SƠ SUẤT CỦA NGƯỜI BỆNH
(Tọa Đàm 07)
Nam Mô A-Di-Đà Phật. Người ta hỏi:
– Là một vị tăng xuất gia, giữ giới thanh tịnh, có công phu tu hành tốt, niệm Phật và một người Phật tử tại gia có vợ, có chồng, nhiều khi còn ăn mặn, trai giới không được thanh tịnh, tâm không được thanh tịnh, thì người tại gia làm sao niệm Phật có hiệu quả bằng một vị xuất gia được?…
Ngài Pháp-Nhiên trả lời:
– Giống nhau. Giống nhau. Không có khác.
Ngài nói hai cục vàng giống nhau, một cục lấy một miếng vải nhung thật đẹp gói lại, cục kia lấy một miếng vải dơ mục nát gói lại, thì hai cục vàng vẫn có giá trị ngang nhau.
Đây là một lời khai thị rất sắc bén, củng cố cho ta một niềm tin vững vàng vào con đường Vãng-Sanh thành đạo.
Chơn-Tâm Tự-Tánh của chúng ta ví như một “Viên Ngọc Như- Ý”…
- Đối với phàm không giảm.
- Đối với Thánh không tăng.
- Đối với vị xuất gia không hơn.
- Đối với người Phật tử tại gia không kém.
Miếng vải nhung tượng trưng cho một vị xuất gia cao quý. Miếng vải mục tượng trưng cho người tại gia còn thấp kém. Nhưng dù là miếng vải mục hay miếng vải nhung, thì viên ngọc như-ý vẫn như vậy. Viên ngọc như-ý để trên miếng nhung phát quang ra thì trang nghiêm tốt đẹp. Viên ngọc như-ý để trong miếng vải mục mở ra nó cũng phát quang. Phát quang không kém…
Chính vì thế, chúng ta là người Phật tử tại gia niệm Phật cầu Vãng-Sanh, đừng nên có cái tâm tiêu cực mà nghĩ rằng ta có nghiệp chướng nặng quá, chuyện đời còn bề bộn quá nên không được Vãng-Sanh. Nếu nghĩ như vậy, thì tự mình đã đoạn mất cơ hội thành đạo trong một đời này, chứ không ai bắt ta phải ở lại trong lục đạo để tiếp tục chịu cảnh trầm luân, khổ đau thêm nhiều kiếp đâu.
Một miếng vải nhung đẹp đẽ đang gói viên ngọc như-ý, ta phải biết mở miếng vải nhung ra thì viên ngọc mới phát quang. Nếu ta chú trọng vào miếng vải nhung quá nặng, lấy miếng vải nhung đó gói viên ngọc quá kỹ, thì viên ngọc không thể nào phát quang được.
Một miếng vải mục dơ bẩn gói viên ngọc như-ý, dù gói kỹ thế nào đi nữa, nhưng vì vải đã mục rồi nên rất dễ bị rách. Vải rách thì viên ngọc lộ ra… Nhiều khi chính vì miếng vải đã mục, dễ rách, vô tình dễ làm cho viên ngọc lộ ra, phát quang ra.
Một người cư sĩ tại gia, khi nhận ra mình là hàng phàm phu tục tử, tội chướng sâu nặng. Biết được vậy mới dễ có cái tâm khiêm nhường, cái tâm lo sợ mà thành tâm niệm Phật cầu Vãng-Sanh. Cả một cuộc đời của họ vì mưu sinh đã làm nhiều chuyện hư hại, tạo nên không biết bao nhiêu chướng duyên. Nhưng khi có một cơ hội niệm được câu A-Di-Đà Phật, câu A-Di-Đà Phật xoáy thẳng vào tâm của họ, động đến viên ngọc như-ý, làm cho viên ngọc như-ý rung rinh. Chỉ cần viên ngọc như-ý rung rinh thì miếng vải mục đó rách ra…
Chính vì vậy mà xin thưa với chư vị, pháp môn niệm Phật rất hợp với căn cơ của những người phàm phu tục tử tội chướng sâu nặng. Ngài Pháp-Nhiên Thượng Nhân nói rằng: “A-Di-Đà Phật phát đại thệ là nhằm để cứu những người phàm phu tục tử tội chướng sâu nặng này”.
Thành ra…
- Người nào tội chướng càng sâu nặng Ngài càng thương…
- Người nào mà trí càng độn Ngài càng thương…
“Nhất thiết chúng sanh, giai hữu Phật tánh”. Một người phàm phu tội chướng sâu nặng như vậy, nhưng Chơn-Tâm Tự- Tánh của họ thật sự là một đức Như-Lai không khác, không thua, không kém. Chỉ làm sao cho cái Tánh Đức Như-Lai đó lộ ra, Chơn- Tâm Tự-Tánh hiển lộ ra thì một giây trước là phàm phu, một giây sau coi chừng người này trở thành một vị Phật.
Cho nên người niệm Phật đi về Tây-Phương, chúng ta nên xác nhận rằng, không phải ta tự tu để chứng đắc, mà ta tu đường Vãng-Sanh. Ta nương theo đại nguyện của đức A-Di-Đà, nhờ Ngài phá rách miếng vải mục ra. Khi miếng vải rách ra thì Chơn-Tâm Tự-Tánh của chúng ta hiển lộ. Vì đời-đời, kiếp-kiếp chúng ta tạo nghiệp, nên chính mình khơi ra cái Chơn-Tâm Tự-Tánh không được. Ngài nói hãy nghe theo lời Phật dạy, y giáo phụng hành, thì Ngài có cách làm cho rách tan cái miếng vải mục đó.
Làm sao đây?… Hãy niệm danh hiệu của Ngài với lòng “Chí- Thành, Chí-Kính”. Không phải niệm danh hiệu của Ngài để tự mình khai mở chơn tâm, mà nhờ lòng chí-thành, chí-kính mà được cảm thông, được ứng hợp với đại nguyện của Ngài mà ta được đưa về Tây-Phương Cực-Lạc bằng hình tướng của một người phàm phu tục tử.
Hoàn toàn là một người phàm phu tục tử, một phẩm vô-minh không phá nổi, một phẩm trần-sa không phá nổi, đến nổi một phẩm kiến-tư phiền não cũng không phá nổi luôn. Nhưng chỉ cần thành tâm sám hối, với lòng chân thành niệm Phật cầu Vãng-Sanh, đủ cho Ngài đưa ta về tới Tây-Phương Cực-Lạc …
Một phàm phu tại cõi này, thì miếng vải mục này chồng lên miếng vải mục khác, bao phủ ta lại, nhiều quá gỡ cũng không ra. Nhưng một phàm phu đi về Tây-Phương thì miếng vải mục hoàn toàn bị rơi lại… rơi lại… rơi lại phía sau hết. A-Di-Đà Phật có cách đưa ta về Tây-Phương Cực-Lạc bằng chính viên ngọc như-ý đó mà thôi. Về đó, viên ngọc tự nhiên phát quang ra, hiển lộ ra.
Xin thưa với chư vị, khi biết được đạo lý này, mình mới hiểu tại sao những người bình dân, quê mùa, dốt nát niệm Phật lại Vãng- Sanh rất nhiều. Hoà Thượng Tịnh-Không nói mấy chục năm qua ở tại Trung-Hoa, những bà già, những ông già, những người quê-quê mùa-mùa, Vãng-Sanh quá nhiều quá nhiều, đứng cũng có, ngồi cũng có, an nhiên tự tại biết trước giờ đi rất nhiều, đếm không hết. Thực sự.
Cho nên chúng ta cần hiểu cái lý căn bản của nó. Ở tại Việt- Nam, sau khi có pháp Hộ-Niệm được áp dụng, nay ngồi đây xin báo cáo với chư vị rằng, những ông già, bà già, những người bệnh ung thư, tu nhiều cũng có, tu ít cũng có, những người hồi giờ chưa biết tu hành gì cũng có… Vãng-Sanh quá nhiều. Đến bây giờ Diệu- Âm không đếm được nữa.
Xin thưa thật, cũng có thể có sự sơ xuất trong những báo cáo đó. Thôi thì mình chia làm hai đi, người ta báo cáo 1.000 người, thì xem như có 500 người Vãng-Sanh thôi. 500 người cũng quá mừng rồi, còn một nửa kia có thể là Vãng-Sanh, có thể lên trời cũng được. Đến năm 2009, người ta tạm thời đếm được tới 1690 mấy người lận. Sau đó không ai thèm đếm nữa. Nghe được vậy, mình mới thấy ngỡ ngàng vì pháp môn niệm Phật quá vi diệu, nhất là đối với hạng người phàm phu này.
Phật không có tâm phân biệt kén chọn đâu. Người phàm phu hãy thành tâm sám hối những gì sai lầm của mình để cầu Vãng- Sanh đi chư vị. Sám hối như thế nào?…
- Hôm qua mình còn cãi nhau, hôm nay thôi xin đừng cãi nữa.
- Hôm qua mình còn khó chịu cái gì, nhất định hôm nay đừng khó chịu nữa.
- Và ngay giờ phút này mình đang lo lắng cái gì, cũng xin thành tâm sám hối luôn, khỏi cần lo lắng nữa.
Tại vì sao?…
- Tại vì người càng lo, càng phân vân, càng khó chịu, càng khổ sở, chứng tỏ mình là một phàm phu chính hiệu. Phàm phu đầy tội lỗi. Phàm phu tội lỗi vô tình lại là những vị được A-Di-Đà Phật thương nhất. Phật thương thì Phật sẽ cứu ta, nhưng điều kiện là ta phải buông bỏ cái lo cái khó chịu cái khổ, phải kiệt thành sám hối mới được.
Tại sao vậy?…
- Tại vì nếu những vị này mà không thương họ, không cất nhắc họ, không nâng đỡ họ để họ trở về Tây-Phương thành Phật thì đời- đời kiếp-kiếp, vô lượng vô biên kiếp về sau những vị Phật này chịu đọa lạc. Hiểu được như vậy rồi, thì con đường gọi là trực chỉ nhân tâm, để minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật của chúng sanh chính là niệm câu A-Di-Đà Phật.
Khi niệm câu A-Di-Đà Phật ta ngộ ra đạo lý này, rõ ràng giữa phàm phu này và A-Di-Đà Phật không còn một khoảng cách nào nữa hết. Đúng không quý vị?… Không còn một khoảng cách nào nữa hết… Chỉ cần một niệm mà thôi…
Tại sao vậy?…
- Tại vì chính cái Chơn-Tâm Tự-Tánh của chúng ta là A-Di-Đà Phật. Về trên Tây-Phương ta thành Phật như Phật A-Di-Đà. Mười phương ba đời chư Phật cùng đồng một pháp thân mà. Trở về với pháp tánh tất cả đều giống hệt nhau, không hai không khác, chỉ khác nhau là người nào ngộ trước thành Phật trước, người ngộ sau thành Phật sau. Ngộ sau được thì cũng mừng đi, nhưng đừng để lâu quá, uổng lắm. Chìm trong những cảnh đọa lạc lâu quá rồi mới ngộ uổng lắm. Hãy ngộ ngay từ bây giờ đi.
“Niệm Phật là nhân – Thành Phật là quả – Niệm Phật thành Phật”. Như vậy xin hỏi với chư vị Phật là đâu?… Phàm phu là đâu?… Niệm Phật thành Phật – Không còn khoảng cách nữa.
Phàm phu là vì tham cái thân phàm này mà chịu phàm phu. Còn Phật không còn tham cái thân phàm nữa, Ngài trở về với Pháp Thân rồi, kim cang bất hoại rồi, vô sanh vô tử rồi.
- Ta thèm cái thân này để theo cái thân mà chịu nạn. Đây là tại vì ta chưa ngộ.
- Ta thèm cái căn nhà này, căn nhà gỗ đá, mục lên mục xuống, dột lên dột xuống, bị lụt lên lụt xuống, nước cuốn chạy muốn chết luôn mà vẫn cứ tham luyến để chịu nạn.
Về trên Tây-Phương nhà muốn ở dưới đất thì ở, muốn bay lên trên thì bay, muốn đi đâu nhà theo đến đó, muốn lớn thì lớn, muốn nhỏ thì nhỏ… Vạn sự vạn vật trên đó tùy tâm sở dụng mà hiển hiện ra hết.
Tại vì sao?…
- Tại vì Chân-Tâm Tự-Tánh của chúng ta có thể biến khắp pháp giới, có thể tạo ra tất cả vạn vật… Vậy mà chúng ta không hay. Chính vì vậy, khi về Tây-Phương rồi, chúng ta không đắc cũng đắc, chứng đắc đến tận cùng luôn, không có cái gì gây trở ngại được, gọi là “Vô chướng ngại”. Sự vô chướng ngại. Lý vô chướng ngại.
Lý Sự vô chướng ngại chính là ở trên cõi Tây-Phương thanh tịnh. Ở đó là pháp tánh độ, là nơi để cho Chân-Tâm Tự-Tánh chúng ta ứng hiện ra. Còn ở đây chúng ta ứng hiện được không? Không ứng hiện được.
Tại vì sao?…
- Đời ngũ trược ác thế… Hoàn cảnh quá xấu, muốn ứng, ứng cũng không được. Lạnh quá, run lập cập, ứng không được. Nóng quá, đổ mồ hôi mệt xỉu, ứng không được. Niệm Phật lớn cũng bị người ta la, niệm Phật nhỏ thì bị loạn tâm, đủ thứ hết… Tất cả vạn sự chung quanh ở đây nó dìm cái Chân-Tâm Tự-Tánh chúng ta trong trùng-trùng, lớp-lớp những ô trược đó. Còn về Tây-Phương hoàn toàn không có những thứ này. A-Di-Đà Phật đã dùng Chân- Tâm Tự-Tánh ứng hiện cái quốc độ đó để cho Chân-Tâm Tự-Tánh của chúng sanh về đó mà thành Phật.
Hiểu như vậy rồi thì chúng ta phải chuẩn bị ngay từ bây giờ. Những cái gì còn báo hại mình, thôi kệ nó đi, cứ cười hè hè đi đừng có sợ. Sợ những thứ đó là mất chữ buông xả rồi. Nếu có sợ, thì sợ những điều này:
- Sợ mình không chịu niệm Phật trong lúc buồn phiền đó.
- Sợ mình không chịu niệm Phật trong lúc lo lắng đó.
- Sợ là đến khi lâm chung mình sợ chết: “Con ơi!… Cố gắng cứu ta sống được ngày nào hay ngày đó”.
Sợ nhất là sợ những cảnh tượng này. Chứ nếu mà chúng ta đã chuẩn bị rồi thì: “Bác ơi!… Chị ơi!… Anh ơi!… Tới Hộ-Niệm cho tôi nhé. Anh/Chị chỉ cần nhắc một lời, vừa nghe tiếng Anh/Chị là tôi nhớ rồi, tôi niệm Phật theo. Nếu tôi có bị nghiệp chướng đánh nằm xụi lơ đi nữa cũng không sao đâu, cái tâm của tôi tỉnh táo trong đó, hãy cứ nói lớn lên, tôi nghe tiếng Anh/Chị là tôi niệm Phật theo liền”.
Nếu thực sự chư vị đã chuẩn bị sẵn sàng như vậy, thì tất cả chúng ta làm sao mà không trở về trên Tây-Phương Cực-Lạc để thành Phật được. Đức A-Di-Đà Phật phát thệ “Mười niệm tất sanh” chính là trường hợp này đây.
Nhiều người nói rằng:
- À!… Chị tu ít hơn tôi, làm sao có thể đi về Tây-Phương được?…
Thì mình trả lời:
- À!… Anh tu nhiều quá thì cứ ở đây tiếp tục tu đi. Tôi biết quá khứ tu ít như vậy, nên bây giờ tôi phải chí-thành, chí-kính niệm câu A-Di-Đà Phật, nhờ Ngài tiếp độ tôi về Tây-Phương Cực-Lạc, tôi sẽ thành đạo.
Mong chư vị hiểu chỗ này. Nhất định phải “Chí-Thành, Chí- Kính” niệm câu A-Di-Đà Phật. Tuyệt đối đóng tất cả sáu căn lại, đừng suy nghĩ vẫn vơ nữa mà coi chừng lỡ mất cơ hội. Đường thành đạo đã tới trước mũi bàn chân, không bước tới, mà lại bước lui. Thật vô cùng oan uổng!…
Nam Mô A-Di-Đà Phật.
Sơ Suất Của Người Bệnh – Lời Ban Ấn Tống