Hộ Niệm Sơ Suất Của Người Bệnh – Tọa Đàm 31

Share on facebook
Share on twitter

SƠ SUẤT CỦA NGƯỜI BỆNH

(Tọa Đàm 31)

 

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

 

“Đọa-Lạc” hay “Cực-Lạc” ở ngay tại tâm của mình, chứ không phải ở ngoài. Phật dạy: Nhất thiết duy tâm tạo”, tất cả đều do tâm mình tạo ra. Ngài Ấn-Quang nói: Chí Thành, Chí Kính là đạo nhiệm mầu giúp ta vãng sanh thoát vòng sanh tử. Lý-Đạo là lời của Phật, Sự-Đạo là lời của ngài Ấn-Quang đại sư.

Một người mới biết câu A-Di-Đà Phật trong vòng một vài tuần trước khi họ chết, nhưng mà tâm họ quá chí thành, quá chí thiết,  họ quyết lòng niệm Phật cầu vãng sanh, chỉ mấy tuần hoặc mấy ngày thôi, nhưng nhờ tâm lực của họ quá mạnh đã ngăn che tất cả ánh sáng của “Ma-Vương” lại. Quang minh của A-Di-Đà Phật thường hằng phổ chiếu khắp mọi nơi, khi nào ta quyết vãng sanh thì tự nhiên sẽ được chiếu xúc với Phật quang mà về Tây-Phương Tịnh-Độ vậy.

Lời nguyện “Mười niệm tất sanh”, là niệm được 10 niệm lúc lâm chung. Anh phải chí-thành, chí-kính, kiệt lòng mà niệm Phật, chứ không phải ngạo mạn, nghi ngờ, phân tâm niệm Phật. Nếu lúc đó có người tới khuyên anh niệm Phật, mà anh than: “Trời ơi!… Tôi mệt quá mà còn bắt tôi niệm Phật”, thì thôi chịu thua rồi. Anh mất phần vãng sanh rồi. Tương lai vô cùng dài lâu sau này anh bị đọa lạc rồi, oan uổng vô cùng!… Đó là sự thật. Cho nên xin nhắc nhở rằng càng tu chúng ta phải càng khiêm nhường mới được.

Niệm Phật, chúng ta cũng đừng nên móng tâm cầu cảm ứng nhiều quá. Tôi biết có nhiều người niệm Phật mà ưa thích cầu cảm ứng dữ lắm. Cầu cảm ứng mạnh quá đưa đến tình trạng thường được cảm ứng này, cảm ứng nọ liên miên.

Cảm ứng có hay không?… Có chứ. Không có cảm ứng làm sao mình được vãng sanh Tây-Phương Cực-Lạc. Nhưng thích cầu cảm ừng coi chừng có thể bị vướng nạn “Vọng Cầu” mà gặp phải “Vọng Ứng” đấy.

 

“Cảm” là sự cầu nguyện của mình. “Ứng” là sự gia trì của A-Di- Đà Phật. Điều này chắc chắn có. Nhưng có người được cảm ứng cái kiểu gì mà… Trời ơi! Họ nói rằng ngày nào họ cũng thấy Phật hiện ra cả.

Tôi hỏi:

  • Trong này có 3-4 tấm hình Phật đang treo, Phật hiện ra giống như tấm hình nào?
  • Ồ!… Tấm nào cũng có hết.
  • Phật hiện ra có quang minh không?
  • Có quang minh chứ sao lại không có…

Người đó đi khoe khắp nơi. Cảm ứng kiểu gì lạ vậy?… Sai rồi!… Sai rồi!… Trở ngại rồi!… Trở ngại rồi!…

Có một người khác rất thích chứng đắc. Hai năm trước Diệu- Âm đã khuyên rằng:

  • Lo thành tâm niệm Phật đi.
  • Anh khỏi lo, tôi biết mà. Tôi có pháp tu tuyệt vời lắm, nếu anh muốn, tôi chỉ cho anh cái chiêu này, tu hai tuần anh chứng liền.

Ham chứng đắc quá!… Chứng sao đó không biết, sau 2 năm thì bị trở ngại.

Thưa với chư vị, niệm Phật là pháp môn an toàn nhất, ít bị ma chướng nhiều nhất trong tất cả các pháp môn vì nhờ có Phật lực gia trì. Nhưng mong người niệm Phật hãy nhớ cho thật kỹ điều này, là đừng có sơ ý móng khởi vọng-cầu. Tất cả những sự “Vọng-Cầu” Phật đều cấm hết, cấm tuyệt. Chỉ có một cái cầu gọi là “Chánh- Cầu” được Phật cho phép. Chánh-cầu này mình phải cầu cho mạnh, cầu cho vững, cầu cho thật tha thiết. Đó chính là cầu vãng sanh Tây-Phương Cực-Lạc.

Tất cả mọi cái chấp bị cấm hết. Phật khuyên ta không được chấp bất kỳ một cái gì hết. Thương cũng buông, mà ghét cũng buông. Giận cũng không được, mà buồn cũng không được. Giàu cũng nhẹ nhàng, mà nghèo cũng nhẹ nhàng luôn… Nói chung không chấp cái gì hết. Thế nhưng Phật có bảo chúng ta phải chấp một cái. Đó chính là chấp trì danh hiệu A-Di-Đà Phật mà niệm.

 

Đừng có chấp cái gì khác hết, chỉ chấp chặt câu A-Di-Đà Phật mà niệm, cứ vậy mà đi. Thành tâm, chí thành, chí kính mà niệm danh hiệu A-Di-Đà Phật, thì nhất định một người phàm phu này thay vì phải rơi xuống tam ác đạo hoặc lăn lộn trong sáu đường sanh tử chịu nạn vạn kiếp, thì trong một đời này sẽ được A-Di-Đà Phật tiếp độ về Tây-Phương Cực-Lạc thành đạo.

Mong chư vị khi thấy được cơ hội giải thoát này hãy mừng rỡ, vui vẻ lên. Những người nào có chuyện lo âu, buồn khổ, khóc lóc… Giờ này không thèm lo buồn nữa, không thèm khóc than nữa. Ở đây có vị nào khóc không?… Vị nào khóc đâu? Xin báo cho tôi biết đi. Cho phép tôi chê cho một lời nhé: Còn than khóc là còn chấp, chấp vào cái khổ. Mình khổ có một tí tẹo như lỡ rụng một sợi tóc mà khóc, trong khi đó mình từng bắt con cá mổ ruột, banh thây ra để ăn. Trời ơi!… Họ khóc đến cỡ nào nữa đây?… Họ căm thù mình đến mức nào nữa đây?…

Khi mình hiểu được điều này, thì tất cả những lo âu buồn khổ tự nhiên sẽ buông ra. Hãy nghĩ đến sự đau khổ của chúng sanh lớn gấp vạn lần sự khổ của mình, thì tự nhiên mình thấy mình còn quá nhiều hạnh phúc. Như vậy trong đời thất bại chút ít, làm ăn thua lỗ một chút có gì đâu mà phải khóc than?… Hãy nghĩ đến sự khổ của chúng sanh thì cái khổ của mình sẽ trôi đi, sẽ tan biến đi. Người có tâm hồn vị tha mới nở được nụ cười lúc tắt hơi. Người cứ nghĩ đến cái “Tôi” nhiều quá, thường lo âu sầu muộn thì tự dẫn tới cảnh đọa lạc. Giải thoát hay đọa lạc do chính tại mình tự làm tự chịu, chứ không có Quỷ-Thần nào bắt mình phải khổ sở, hoạn nạn đâu. Có người ngày đêm cầu Trời khấn Phật cho mình hết nạn, suy cho cùng cũng quá mê mờ rồi vậy.

Sai lầm tạo nghiệp, thì lúc nghiệp gặp duyên nở thành quả báo. Mình chịu quả báo là do chuyện Nhân-Quả của chính mình. Mình chịu quả báo bây giờ, thì lúc lâm chung khỏi bị, nghĩ vậy thì hay lắm. Cớ gì lại đổ lỗi cho Trời-Phật mà tới quỳ lạy xin cho hết bệnh.

Còn có người né tránh chữ “Phật”, chỉ đổ thừa cho “Trời-Đất”. Trời-Đất nào lại đi hại mình?… Tất cả những gì xảy đến với mình trong đời: Vui, buồn, sướng, khổ… đều có Nhân-Quả hết, đều là cái vốn do chính mình tạo ra hết. Hôm nay mình là người niệm Phật đi về Tây-Phương thì hãy mạnh dạn buông xả tất cả những thứ đó xuống nhé.

  • Gặp nghịch cảnh cũng vui vẻ để đón nhận.
  • Được sung sướng cũng vui vẻ để đón nhận.

Ví dụ như người làm kinh tế mà tiền vô nhiều quá cũng cứ lượm đi, không sao hết, cứ lượm vô đi. Có phước báu mà biết tu hành thì đồng tiền đó sẽ lợi lạc cho chúng sanh: Cúng dường, bố thí, phóng sanh, làm việc ích lợi xã hội, v.v… Tất cả đều do “Nhân- Quả”. Đã là nhân-quả thì khi duyên đến ta sẵn sàng đón nhận bất cứ những gì đến với chính mình một cách tự nhiên, chứ không nên nguyện trả hết nghiệp chướng. Không nguyện như vậy nghe chư vị. Nó đến cái nào mình sẵn sàng đón nhận cái đó, đón mừng mà vui như ngày hội, đến ít mình mừng ít, đến nhiều mình mừng nhiều. Cứ đến đi ta sẵn sàng nhận không sao hết. Còn cái nào chưa đến thì kệ nó, không nên khơi nó ra làm chi. Phải khơi trong tâm của mình câu A-Di-Đà Phật, ngày ngày thường niệm A-Di-Đà Phật. Niệm niệm vẫn là niệm A-Di-Đà Phật…

Xin gởi đến chư vị câu này rất hay:

Di-Đà giáo ngã niệm Di-Đà. Khẩu niệm Di-Đà, thính Di-Đà. Di-Đà, Di-Đà trực niệm khứ.

Nguyên lai Di-Đà niệm Di-Đà.

  • Di-Đà giáo ngã niệm Di-Đà”. A-Di-Đà Phật dạy ta niệm A-Di- Đà Phật thì ta cứ niệm A-Di-Đà Phật.
  • Khẩu niệm Di-Đà, thính Di-Đà”. Miệng mình niệm tiếng Di- Đà, tai mình nghe tiếng Di-Đà. Đừng nghe tiếng khổ làm chi, đừng nghe tiếng đau làm chi, đừng nghe tiếng bệnh ung thư làm chi. Nó đến hay đi ta cũng an tâm. Bệnh đến để ta nương theo cơ hội đó mà về Tây Phương sớm chứ không sao cả. Tự tại lên. Dồn hết tâm ý vào câu Phật hiệu. Cụ thể là: Tai của mình nghe tiếng mình niệm. Miệng mình niệm, tai nghe, tâm mình nghĩ về A-Di-Đà.
  • Di-Đà, Di-Đà trực niệm khứ”. Lúc đau bệnh mình niệm A-Di- Đà Phật. Lúc thoải mái mình niệm A-Di-Đà Phật. Lúc người ta nói sai mình niệm A-Di-Đà Phật. Lúc trả nghiệp mình niệm A-Di-Đà Phật. Lúc bệnh ung thư đến mình niệm A-Di-Đà Phật. Cái gì đến mình cũng cứ niệm A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật… Đó gọi là Di-Đà, Di-Đà trực niệm khứ”.
  • Nguyên lai Di-Đà niệm Di-Đà”. Di-Đà, Di-Đà cứ một mực như vậy mà niệm đi, rồi quý vị sẽ thấy rõ ràng rằng mình với A-Di- Đà Phật thật ra không hai, không khác. Nói cách khác, có nghĩa là Chân-Tâm Tự-Tánh hiển lộ. Bồ-Tát Đại-Thế-Chí nói “Tự đắc tâm khai”. Chính vì vậy mà mình theo A-Di-Đà Phật trở về Tây-Phương gọn gàng. Đắc vãng sanh thành tựu đạo quả dễ dàng hơn chuyện cứ trì neo ở cõi Ta-bà này mà cầu chứng đắc này, chứng đắc nọ.

Hiểu được đạo lý này, nhất định chúng ta cứ một đường đi về Tây-Phương Cực-Lạc bằng cái tâm chí-thành, chí-kính niệm Phật, nhất định không ai bị sót lại đâu. Xin đừng lo đừng lắng…

Cảnh giới Tây-Phương ngay trước mặt, nỡ nào mà bỏ qua, không chịu đi.

Hôm nay là ngày gần cuối, thế mà hồi nãy Diệu-Âm tưởng đã hết rồi, nên mới lăng-xăng lăng-xăng chạy lên giành chỗ ngồi với mọi người. Không ngờ mới chạy lên thì bị đuổi xuống. Thế mới biết là không được rồi. Nói lên nói xuống, nói ra nói vô gì thì cũng phải xác nhận mình còn là phàm phu. Chắc chắn. Còn là phàm phu nên mới quên lên quên xuống. Đã là phàm phu thì dù có giả dạng cách nào đi nữa cũng là phàm phu. Phàm phu phải lộ diện phàm phu thôi.

Đúng là ngài Ấn-Quang khai thị hết sức sâu sắc. Phải xác định rõ mình là phàm phu. Phàm phu thì mình phải chọn cách tu của người phàm phu mới được thành tựu. Nên nhớ, đừng bao giờ có mặc cảm tiêu cực rằng phàm phu không có thành tựu nhé. Không phải. Phàm phu nếu biết chọn đúng cách tu hành thích ứng, nghe lời Phật dạy cho chính xác, y giáo phụng hành, thì nhất định phàm phu này sẽ thành tựu.

Hiện tại bây giờ chúng ta không nên lý luận về vấn đề này nữa. Hãy chú ý rằng, hễ người nào thành tựu được thì người đó hoàn mãn con đường tu hành. Nếu tu hành mà sau cùng không có gì gọi là thành tựu, thì tất cả những công sức tu tập, dù khó khăn hay cao siêu cho mấy, cũng sẽ biến thành mây khói. Thực sự sẽ biến thành mây khói mà thôi. Những hình tướng hão huyền vô thường ở thế gian này không có gì bảo đảm để nương tựa được.

Tất cả đều do: Nhân-Duyên-Quả Báo. Cái Nhân mình có, cái Duyên mình không có, thì cái Quả mình cũng không có. Mình có tu hành tốt thì có một số chủng tử tốt đi vào trong A-Lại-Da Thức. Nhưng A-Lại-Da Thức không phải là một cái thùng nhỏ nhỏ giống như cái ly này đâu, mà nó là một kho tàng, có thể dung chứa đến cả hư không pháp giới, dù cả hư không pháp giới đưa vào đó cũng không đầy. Mong chư vị hiểu cho thấu chỗ này, cả hư không pháp giới chứ không phải như cái hồ nước kia đâu, vậy mà đưa vào trong A-Lại-Da Thức vẫn không đầy. Nói cho dễ hiểu, nó được ví như cái thùng vô đáy. Chủng tử thiện, chủng tử ác, chủng tử Phật, chủng tử ma, tất cả được chứa vào trong đó hết… Thành ra một vài nhân chủng tu hành trong một đời này đưa vào A-Lại-Da Thức không thấm vào đâu so với vô lượng chủng tử khác đã có sẵn.

Chính vì vậy, gặp một cơ duyên thành Phật mà mình không chịu đi thành Phật, thì nhất định mình sẽ thành chúng sanh. Chúng sanh là chúng duyên giả hợp mà sanh ra. Cái nghiệp của nó là sanh tử vô thường. Làm chúng sanh thì cứ tiếp tục chịu luân hồi khổ nạn. Cũng là một chúng sanh đó mà biết chộp lấy cái cơ duyên niệm Phật thù thắng này quyết lòng đi thành Phật thì sẽ thành Phật. Một chúng sanh khi thành Phật rồi thì sẽ có tất cả, không thiếu sót gì hết. Cái thùng vô đáy tự nó bao chứa hết cả hư không pháp giới. Nó chính là ta, ta trở về với chính ta. Chỉ vì sơ suất, ta đã dìm nó trong cái vòng lẩn quẩn hão huyền vô thường thành ra bị mất tất cả. Nếu giờ đây biết giác ngộ, ta đưa nó đến chỗ tươi sáng, nó sẽ phát quang ra, sẽ biến khắp pháp giới. Biến khắp pháp giới chính là Chân-Tâm Tự-Tánh, chính là “Tỳ-Lô-Giá-Na” vậy.

Chính vì vậy mà xin thưa với chư vị, tất cả chúng ta nên xác định rằng ta có một cái Phật Tánh luôn luôn ở sát bên mình. Niệm Phật là cơ duyên cho Chân-Tâm Tự-Tánh của chúng ta ứng hiện. Đừng nên sơ suất mà trở về cái ván bài thất bại như trong vô lượng kiếp qua chúng ta đã từng thất bại, tức là không trở về được với Chân-Tâm Tự-Tánh, với viên ngọc như ý quý giá không có gì so sánh được.

Niệm A-Di-Đà Phật chính là niệm ngay cái Chân-Tâm đó và Chân-Tâm đó ứng hiện ra đưa ta về Tây-Phương Cực-Lạc, bắt đầu từ đó chúng ta không còn là phàm phu nữa.

Trong kinh Phật có nói là: “Phật, chúng sanh tuy hai mà một”, và trong kinh cũng có nói thêm một điểm nữa, Chân-Tâm Tự-Tánh của chúng ta, Chúng-Sanh, Chư Phật, bình đẳng nhau, không hơn, không kém.

Ví dụ cho dễ hiểu, như trong một môi trường có 3 chủng thể, “Tâm” của mình là một trong đó, một bên là “Chúng-Sanh”, một bên là “Phật”. Nếu “Tâm” này biết kết hợp với “Phật”, thì phần “Chúng-Sanh” bị cô đơn rồi, bị bỏ rơi rồi, ta thành “Phật”. Nếu “Tâm” này chạy theo “Chúng-Sanh” thì chủng tử “ Tâm ” bị bỏ rơi rồi, bị cô đơn rồi, bị lạc lõng rồi, cái “Tâm” này chìm trong vòng “Chúng-Sanh” để tiếp tục chịu đọa lạc khổ đau.

Chính vì vậy, chúng ta luôn luôn nên nhớ, Chúng-Sanh hay Phật đều nằm ở tại Tâm này. Chúng-Sanh tượng trưng cho “Mê”, “Phật” tượng trưng cho “Giác-Ngộ”. Ma hay Phật, Mê hay Giác-Ngộ cũng tại cái Tâm này. Người nào muốn giải thoát thì hãy ngộ đạo lý này sớm sớm đi, ngộ liền bây giờ đi, chúng ta niệm Phật để bắt đầu từ đây thành Phật luôn. Còn ngộ trễ trễ một chút, trước khi lâm chung mới ngộ cũng được, cũng có thể thành Phật… Nếu như người nào tự tin rằng trước khi lâm chung mình chắc chắn sẽ ngộ, thì bây giờ không cần ngộ sớm, cứ chạy theo mê muội đi, chờ đến khi lâm chung ngộ ra một cái rụp, ngộ ngay trước khi lâm chung, niệm 10 câu Phật hiệu, để vãng sanh thành Phật cũng được. Còn nếu thấy điều này phiêu phỏng quá, không dễ gì được. Thôi thì, bây giờ hãy mau mau ngộ sớm đi.

Ngộ điều gì?… Chính ta là một vị Phật. Là một vị Phật thì có thể vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc thành Phật bất cứ lúc nào. Vậy thì, tôi là một phàm phu ngu muội thì kệ tôi, còn anh là một triết gia thông minh thì cũng kệ anh. Ngu muội hay thông minh gì cũng mặc kệ. Chỉ biết rằng Chân-Tâm Tự-Tánh của ai cũng là Phật, vậy thì mau mau niệm câu A-Di-Đà Phật, niệm thẳng cái Chân-Tâm  này để cho Chân-Tâm ứng hiện. Đó mới thật sự là khôn khéo… Chư Thiền-Đức thường hay nói: “Trực chỉ nhân tâm, minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật”, thì “Trực chỉ nhân tâm” chính là niệm danh hiệu A-Di-Đà Phật. Đây là con đường trực chỉ ngắn nhất, không có con đường nào ngắn hơn. Còn như chư vị không để ý niệm đến câu A-Di-Đà Phật, cứ tìm mọi cách để phá ải này, phá ải nọ, phá nghiệp này, phá nghiệp nọ, để cầu chứng đắc này chứng đắc nọ… coi chừng sự chứng đắc đó chỉ toàn là những thứ ở bên ngoài, chứ chưa phải là Chân-Tâm đâu.

Như hôm qua mình nói đó, một người đã tu chứng, tu khổ cực 25 năm để chứng được một phép liệng cái nón làm bè qua sông, tưởng là ngon lắm, không ngờ khi gặp đức Thế-Tôn, Ngài than rằng : “Bỏ phí tới 25 năm trường tu luyện khổ hạnh để được cái phép dùng nón qua sông, trong khi ta chỉ cần 5 cắc bạc đưa cho người lái đò, thì ta đã qua sông được rồi”... Vậy thì bây giờ chúng ta hiếu kỳ tham chi một chút thần kỳ đặc dị? Hãy dành thời gian đó thành tâm niệm Phật. Trời ơi!… Có lẽ ta vãng sanh đến Thượng- Phẩm Thượng-Sanh. (Hì-hì!…). Xin chư vị, cơ duyên này đừng nên bỏ lỡ.

Trở lại vấn đề hộ-niệm bị sơ suất, chúng ta hãy tiếp tục câu chuyện nói đến hồi sáng. Khi hộ-niệm chúng ta phải chú ý rằng, mình học pháp môn nào thì nghiên cứu đúng theo pháp môn đó để hộ-niệm mới được. Cũng giống như ở trường đời, nếu chư vị học ngành y khoa, thì cứ tìm những sách của y khoa ra nghiên cứu đi. Rồi lúc đi thi tốt nghiệp, nếu vị thầy chấm thi dặn hãy học chương này… chương này… chương này… 3 chương thôi. Vậy thì ta cứ lo học 3 chương đó. Học cho thật kỹ đi, quý vị sẽ thi đậu bác sĩ. Được bằng bác sĩ xong rồi, mới được quyền hành nghề, chữa bệnh, cứu người. Được quyền hành nghề xong, ta mới rộng đường nghiên cứu thêm. Bây giờ hãy lo lấy cái bằng bác sĩ trước đã rồi tính sau. Đó mới gọi là đúng lý đúng pháp.

 

Nếu một người học ngành y, mà thấy sách nói về luật hay quá cũng nghiên cứu, thấy sách về điện toán hay quá cũng nghiên cứu, thấy sách về văn học, lịch sử v.v… hay quá cũng ham thích để tâm nghiên cứu đến. Làm như vậy có hay không?… Hay chứ! Hay hơn người chăm chú chỉ học 3 chương để thi. Nhưng kết quả người nghiên cứu rộng thi đậu hay rớt?… Rớt!… Thi rớt rồi, đành phải nghẹn ngào nuốt lệ mà ân hận vậy thôi.

Phật nói chúng ta sinh ra trong thời Mạt-Pháp này, nghiệp chướng sâu nặng. Quá sâu nặng! Trí óc quá mê mờ! Phật dạy chúng ta: Các con tu những pháp môn cao kỳ không nổi đâu. Bây giờ hãy cứ một câu A-Di-Đà Phật mà niệm đi, niệm cho thuộc nhão đi, niệm cho thành thục đi, để đến khi xả bỏ báo thân các con niệm cho được 10 câu Phật hiệu mà vãng sanh. Ngài Tịnh-Không còn nói: 10 tiếng niệm Phật chỉ dồn lại 1 tiếng thôi. 1 tiếng A-Di-Đà Phật trước khi xả bỏ báo thân, chúng ta về Tây-Phương trước đã.

Người đi thi, muốn đậu thì nên nghe lời thầy mà “Học-Tủ”. Nghĩa là cả một giáo trình mênh mông nhưng thầy dặn cứ học mấy chương này, thì ta hãy học mấy chương này cho thuộc lòng đi, để thi đậu. Đậu xong thì thành bác-sĩ. Ta học Phật, muốn vãng sanh thì ta phải nghe lời Phật dạy mà “Tu-Tắt”. Nghĩa là vô lượng vô biên pháp môn tạm thời xếp lại để niệm một câu A-Di-Đà Phật mà về Tây-Phương trước đã. Vãng-sanh về Tây-Phương Cực-Lạc, gặp A-Di-Đà Phật rồi thì lúc đó không chứng cũng chứng, không đắc cũng đắc.

Phương cách thực hiện y hệt nhau. Thành công giữa trường đời và thành tựu trong trường đấu tranh với sanh tử luân hồi để giải thoát không khác gì mấy.

Có nhiều người lý luận rằng:

  • Giáo pháp của Phật mênh mông như trời biển, tại sao ta không chịu đi nghiên cứu đầy đủ, mà cứ ôm lấy câu A-Di-Đà Phật quá nghèo nàn vậy?

Xin trả lời:

  • Thôi cứ để họ nghiên cứu cho rộng khắp đi.
  • Giỏi hay dở?…

 

  • Quá giỏi!…
  • Tốt hay xấu?…
  • Quá tốt!…
  • Cao hay thấp?… Quá cao!… Cao hơn những người ngày đêm niệm một câu A-Di-Đà Phật.
  • Nhưng cuối cùng được vãng-sanh hay không?…
  • Không!…

Tại sao vậy?

– Tại vì sau cùng niệm không được một câu A-Di-Đà Phật. Muốn vãng-sanh Tây-Phương Cực-Lạc, Phật chỉ cần họ niệm được 10 câu A-Di-Đà Phật cầu vãng-sanh trong phút lâm chung. Nhưng họ niệm không được. Họ không biết cầu vãng-sanh.

Biết được đạo lý này, mong chư vị bắt đầu từ đây hãy tu theo cách “Học Tủ” đi. Phải chuyên lại. Khi về được Tây-Phương Cực- Lạc rồi, lúc đó chư vị sẽ thốt lên lời:

–    À!… Thì ra là vậy!…

Hay nói rõ hơn, chư vị đã hiểu tất cả rồi… Tại sao vậy? A-Di-Đà Phật là “Pháp Giới Tạng Thân”. Tất cả các pháp trong vũ trụ hư không đều hàm chứa trong danh hiệu A-Di-Đà Phật. Niệm Phật cho chủng tử A-Di-Đà Phật thâm nhập vào trong tâm chúng ta, giúp cho Chân-Tâm chúng ta ứng hiện ra thì ta có tất cả. Lúc đó ta mới thấy:

–      À!… Thì ra tất cả những lý đạo ở ngay tại Tâm này, chớ không ở ngoài…

Quý vị có tin không? Hãy tin đi, quyết lòng thành tâm niệm Phật. Nếu chí thành nhiều khi 6 tháng sau chư vị có thể đi khuyên người niệm Phật được rồi đó. Lúc đó lời pháp của chư vị có thể ứng hiện tự nhiên khi gặp duyên, không cần tra cứu sách vở nào hết… Tại sao vậy? Xin thưa thực với chư vị, một câu A-Di-Đà Phật đã bao hàm tất cả pháp giới trong đó mà người ta không hay biết, nên đành lỡ dịp đó thôi. Đường thành đạo nằm ngay tại chỗ trì danh niệm Phật mà người ta cứ chê, nên đành chịu thất bại. Cũng giống người đi thi. Vị thầy cho đề thi đã dặn, kỳ này hãy học một chương này thôi con à, đừng học mấy chương khác làm chi. Người khôn ngoan hãy y giáo phụng hành để thi đậu. Đậu xong, có cái

 

HỘ NIỆM NHỮNG SƠ SUẤT CỦA NGƯỜI BỆNH (2012)

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –