Hộ Niệm Sơ Suất Của Người Bệnh – Tọa Đàm 08

Share on facebook
Share on twitter


SƠ SUẤT CỦA NGƯỜI BỆNH

(Tọa Đàm 08)

 

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Nói về vấn đề “Sơ suất khi Hộ-Niệm” thì nhỏ xíu, còn Thiện- Bình thì giới thiệu to ra: “Thuyết giảng”. Nói trao đổi kinh nghiệm thì có vẻ cụ thể hơn, còn nói thuyết giảng thì rộng mênh mông. Làm chuyện gì cũng vậy, làm nhỏ nhỏ thì dễ, làm lớn quá thì mênh mông. Nhỏ nhỏ thì khỏi lạc, mênh mông thì dễ lạc lắm.

Hôm nay chúng ta nói về chữ “Định”. Định để khỏi bị lạc. Định là định vào một điểm nhỏ, chứ không thể nào định vào giữa một đại dương mênh mông được.

Tu hành nếu muốn đạt được chữ “Định”, chúng ta phải chuyên lại một điểm mới định được. Cũng giống như con tàu băng qua đại dương, chúng ta phải biết con tàu đang ở tại vĩ tuyến mấy, kinh tuyến mấy. Xác định một điểm. Xác định được vị trí thì con tàu không bị lạc. Còn ra khơi mà nói rằng, con tàu của tôi đang ở giữa Đại-Tây-Dương thì chết rồi!… Lạc rồi!… Không ai có thể cứu mình được.

Chính vì thế tu hành cần nên chuyên nhất mới tốt, tránh bị lạc. Tu hành không chuyên nhất thì mênh mông vô định hướng, không biết đường nào để đi, không biết hướng nào để về. Đến khi tới ngày xả bỏ báo thân, chơi vơi giống như con tàu đang ở giữa đại dương, không biết hướng nào là bờ, nơi nào là bến.

Một người tu hành mà không có chủ định, tu theo thị hiếu chung, đến lúc mạng chung đành phải buông tay, mơ hồ trôi theo dòng nghiệp lực mênh mông để chịu nạn. Còn người tu hành có chủ định, tâm đã định được một điểm rõ ràng, ví như con tàu đã xác định được vị trí, thì dù đang ở giữa đại dương mênh mông họ vẫn biết đường nào phải đi, hướng nào phải về. Chắc chắn an tâm vô cùng. Không thể bị sơ suất.

Tu hành không có “Chủ Định”, thì trong kinh Phật gọi là “Bất Định”. Người tu hành bất định có nghĩa là nay tu cách này, mai tu cách khác. Tu cách khác chưa xong, lại thấy cách nọ cũng hay nên

 

mon men theo để tu thử… Vì pháp nào cũng muốn tu thử hết, thành ra không có pháp nào là tu thật. Tiếc thay!… Ví dụ như hôm nay có người nói:

  • Tôi cũng chuyên lòng niệm Phật. Nhưng tôi vẫn muốn niệm thêm những Bồ-Tát khác, thực hành thêm các pháp khác nữa. Dù tu như vậy nhưng tâm tôi cũng định được trong câu A-Di-Đà Phật...

Câu nói này có vấn đề rồi! Chẳng khác gì nói rằng:

Con tàu của tôi ở giữa đại dương, nay tôi đi đường này, mai tôi chạy đường nọ, nhưng tàu tôi vẫn giữ được một đường thẳng tới.

Đi cách này thì nhất định con tàu sẽ bị lạc giữa đại dương rồi. Không xác định được vị trí thì anh bị lạc rồi, mênh mông vô định hướng. Một ngàn người tới cứu hộ cũng không biết đâu mà tìm. Thôi đành chịu thua!…

Chính vì thế khi chúng ta biết được câu A-Di-Đà Phật, là đại cứu tinh cho chúng sanh trong thời mạt pháp này, xin chư vị mau mau định lại tại câu A-Di-Đà Phật. Gọi là “Chủ-Định”. Định liền, đừng để đến ngày mai mới định, vì ngày mai nhiều khi không bao giờ đến với ta. Thật đó. Đã định được trong câu A-Di-Đà Phật rồi, thì đường đi đã có, hướng về đã có, chúng ta đi thẳng về Tây- Phương Cực-Lạc. Đi có đường, về có đích, rõ ràng, cụ thể… Cụ thể ngay từ bây giờ cho đến ngày ta xả bỏ báo thân…

Xin thưa với chư vị, khi đã định được như vậy rồi thì…

  • Một Ban-Hộ-Niệm đến nói với mình… Chưa nói mình cũng biết Ban-Hộ-Niệm họ dặn mình niệm câu A-Di-Đà Phật.
  • Ban-Hộ-Niệm chưa khởi ra một lời khai thị… Mình cũng biết là họ hướng dẫn mình niệm Phật để đi về Tây-Phương.
  • Người ta chưa nhắc nhở mình… Mình cũng biết là phải theo A-Di-Đà Phật, chứ không theo người nào khác.

Như vậy thực sự ta đi về được Tây-Phương là chính ta chủ động mà đi, chứ không phải đợi Ban-Hộ-Niệm tới dặn rồi ta mới đi. Đó là những người thực sự nắm vững cơ hội Vãng-Sanh về Tây- Phương Cực-Lạc trong một đời này. Nhất định không thể nào sơ suất được…

 

Có những người niệm Phật nhưng vẫn còn tính chuyện mông lung. Mông lung là “Bất-Định”… Nếu anh Thiện-Bình giới thiệu tôi lên trao đổi kinh nghiệm về Hộ-Niệm thì gần gũi, một điểm cụ thể thôi thì tôi dễ nói, mọi người cũng dễ theo dõi. Còn nói rằng “Thuyết Giảng” thì rộng quá. Thuyết giảng để làm chi?… Diệu-Âm này không biết thuyết giảng gì hết, cũng không biết pháp gì cao siêu hết. Chỉ có một câu A-Di-Đà Phật mà bàn, chỉ có một câu A- Di-Đà Phật mà nói, cầu mong người nào có duyên nghe được liền định vào trong câu A-Di-Đà Phật, để được “Chánh-Định-Tụ”. Trong kinh Vô-Lượng-Thọ Phật nói rõ rằng, Trụ Chánh-Định-Tụ quyết định chứng ư A-Nậu Đa-La-Tam-Miệu Tam-Bồ-Đề”. “Quyết định” là chắc chắn. “Chứng” là đạt đến cảnh giới. “A-Nậu Đa-La-Tam-Miệu Tam-Bồ-Đề” là Vô-Thượng Chánh-Đẳng Chánh- Giác. Ngài xác định rõ rệt như vậy.

Xin thưa với chư vị, Chơn-Tâm Tự-Tánh của ta là A-Di-Đà Phật mà sao không chịu định vào câu A-Di-Đà Phật, lại định vào cái gì khác, để cho bị lạc giữa đại dương?… Sóng sau dồn sóng trước, nghiệp lực trùng trùng dìm thần thức của ta trong bể khổ mênh mông đó, biết ngày nào ra đây?…

Vì thế, khi nói về vấn đề Hộ-Niệm, chứ thực tế là:

Hướng dẫn cho người niệm Phật phải biết định – Định vào câu A-Di-Đà Phật…

  • Hướng dẫn cho người niệm Phật phải biết đi – Đi con đường Vãng-Sanh Tịnh-Độ…
  • Hướng dẫn người niệm Phật phải biết về – Về cho tới Tây- Phương Cực-Lạc để gặp A-Di-Đà Phật. Đừng có đi con đường mông lung vô định hướng.

Trong vô lượng kiếp qua ta không chịu “Định”, nên đã lạc:

  • Lạc trong sáu đường sanh tử luân hồi.
  • Lạc dưới tam ác đạo nhiều hơn, lâu hơn, dài hơn là lạc trong các cõi Thiên, trong các cõi Nhân mà chúng ta không

Quý vị nên biết rằng, chúng ta đang ngồi đây niệm Phật, nếu không chịu định lại đường tu cho vững vàng, lỡ tiếp tục lạc trong sáu nẻo luân hồi nữa, nếu đời sau có được sinh trở lại làm người,

 

nhưng làm sao chúng ta biết được là vào ngày này, tháng này, tại Niệm-Phật-Đường Liên-Hoa này ta có ngồi bên anh Tâm-Nhật- Thuyết niệm Phật. Không biết đâu…

Khi qua một lần cách ấm, thì tất cả những ký ức trong đầu óc ta bị xóa hết, tiêu hết. Ngày hôm nay niệm Phật, tức là chúng ta có cái duyên về Tây-Phương Cực-Lạc. Nhưng nếu Vãng-Sanh không được, đời sau lỡ rằng không có duyên gặp lại Phật pháp, thì vì qua cái nạn cách ấm nên ta quên hết… Nhiều khi nhờ có chút ít phước báu nào đó, ta quậy phá còn hơn người thiếu phước báu nữa.

Hiểu được chỗ này rồi, xin đừng bao giờ nghĩ đơn giản rằng, ta tu tạo chút phước, để đời sau tiếp tục tu tiếp… Nói như vậy coi chừng còn quá nhiều sơ hở. Vì sao vậy?… Vì ký ức của ta đã xóa nhòa hết trơn rồi. Cái kho tàng A-Lại-Da Thức của chúng ta nó chứa tới vô lượng vô biên những chủng tử khác nhau, chứ không phải là một vài chủng tử niệm Phật đâu, thì coi chừng những chủng tử mà chúng ta niệm Phật hôm nay nó chỉ là một phần rất nhỏ xen lẫn trong vô lượng vô biên chủng tử khác. Như vậy, đừng nghĩ rằng đời sau mình dễ dàng hưởng cái quả phước từ cái nhân tu hành trong đời này đâu. Không dễ đâu!…

Đời này đã rơi vào mạt pháp rồi chư vị ơi, đời sau không đơn giản như ta nghĩ đâu! Chỉ khi nào về trên Tây-Phương Cực-Lạc rồi, tất cả nghiệp hoặc của ta bị phá đi rồi, chúng ta ứng hiện được Chân-Tâm Tự-Tánh rồi, lúc đó chúng ta có túc mạng thông. Có túc mạng thông rồi chúng ta mới biết đời trước chúng ta làm gì, vạn đời trước chúng ta làm gì, vô lượng kiếp về trước chúng ta làm gì. Nếu không có túc mạng thông, nhất định tất cả những gì chúng ta đã tạo trong đời đều bị quên hết.

Chẳng tin bây giờ quý vị tự hỏi đi, đời trước ta làm gì? Có ai biết không?… Không ai biết cả. Mà trong kinh Vô-Lượng-Thọ Phật nói, một người nào đời này gặp câu A-Di-Đà Phật mà tin tưởng vững vàng, mà quyết lòng đi, là do trong quá khứ họ đã tu đến vô lượng, vô biên kiếp rồi và chủng tử A-Di-Đà Phật thật sự đã có trong tâm họ rồi. Cũng trong kinh Vô-Lượng-Thọ nói, phước đức này là do cúng dường đến vô lượng ức chư Phật rồi. Nhưng giờ

 

đây chư vị có thấy không? Có nhớ không? Quên hết rồi phải không? Cái phước báu lớn như vậy mà ta còn quên, huống chi là công phu tu tập ngắn ngủi trong một đời. Bây giờ ta quên, nhưng ít ra nó cũng còn cái âm vang giúp cho ta tin được câu A-Di-Đà Phật. Thật là may mắn.

Hiểu được chỗ này rồi, thì khi gặp cơ hội này, xin chư vị đừng nên lơ là nữa. Nếu lơ là nữa thì coi chừng vạn kiếp sau chưa chắc gì sẽ gặp lại. Uổng thay! Một đời về Tây-Phương thành đạo lại không chịu, lại chịu dìm cái thần thức của mình trong cảnh đọa lạc, sanh tử luân hồi tới vạn kiếp. Trả chi một cái giá lớn dữ vậy!…

Trong kinh Vô-Lượng-Thọ Phật đã nói rằng: Mười niệm tất sanh”. Ngài nói cho ai vậy?… Ngài nói cho hàng phàm phu chúng ta đó, chứ không nhắm tới hàng Bồ-Tát đâu. Hàng Bồ-Tát các Ngài an nhiên tự tại, muốn đi thì đi, muốn về thì về. Tâm tâm của các Ngài luôn luôn ứng hiện A-Di-Đà Phật, đâu cần tới mười niệm nữa. Như vậy cái nguyện “Mười niệm tất sanh” là dành cho chính chúng ta, chứ không dành cho một người nào hết.

Mong cho chư vị hiểu rõ như vậy, thì nói tới chuyện Hộ-Niệm tức là nói tới chỗ “Định” đó. Hãy “Định” vào câu A-Di-Đà Phật. Tu hành mà “Vô Định” tức là không chuyên, nay đi đường này, mai đi đường khác, mốt đi đường nọ… Thế gian quan niệm rằng đi vậy cho khỏi chán, khỏi nhàm, cho vui. Còn người tu hành muốn Vãng- Sanh về Tây-Phương Cực-Lạc, muốn giải thoát trong một đời này mà đi lang thang thì chẳng khác gì một con thuyền băng qua đại dương mà không biết đường đi, không biết hướng về. Cứ đi!… Đi riết!… Đi đến nỗi hết xăng. Hết xăng rồi tới rách buồm. Rách buồm rồi tới thuyền rã. Thuyền rã nát rồi chìm xuống dưới lòng đại dương mênh mông, làm sao cứu đây?… Biết chỗ nào đâu mà cứu. Tu hành “Bất Định” nguy hiểm là vậy đó.

Cho nên mong chư vị hiểu rõ rằng, Hộ-Niệm là người ta tới nhắc nhở chúng ta biết cái chỗ định này. Vậy thì tốt nhất là ngay từ bây giờ chúng ta hãy xác định trước đi, xác định cho rõ ràng một điểm. Được vậy, đến ngày ta nằm xuống tâm của ta vững vàng, gặp một người thiện tri thức tới Hộ-Niệm tâm của ta càng vững

 

tâm, vững như tường đồng vách sắt. Rõ ràng một người vững tâm như vậy chắc chắn họ sẽ Vãng-Sanh về Tây-Phương Cực-Lạc. Những người Hộ-Niệm biết người này đã vững tâm, họ dám đoán tới 97% thành công. Không lý nào chỉ còn 3% sơ suất, lại có người Hộ-Niệm nữa, mà ta lại bị nạn sao?…

Như vậy, nếu có thất bại cũng chỉ vì ta không chịu định. Ta niệm câu A-Di-Đà Phật mà ta còn ngại lên ngại xuống, ta còn nghi lên nghi xuống. Mới vừa niệm Phật đây, mới nghe kinh A-Di-Đà đây, mới nghe thuyết giảng về kinh Vô-lượng-Thọ đây. Phật nói mười niệm tất sanh, vậy mà ra ngoài kia vừa nghe người ta nói: “Làm gì có chuyện mười niệm tất sanh?…”, thì Tâm liền thoái chuyển! Thôi chạy tìm chút phước cho chắc ăn. Người ta cho mình đắc cái này, cho mình đắc cái kia… Sướng quá!… Ôi!… Tâm thiếu chủ định, chạy theo đường bất định rồi.

Nhược tà-định-tụ, cập bất-định-tụ, bất năng liễu tri…”. “Tà- Định-Tụ” là không chịu chấp nhận câu A-Di-Đà Phật. “Bất-Định-Tụ” là cứ thấy cái gì hay hay cũng theo, nghe cái gì hay hay cũng tìm tới. “Bất năng liễu tri”, là không thể nào hiểu được tại sao người niệm Phật được Vãng-Sanh về Tây-Phương. Ý nghĩa là dù có niệm Phật, người này cũng mất phần Vãng-Sanh.

Mong chư vị hiểu rằng, mình tu là tu đường giải thoát, nhất định đi có đường, về có hướng. Đã xác định rồi, đã định rồi thì phải nhớ đến câu: “Ngoài không thèm nghĩ tới, tâm không thèm giao động”. Cứ lầm lũi như vậy mà đi. Con thuyền chúng ta cứ việc nổ máy lên, tăng tốc độ lên, xẻ nước lướt sóng mà đi thẳng tới Tây-Phương Cực-Lạc. Còn chúng sanh chung quanh, ai muốn theo cứ nương luồng sóng đó mà theo. Chính ta không được chần chờ, không được thấy nhiều người bơi lung tung quá, thôi ta cũng bơi lung tung cho có bạn, cho có tình, cho có nghĩa… Quyết định như vậy thì ta sẽ chết chung với họ thôi, chứ không giải quyết được gì?

Nhất định tự mình phải cứu mình, cứu mình được rồi sau này mới tìm cách trở về cứu những người lang thang mới là đúng. Chúng ta không được quyền gởi cái huệ mạng của mình theo đoàn người dập dềnh giữa sóng nước đại dương.

 

Bị chìm trong bể khổ, thì rất khó có ngày nói được lời giải thoát.

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Sơ Suất Của Người Bệnh – Lời Ban Ấn Tống

 

HỘ NIỆM NHỮNG SƠ SUẤT CỦA NGƯỜI BỆNH (2012)

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –