Hộ Niệm Sơ Suất Của Người Bệnh – Tọa Đàm 04

Share on facebook
Share on twitter

SƠ SUẤT CỦA NGƯỜI BỆNH

(Tọa Đàm 04)

 

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Tu hành ở cõi Ta-bà này khó quá!… Niệm lớn một chút người ta cũng càm ràm. Niệm nhỏ thì lộn xộn mình nhiếp tâm không được. Về bên Tây-Phương ta có pháp âm thanh tịnh. Mình niệm lớn thì chư vị Bồ-Tát cũng niệm lớn với mình. Mình niệm nhỏ thì từng tiếng suối reo, từng chiếc lá đung đưa đều thầm thì niệm chung với mình. Tất cả đều hỗ trợ chứ không có chướng ngại.

Ở đây mình muốn tu cho thanh tịnh thì hàng xóm làm khó này, khó nọ. Về bên Tây-Phương thì hàng xóm của mình toàn là đại Bồ- Tát không thôi. Mình niệm bao nhiêu các Ngài cũng yểm trợ hết.

Chính vì về Tây-Phương thù thắng quá, nên pháp tu của chúng ta là pháp tu Vãng-Sanh Cực-Lạc, chứ không phải là pháp tu tìm cầu “Chứng Đắc” gì ở cõi Ta-bà này. Pháp tu chứng đắc khó lắm! Nó đòi hỏi nghiệp chướng phải tiêu trừ, trí huệ phải khai mở, thần thông đạo lực của Tự-Tánh phải ứng hiện… Còn cách tu của mình là không cần những thứ đó, mà chỉ cần tìm cách Vãng-Sanh về Tây-Phương là được. Vãng-Sanh xong thì gặp đức Phật A-Di-Đà. Gặp đức Phật A-Di-Đà rồi, bấy giờ không đắc cũng sẽ đắc.

Hai cách tu này quý vị thấy có khác nhau không?… Ở đây là một phàm phu ráng tu để chứng từng bậc, từng quả, thì thời gian tu hành phải trải qua vạn kiếp, mà thời gian vạn kiếp này phải tinh tấn tu hành mới được, chứ không phải vạn kiếp tu tà-tà mà được đâu. Nếu vạn kiếp tu tà-tà thì rơi xuống tam ác đạo chịu khổ chết luôn…

Còn về trên Tây-Phương không phải là chứng đắc rồi mới về, mà về rồi mới chứng đắc. Ta về trên Tây-Phương vẫn tiếp tục tu, nhưng tu một vài kiếp thành đạo hết, mà trước khi thành đạo thì những năng lực trong tự tánh của chúng ta ứng hiện đầy đủ. Nghĩa là mình không cần đắc nữa, tự nó sẽ đắc cho mình luôn. Thật sự là một pháp tu vi diệu… Tối vi diệu!…

 

Nhiều người vì không hiểu cái “Đạo Vãng-Sanh”, thường mập mờ giữa cách tu “Chứng-Đắc” và cách tu “Vãng-Sanh” đưa đến những nhận thức khá lầm lẫn. Họ lý luận rằng, chưa đoạn trừ phiền não thì làm sao được Vãng-Sanh?…

Nói vậy không đúng lắm đâu. Anh đoạn trừ phiền não để anh chứng đắc. Ở đây mà anh chứng đắc được tới A-La-Hán thì anh sẽ khác với những người phàm phu. Nói vậy chứ không phải dễ dàng như anh tưởng đâu. Còn ta đang tu đây là để Vãng-Sanh, có nghĩa là sanh về thế giới Cực-Lạc của Phật A-Di-Đà. Nghiệp chướng của ta hình như cũng còn đầy đủ, phiền não hình như chúng ta không phá một phẩm nào hết. Ấy thế, mà do lòng thành tâm niệm Phật, ta được Vãng-Sanh về Tây-Phương Cực-Lạc. Vãng-Sanh xong thì…

  • Tự nhiên phiền não muốn đến, đến cũng không được…
  • Phiền não muốn hiện ra, hiện ra cũng không được….
  • Nghiệp chướng muốn phá, phá cũng không nổi…

Tại sao vậy?… Tại vì thế giới đó thanh tịnh: Không có uế trược, không có ác thế, không có sanh tử. Ở đây chúng ta tu cũng được, nhưng tu khó muốn chết luôn. Tu chưa được tới đâu thì chết mất. Chết rồi đi đọa lạc. Về trên Tây-Phương ta tu cũng được, nhưng tu ở đó dễ. Không còn sợ chết nữa, tức là ta sống mãi, gọi là vô lượng thọ hay là vô sanh vô tử. Ta sống đến ngày thành đạo luôn. Trong kinh Phật nói: “Nhất sanh thành Phật”, nghĩa là một đời thành đạo là như vậy.

Trên cõi Tây-Phương ta không có đời thứ hai đâu. Thọ mạng tới vô lượng vô biên, và bạn hữu của ta toàn là Bồ-Tát, chứ không phải là bạn đời, không phải là bạn phá đám như ở đây. Tại đây xướng tán lớn một chút thì họ tới than phiền liền. Khó không?… Nóng nóng một chút mà không có máy lạnh thì chịu không nổi. Đóng cửa thì bị ngộp, mở cửa thì lại làm ồn hàng xóm… Thật khó vô cùng!…

Chính vì vậy mà ở trên cõi Tây-Phương là cõi bất thối. “Bất” là không. “Thối” là lui. “Bất Thối” là không thể nào bị thụt lùi được. Còn ở đây muốn tiến, tiến không được. Ngược lại cứ bị lùi hoài. Lùi riết cho tới khi nào chịu khổ đến trăm đắng nghìn cay mới thôi.

 

Hiểu được như vậy, quý vị cần phải xác định cho rõ ràng rằng cách tu của chúng ta không phải là ở đây lo tu chứng, mà ta lo đường Vãng-Sanh Tịnh-Độ trước. Vãng-Sanh xong thì chư Tổ nói rằng, “Nhược đắc kiến Di-Đà, hà sầu bất khai ngộ”, nghĩa là gặp được A-Di-Đà Phật rồi, lo gì mà không chứng đắc. Thật vô cùng dễ, vô cùng hay phải không chư vị?…

Vậy thì chúng ta quyết về Tây-Phương Cực-Lạc để tu, an toàn hơn. Không thèm lưu luyến ở đây nữa. Tu ở đây khó quá. Vãng- Sanh rồi không đắc cũng sẽ đắc. Rõ ràng chúng ta không cần đắc, mà tự nhiên đắc được hết. Ta không cần chứng, mà sau cùng vẫn cứ chứng. Chứng đắc đến Vô-Thượng Chánh-Đẳng Chánh-Giác luôn.

Xin thưa thật với chư vị, khi hiểu được đạo lý này rồi, chúng ta mừng đến nổi không thể nói nên lời…

Cho nên, một người đã thật sự biết niệm Phật, mà cứ bám trụ ở đây để mơ màng đến chuyện chứng đắc, nào là Nhất-Tâm-Bất- Loạn này Nhất-Tâm-Bất-Loạn nọ, Tam-Muội này Tam-Muội nọ, nào là Niệm-Vô-Niệm, v.v… Những danh từ đó hình như không giúp ích gì đối với những người phàm phu như chúng ta. Tại vì sao chư vị biết không?… Vì Nhất-Tâm-Bất-Loạn là chứng đắc. Phàm phu mà không chịu thấy rõ thân phận sao? Nỡ lòng nào lại mơ chi đến những chuyện không bao giờ đến với mình vậy?… “Niệm-Vô-Niệm” là một cảnh giới chứng đắc. Phàm phu tục tử, phiền não trùng trùng, mới niệm Phật cảm thấy an khang được một vài tiếng đồng hồ, lại tưởng là chứng đắc rồi. Chứng đắc sao mà dễ dàng vậy? Mới được an khang một chút, vừa bước ra kia bị vấp té một cái… Trời ơi! Nổi cáu lên liền. Nói năng lung tung rồi. Thế thì chứng đắc sao nổi!…

Những gì ta được ở đây phải chăng toàn là những cảnh gọi là vô thường tạm bợ, tạm bợ trong từng sát-na mà nhiều người không hay. Biết được vậy rồi, chư vị hãy chăm bẳm mà đi. Chăm bẳm là lầm lũi đó, không thèm tranh luận với ai hết, hãy lặng lẽ đi về Tây-Phương trước đã. Vãng-Sanh rồi mọi chuyện sẽ tính sau.

 

Đi về Tây-Phương khó không?… Quá dễ, dễ đến nỗi “Mười niệm tất sanh”. A-Di-Đà Phật nói rằng, các con cứ niệm A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật, tha thiết nguyện sanh về Tây- Phương của ta đi. Đem tất cả những công đức lành gì có được gởi về Tây-Phương cho có cái hoa sen của các con đi.

Việc gì là việc lành?… Đi niệm Phật là việc lành. Ra kia cãi lộn là việc dữ. Đừng gởi những việc dữ làm chi. Ta là phàm phu, thường sơ ý làm “Dữ”, đừng có gởi về những thứ “Dữ” đó làm chi. Nên nhớ, làm dữ không tốt. Cố gắng ăn ở hiền lành, đừng có dữ làm chi. Rồi…

  • Đem cái hiền gởi về…
  • Đem cái niệm Phật gởi về…
  • Đem cái giúp người gởi về…
  • Đem cái lo lắng cho chúng sanh gởi về…

Những cái gì thiện lành mình gởi về Tây-Phương. Còn những gì ác dữ hãy liệng đi, quên đi… Mình cố gắng làm thiện lành như vậy thì tự nhiên những tập khí ác dữ sẽ mất lần, mất lần, mất lần… Mình không cố tình phá cái dữ đó, mà tự cái dữ sẽ mất đi. Đó là cái luật bù trừ. Hay vô cùng.

Tâm không nghĩ tới điều ác dữ, điều ác dữ tự nhiên sẽ mất. Tâm cứ nghĩ tới chuyện thiện lành, chuyện thiện lành sẽ tăng trưởng. Tăng trưởng tự nhiên. Đây chính là một pháp tu vô cùng tuyệt vời…

Phật dạy tất cả đều do tâm tạo, có phải là chúng ta đang thực hiện rõ ràng trong phép niệm Phật hay không?… Trong đó cái điều tối thiện lành chính là câu A-Di-Đà Phật, tại vì câu A-Di-Đà Phật tới “Vạn-Đức” hồng danh lận, người niệm một câu A-Di-Đà Phật có tới vạn công đức, chứ không phải một. Chúng ta làm một công việc thiện lành gì đó, chỉ đếm có một à, phải không? Còn chúng ta niệm một câu A-Di-Đà Phật thì được có tới vạn công đức. Như vậy việc thiện lành ở đâu?… Ai trả lời đúng thì giỏi… Đúng rồi. Ngay trong câu A-Di-Đà Phật này chứ đâu. Đúng không chư vị?… Cho nên khi hiểu được đạo lý rồi, càng ngày mình càng vững tâm, vững như bàn thạch.

 

Rõ ràng ta không cần cầu chứng đắc. Nó chứng sao chứng kệ nó. Nó chứng thì ta được phẩm vị ngon ngon, không chứng thì hạ phẩm hạ sanh cũng một đời bất thối thành Phật. Thượng-Phẩm Thượng-Sanh cũng một đời bất thối thành Phật. Thượng-Phẩm Thượng-Sanh người ta tu 3 kiếp thành đạo. Hạ-Phẩm Hạ-Sanh là người tệ nhất, tu 12 kiếp cũng thành đạo. 12 kiếp so với 3 đại A- Tăng-Kỳ Kiếp, quý vị tính thử coi thời gian nào nhanh hơn?

Hôm trước ở đây có một vị hỏi tôi:

  • Có người nói rằng đi về trên Tây-Phương chờ tới 12 kiếp mới thành đạo… Sao lâu quá vậy.

Tôi nói:

A-Di-Đà Phật… Nếu có 12 kiếp thì nhanh quá

Tại vì 12 kiếp thì: 1, 2, 3, 4… đếm trên hai bàn tay là 10 rồi, thêm hai cái nữa là đủ 12 rồi. Tôi đưa ra con số một đại A-tăng-kỳ kiếp cho vị đó coi, tôi viết một con số “1” rồi 140 con số “0” phía sau. Đó là con số một A-tăng-kỳ. Rồi con số đó nhân 3 lên… Nhân

3 lên nữa. Với thời gian đó kiếp mới thành đạo. Bao nhiêu tỷ đây?… Tôi đếm không được. Phải gọi là: Tỷ-tỷ-tỷ-tỷ… gì đó. Tôi không biết đếm. Nhưng xin thưa thật với chư vị, 3 đại A-tăng-kỳ kiếp này không phải là dành cho hàng phàm phu chúng ta đâu à, mà dành cho các vị Đại-Sĩ, Pháp-Thân Đại-Sĩ, các Ngài đó mới thực hiện được thời gian 3 đại A-tăng-kỳ kiếp tu hành để thành đạo. Mà sự thành đạo đó không phải thành Phật, mà thành Đẳng- Giác Bồ-Tát thôi, tức là địa vị như Phổ-Hiền Bồ-Tát, Quán-Âm Bồ- Tát, Văn-Thù Bồ-Tát thôi… chứ chưa phải thực sự là Viên-Giáo Phật đâu à. Các Ngài phải tu thêm 1 đại A-tăng-kỳ kiếp nữa mới phá được 1 phẩm Sanh-Tướng Vô-Minh cuối cùng.

Chính vì vậy mà ngài Phổ-Hiền Bồ-Tát cũng phải niệm câu A- Di-Đà Phật để trở về Tây-Phương, ngài Văn-Thù Sư-Lợi cũng phải niệm câu A-Di-Đà Phật để trở về Tây-Phương. Chứ nếu các Ngài mà thành Phật dễ quá thì cầu sanh về Tây-Phương để làm chi?…

Cho nên, chúng ta ở đây cũng niệm câu A-Di-Đà Phật trở về Tây-Phương tu thêm 12 kiếp. Quá nhanh! Nhiều khi về đó nhờ các

 

Ngài gia trì cho mình, mình cùng với các Ngài thành Phật bằng nhau luôn… Sướng quá. (Hì-hì!…).

Xin thưa với chư vị, những lời này Diệu-Âm chỉ nói theo trong kinh cũng như nhắc lại lời của chư Tổ. Chư vị hãy vững tâm vững chí và phấn khởi lên để niệm câu A-Di-Đà Phật, vì chư vị đã thực hiện một pháp tu vượt qua cách tu của ngài Phổ-Hiền Bồ-Tát rồi đó. Quý vị có tin câu này không?… Diệu-Âm này không dám nói ngoa đâu ạ, mà đây là lời của Phật nói trong kinh Vô-Lượng-Thọ: “Hạnh siêu Phổ-Hiền đăng bỉ ngạn”. Người niệm Phật là người tu cái pháp môn siêu vượt ngài Phổ-Hiền Bồ-Tát. Quý vị nên nghe pháp của ngài Tịnh-Không, Ngài nói rõ lắm, mà đúng như vậy. Ngài Phổ-Hiền Bồ-Tát đang ở trên cảnh giới Tây-Phương, Ngài đã lập ra 10 đại nguyện vương để hướng dẫn những vị Bồ-Tát Ma-Ha-Tát, những vị từ Sơ-Trụ Bồ-Tát trở lên. Những vị Pháp-Thân Đại-Sĩ niệm Phật để cầu về Tây-Phương Cực-Lạc.

Còn chúng ta ở đây là hàng phàm phu mà cứ cầu chứng đắc. Đắc gì đây?… Có đắc được như các Ngài không?… Nếu đắc được lên tới cảnh giới Hoa-Nghiêm, các Ngài nói:

  • Con bạc phước quá rồi! Nếu con niệm Phật về Tây-Phương, thì con có phước báu hơn ta. Ta tu tới vô lượng kiếp rồi mới tới đây. Vậy mà bây giờ ta còn phải niệm câu A-Di-Đà Phật để về Tây- Phương, con thấy không?

Xin thưa với chư vị, chư vị ngồi đây niệm được câu A-Di-Đà Phật mới thấy rõ rệt mình có thiện-căn phước-đức không thể nào tưởng tượng được. Trong kinh Vô-Lượng-Thọ Phật nói “Chỉ có những người nào mà trong quá khứ vô lượng kiếp đã cúng dường tới vô lượng đức Phật Như-Lai rồi mới có khả năng tin tưởng, niệm câu A-Di-Đà Phật cầu về Tây-Phương Cực-Lạc”. Xin đừng có khinh thường.

Hiểu được như vậy thì chư vị phấn khởi lên, vui vẻ lên. Nhất định phải tìm mọi cách trở về Tây-Phương trước, chứ đừng có tìm cách chứng đắc gì khác. Những người nào thích chứng đắc, đó là ý nguyện của họ. Ai muốn ở đây chứng gì đó cứ ở, còn ta cứ thẳng một đường đi Vãng-Sanh. Chúng ta đã thấy rồi, ở đây nếu có

 

chứng gì đó, nhiều lắm cũng được chút chút trong cảnh vô thường sanh tử này mà thôi. Chứng chưa được tới đâu, thì mạng sống hết rồi, làm sao mà chứng được nữa?… Tu dang dở thì tử ma đến, nó đoạn hết tất cả những cái gì gọi là chứng đắc của chúng ta rồi.

Như vậy, chứng được những gì tạm bợ trong cảnh vô thường này không hay lắm. Hãy chứng đắc cảnh vĩnh hằng mới tốt. Khi về tới Tây-Phương Cực-Lạc, không chứng cũng chứng cảnh giới này.

A-Di-Đà Phật thề rằng: “Dẫu cho những chúng sanh trong tam ác đạo về đến cõi nước ta, nghe giáo pháp của ta cũng một đời thành Vô-Thượng Chánh-Đẳng Chánh-Giác”. Nghe lời thề của Ngài đi, ta quyết về đó để chứng đắc.

Biết được như vậy rồi, thì chúng ta bệnh, khi một người tới Hộ- Niệm nói:

  • Bác ơi!… Niệm Phật.

Ta phải tiếp nhận lời khai thị này liền lập tức. Nghĩa là phải niệm Phật ngay.

  • Bác ơi!… Buông bỏ.

Ta phải tiếp nhận cái lời khai thị này liền lập tức. Buông hết, không còn nghĩ suy gì nữa cả.

Được như vậy, người đến Hộ-Niệm cho chư vị, nhưng thật ra là đến để mà hùn phước, xin phước với chư vị chứ còn Hộ-Niệm gì nữa, chính chư vị đã có đầy đủ yếu tố Vãng-Sanh rồi.

Cho nên muốn thành công, chính mình phải thực hiện tất cả những điều này.

  • Tâm mình phải vững như tường đồng vách sắt.
  • Ý mình phải vững như tường đồng vách sắt.
  • Và ý nguyện Vãng-Sanh phải càng ngày càng tha thiết.

Nhất định trước khi niệm Phật tha thiết được một, sau khi niệm Phật xong tha thiết phải thành mười, ngày mai thành một trăm, ngày mốt thành một ngàn. Niệm tha thiết như vậy nhất định chư vị còn con đường nào khác ngoài Tây-Phương Cực-Lạc để về mà thành đạo.

Mong cho chư vị quyết lòng quyết dạ đi về Tây-Phương.

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Sơ Suất Của Người Bệnh – Lời Ban Ấn Tống

 

 

HỘ NIỆM NHỮNG SƠ SUẤT CỦA NGƯỜI BỆNH (2012)

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –