muốn được vãng-sanh, được Hộ-Niệm 6 tháng và báo trước được “Ngày mai tôi đi…”. Bất khả tư nghì không?… Đâu phải ông đi cầu Phật, xin Phật cho bớt chướng ngại, xin cho đôi chân không còn bại liệt nữa. Không phải cái chân bớt liệt để đi được là hết chướng ngại đâu? Không phải. Hết chướng ngại là chính mình phải biết buông ra. Ông này không sợ chết, nên cái chết nó không còn chướng ngại ông nữa. Nằm một chỗ niệm Phật mà được vãng-sanh sướng quá. Vì ông thấy sướng quá, nên chính cái bệnh này đã hỗ trợ cho ông vãng-sanh. Thật bất khả tư nghì!…

Như vậy, chư vị nên hiểu rằng, muốn người ta Hộ-Niệm cho mình được dễ dàng, thì chính mình phải lo trừ khử những điều chướng ngại của mình trước đi. Ví dụ khi lâm chung mà:

  • Thương nhớ con cái, thì con cái chướng ngại cho mình…
  • Ghét một người nào, thì người đó chướng ngại cho mình…
  • Còn sợ sệt một cái gì, thì cái đó chướng ngại cho mình…

Muốn vãng-sanh về Tây-Phương Cực-Lạc thì đừng sợ cái gì cả. Có người nói: “Tôi sợ ma quá!”. Sợ ma thì ma đến gây chướng ngại cho mình. Không sợ ma, thì những vị mình gọi là “Ma” đó nhiều khi lại tới hỗ trợ cho mình. Tâm mình không sợ sệt thì mới được tỉnh táo, thoải mái. Tâm có tỉnh táo thoải mái thì mình mới niệm Phật tạo công đức được. Có công đức mới hồi hướng cho họ, khiến họ vui lòng tới Hộ-Niệm cho mình, mong cho mình được vãng-sanh trở về cứu họ.

Như vậy, chư vị nên hiểu rằng, muốn người ta Hộ-Niệm cho mình được dễ dàng, thì chính mình phải lo trừ khử những điều chướng ngại của mình trước đi. Ví dụ khi lâm chung mà:

  • Thương nhớ con cái, thì con cái chướng ngại cho mình…
  • Ghét một người nào, thì người đó chướng ngại cho mình…
  • Còn sợ sệt một cái gì, thì cái đó chướng ngại cho mình…

Muốn vãng-sanh về Tây-Phương Cực-Lạc thì đừng sợ cái gì cả. Có người nói: “Tôi sợ ma quá!”. Sợ ma thì ma đến gây chướng ngại cho mình. Không sợ ma, thì những vị mình gọi là “Ma” đó nhiều khi lại tới hỗ trợ cho mình. Tâm mình không sợ sệt thì mới được tỉnh táo, thoải mái. Tâm có tỉnh táo thoải mái thì mình mới niệm Phật tạo công đức được. Có công đức mới hồi hướng cho họ, khiến họ vui lòng tới Hộ-Niệm cho mình, mong cho mình được vãng-sanh trở về cứu họ.

Cho nên tất cả chướng ngại đều từ trong tâm ứng hiện ra. Ngày ngày nguyện cầu A-Di-Đà Phật cho con không còn chướng ngại, mà mình cứ làm những điều trái nghịch, thì sự chướng ngại càng ngày càng chập chùng vậy!…

Hiểu được vậy rồi, mong rằng chúng ta biết con đường tránh chướng ngại để thuận buồm xuôi gió vãng-sanh về Tây-Phương Cực-Lạc…

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Sơ Suất Của Người Bệnh – Lời Ban Ấn Tống

 

HỘ NIỆM NHỮNG SƠ SUẤT CỦA NGƯỜI BỆNH (2012)

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –