Hộ Niệm Sơ Suất Của Người Bệnh – Tọa Đàm 32

Share on facebook
Share on twitter

SƠ SUẤT CỦA NGƯỜI BỆNH

(Tọa Đàm 32)

 

 

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Đức Bổn Sư Thích-Ca-Mâu-Ni Phật giảng kinh thuyết đạo 49 năm, giảng 300 hội, đến sau cùng Ngài nói, Phật không có giảng pháp. Tại sao vậy? Tại vì Phật không có định thuyết, chỉ tùy cơ ứng pháp để cứu độ chúng sanh có duyên mà thôi…

Những gì Ngài giảng thực ra chỉ là phương tiện. Chị này bệnh gì đó, Ngài giảng cho một phương pháp trị hết bệnh… Gặp một người có bệnh chấp trước, Ngài giảng cho một bài pháp phá chấp trước… Ứng với chúng sanh trong cơ duyên đó, Ngài giảng cho bài kinh đó… Còn ứng với chúng sanh như chúng ta, Ngài giảng cho bài kinh cho chúng ta…

Như vậy đối với những người thượng căn Ngài sẽ giảng một bài pháp cho người thượng căn tu hành thành đạo. Đối với những người hạ căn Ngài cũng có bài pháp cho những người hạ căn tu hành thành đạo. Phật nói pháp rõ ràng tùy cơ ứng thuyết. Cụ thể như hàng hạ căn phàm phu của chúng ta đây, Ngài giảng cho bài pháp niệm “A-Di-Đà Phật”. Dễ dàng. Tại vì, nếu không phải là một pháp tu dễ dàng, thì hàng phàm phu như chúng ta không cách nào làm nổi. Đúng không?…

Ngài dạy niệm “A-Di-Đà Phật”, thì ta cứ niệm “A-Di-Đà Phật” đi. Tại sao vậy?… Tại vì niệm Phật được vãng sanh. Khi ta dự cuộc thi siêu vượt sanh tử luân hồi, thì bài thi sẽ nằm trong câu A-Di-Đà Phật này. Nghĩ đơn giản như vậy đi, chư vị sẽ cảm thấy dễ hiểu vô cùng. Hiểu rồi, thì xin thưa với chư vị, pháp tu hành của chúng ta quá đơn giản. Thực sự quá đơn giản. Đơn giản được chứng minh khi chư vị phát tâm đi hộ-niệm cho người ta, chư vị sẽ thấy những người ra đi vãng-sanh mà mình không ngờ được. Thật sự không ngờ được.

Diệu-Âm nói như vậy không có nghĩa là cứ mỗi lần chúng ta đi hộ-niệm là người ta được vãng-sanh. Không có đâu. Có lúc người

 

ta không được vãng-sanh. Có lúc chúng ta hộ-niệm mà họ được vãng-sanh không thể ngờ được…

Tại sao không vãng-sanh?… Tại vì người nằm đó không thuộc câu A-Di-Đà Phật, không niệm câu A-Di-Đà Phật. Tại sao một bà kia hồi giờ không có tu hành gì nhiều, nhưng mình hộ-niệm cho bà thì bà đó lại vãng-sanh?… Tại vì bà này khôn ngoan biết niệm Phật. Tánh tình bà hiền lành, nói đâu nghe lời đó. Được cơ duyên hộ- niệm, bà chỉ nhiếp tâm vào một câu A-Di-Đà Phật, chú tâm vào một câu A-Di-Đà Phật, nhất định cứ một câu A-Di-Đà Phật mà niệm cầu vãng-sanh. Ồ!… Bà thành công rồi. Đúng là như vậy. Đúng là như vậy. Không có gì khác hơn.

Xin thưa với chư vị, khi niềm tin được gọi là “Tín Tâm Thanh Tịnh”, niềm tin vững vàng, niềm tin sắt son, thì từ niềm tin này sẽ giúp cho chúng ta ứng hiện cái Chân-Tâm Tự-Tánh của chính mình, đó gọi là: “Tín tâm thanh tịnh tất sanh Thực-Tướng”. Thực- Tướng là Chân-Tâm Tự-Tánh. Trở về cái Chân-Tâm Tự-Tánh tức là thành đạo.

Bây giờ mình phải làm sao để khi được hộ-niệm ta phải trở về được với Chân-Tâm Tự-Tánh? Thứ nhất, bắt đầu từ đây xin chư vị hãy học thuộc lòng câu Phật dạy trong kinh Vô-Lượng-Thọ đi: “Phát Bồ-Đề tâm, nhất hướng chuyên niệm A-Di-Đà Phật cầu sanh Tịnh-độ”. Cứ học hoài câu này nhé. Nhớ cho được câu này nhé. Khi mình muốn học một điều gì khác, hãy nên nhớ đến câu này trước: “Phát Bồ-Đề tâm, nhất hướng chuyên niệm A-Di-Đà Phật cầu sanh Tịnh-Độ”.

Bây giờ xin hỏi, Bồ-Đề tâm là gì? Muốn hiểu, người niệm Phật nên nhớ điều này, đừng nên hỏi một người nào khác về Bồ-Đề tâm, vì hỏi người khác coi chừng họ trả lời sai đấy!… Tại sao vậy? Tại vì người đó không phải là người đang muốn đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Đừng nên lật sách lật vở ra nghiên cứu thử Bồ-Đề tâm là cái gì nghen chư vị, vì tra cứu trong sách vở coi chừng sai đấy. Tại sao vậy?… Tại vì coi chừng sách đó Phật nói cho người khác, chứ không phải nói cho người muốn niệm Phật cầu vãng sanh về Tây- Phương Cực-Lạc.

 

Như vậy hỏi ở đâu?… Hỏi ngay đức Bổn-SưThích-Ca Mâu-Ni Phật là tốt nhất.

Làm sao hỏi Ngài?… Kinh điển Tịnh-Độ của Ngài để lại. Người nào muốn vãng-sanh về Tây-Phương Cực-Lạc thì phải nhất tâm niệm câu A-Di-Đà Phật với Tín-Nguyện-Hạnh đầy đủ. Câu “Phát Bồ-Đề tâm, nhất hướng chuyên niệm”, trong đó “Nhất hướng chuyên niệm” là niệm câu A-Di-Đà Phật, đại diện cho chữ “Hạnh”, còn “Phát Bồ-Đề tâm” là đại diện cho chữ “Tín” và chữ “Nguyện”. Xin chư vị nhớ cho kỹ điều này.

Như vậy thì hỏi: Phát Bồ-Đề tâm là gì?… Là tôi quyết lòng vãng-sanh về Tây-Phương Cực-Lạc, niềm tin này nhất định từ đây tôi không thay đổi nữa. Tôi không lay chuyển nữa. Tôi cứ một đường tôi đi. Như vậy thì quý vị đã làm đúng theo lời Phật dạy, nhất định chư vị sẽ thi đậu, đậu giống như bà bán vé số bên vỉa hè ở thành phố Hồ-Chí-Minh đã được vãng-sanh. Trước đây chúng ta thường khinh chê bà đó là dở. Bây giờ mới biết rằng bà đó tuy dở thật, nhưng lại khôn. Bà khôn hơn chúng ta. Bà dở vì vụng tu phước trong đời trước, nên đời này bà mới cầm tờ vé số đi bán kiếm từng đồng để sống. Nhưng bà khôn vì bà có thiện căn, cái tâm thành kính của bà quá mạnh. Tâm thành kính quá mạnh nên Phật nói sao bà nghe vậy, bà cứ một câu A-Di-Đà Phật mà niệm nên bà được vãng-sanh. Cái khôn của bà chính là cái giỏi của những người đã ngộ đạo…

Thành ra quý vị cứ để ý coi, với pháp môn Niệm Phật những người nào hiền lành nhất là những người vãng-sanh dễ nhất. Còn những người thông minh quá, lý luận nhiều quá… Thôi chịu thua!… Họ đang đi theo con đường lắc léo quá rồi!…

Ngài Tịnh-Không dạy rằng, “Tu là học cho ngu”. (Hì-hì!…). Ngài nói, tu là học cho “Ngu”, đừng có học cho “Khôn”… Ngu quá, nên nói đến cái gì cũng không biết, chỉ biết có câu A-Di-Đà Phật, chỉ nhớ đến câu A-Di-Đà Phật mà thôi.

Hôm trước có người hỏi Diệu-Âm rằng:

 

Bây giờ đọc Kinh tôi không nhớ, đọc Chú tôi cũng không nhớ, giảng gì tôi cũng quên hết trơn. Như vậy làm sao tôi tu hành được?...

Tôi nói:

– Hãy niệm câu A-Di-Đà Phật đi…

Nói rồi tôi thành tâm chắp tay lại mà tán thán vị này, vì tôi nghĩ coi chừng vị này sẽ là người vãng-sanh dễ nhất. Xin quý vị đừng nên khinh thường họ…

Hòa Thượng Tịnh-Không nói rằng, những vị đó vì họ hiền lành chất phác nên nói đâu nghe đó. Họ quyết lòng đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Chính những bà già này đã vô tình phát tới Vô-Thượng Bồ-Đề Tâm. Bà đã phát đến Viên Mãn Vô-Thượng Bồ-Đề Tâm rồi mà mình không ngờ được, mà chính bà cũng không hay biết luôn… Đến khi bà về Tây-Phương rồi, lúc đó bà mới nói: “À!… Thì ra là như vậy”.

Hiểu được đạo lý vãng-sanh rồi, chúng ta cũng nên biết nói: “À!… Thì ra là như vậy!…” trước đi. Tự ngộ ra câu này. Nghĩa là, cứ mỗi lần nghe ai nói điều gì… Mình liền nói: “À!… Thì ra là như vậy!…”, thế là đủ rồi. Nghĩa là sao?… Anh muốn nói gì thì nói, còn tôi thì: “À!… Niệm Phật là đủ rồi!…”. Tâm đã định. Xin thưa với chư vị: Bất khả tư nghì!…

Trở lại những chuyện “Hộ-niệm Sơ Suất”, có nhiều người ưa nghiên cứu quá, nghiên cứu đủ thứ hết. Nghiên cứu nhiều thứ quá nên áp dụng sai, áp dụng không đúng. Ví dụ hồi sáng mình đưa ra một ví dụ có người đã áp dụng pháp hộ-niệm như thế này, người  ta chết mới có một tiếng đồng hồ mà tới dùng chưởng lực gì đó, lấy tay ấn vào huyệt đạo của người chết. Vì nghiên cứu đâu đó mới dám ấn vào huyệt của thân xác người chết, chớ nếu không có nghiên cứu thì làm sao biết cách ấn huyệt này, đúng không?…

Rồi một người khác lại áp dụng cách khác, hộ-niệm cho người đã chết mà dùng chưởng lực gì đó, hít hơi vô, vận khí trong bàn tay, rồi áp vào lòng bàn chân của người chết, đẩy thần thức lên đỉnh đầu. Nghiên cứu ở đâu vậy?… Có đúng pháp không mà dám

 

làm chuyện này?… Rõ ràng, nghiên cứu không hợp lý, nên càng nghiên cứu càng sai là như vậy đó.

Bây giờ ta làm sao đây?… Phật dạy một hướng chuyên niệm A- Di-Đà Phật. Niệm cho được 10 câu Phật hiệu với lòng chí-thành chí-kính cầu sanh Tịnh-Độ thì được vãng-sanh. Tại sao ta không chân thành y giáo phụng hành lời dạy này?… Tâm lý khuyên nhắc, khéo léo hướng dẫn, cố gắng giúp cho người bệnh thoải mái, cứ một câu A-Di-Đà Phật mà niệm là lời chư Tổ dạy, tại sao ta không  y giáo phụng hành?… Hãy khuyến tấn người bệnh:

  • Bác niệm không được, thì con niệm cho Bác niệm
  • Được không chú?
  • Được. Chắc chắn được.

Nghĩa là mình làm sao giúp cho bà đó tin tưởng vững vàng. Chỉ cần như vậy mà thôi. Bà niệm “A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật…”, rồi ra đi để lại thân tướng tươi đẹp vô cùng, có người còn báo trước cho mình biết ngày giờ ra đi nữa đó.

Hôm trước tôi có kể câu chuyện bà Sáu què. Bà bị què đôi chân. Bà rút đôi chân lại đặt vô cái thùng giấy mà lết… lết… Bà đi với hình thức như vậy đó. Bà khổ quá!… Chính vì vậy vừa nghe nói đến niệm Phật được vãng-sanh thì bà mừng quá, bà không cần khóc kể gì nữa, bà không cần than thở gì nữa, bà cứ một câu A-Di- Đà Phật mà niệm… Bà niệm được 4 năm, niệm từ năm 2002 cho đến 2006 thì bà ra đi. Người ta hỏi tôi rằng, bà đó có được vãng- sanh hay không?… Tôi nói tôi không biết, vì tôi có chứng kiến tại chỗ đâu mà biết? Nhưng với hiện tượng ra đi của bà, quý vị nghĩ thử bà có được vãng-sanh hay không?… Bà đó không được một người nào hộ-niệm cho bà trước lúc ra đi. Các người con của bà chống đối, nhưng bà không cần phiền hà tới. Bà cứ một lòng niệm Phật cầu về Tây-Phương. Bà không còn nghĩ rằng những đứa con là mối nghịch duyên. Bà đã quên cái nghịch duyên này rồi. Bà quên luôn những sự chống đối. Bà không nghĩ đến chuyện đó nữa. Bà chỉ nghĩ rằng bà phải niệm Phật để được đi về Tây-Phương Cực- Lạc. Bà cứ một lòng tin tưởng rất trung thành như vậy… Phải

 

chăng bà ấy đã phát Vô-Thượng Bồ-Đề tâm, mà không ai giảng giải cho bà biết đây chính là Vô-Thượng Bồ-Đề Tâm…

Bà cứ thường cầu nguyện:

Con què rồi, Phật ơi!… Con què rồi, Phật ơi!… Khổ quá!… Cho con về Tây-Phương.

Rồi hằng ngày bà cứ: “A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật…” mà niệm cho đến lúc ra đi.

Có những người than phiền:

– Trời ơi!… Con cái của tôi ít quá, làm sao đủ sức hộ-niệm cho tôi?

Tôi nói:

  • Con cái nhiều một chút nữa thì càng dễ chết, nếu những đứa con đó không chịu tin Phật pháp.

Lại có người nói:

  • Tôi ở xa người Việt Nam, tôi không có một người bạn đạo nào bên cạnh, làm sao hộ-niệm cho tôi?

Tôi nói:

  • Có nhiều người Việt-Nam mà biết hộ-niệm thì mới quý. Còn có nhiều người Việt-Nam bên cạnh mà họ không biết hộ-niệm, thì có càng nhiều càng dễ bị chết. Ích lợi gì đâu?…

Bà đó cứ niệm Phật. Ngày bà ra đi, không biết tại sao hôm đó con cái, cháu chít… đều bỏ đi chơi hết, bỏ đi chơi từ sáng sớm cho đến chiều tối mới về, để cho bà già nằm chèo queo một mình ở nhà… Ngày đó bà ngồi mà vãng-sanh chớ không thèm nằm… Bà ngồi dựa vào cái góc giữa cái giường và vách nhà mà ra đi… Ngay giờ phút đó, không biết tại sao lại có sự trùng hợp đầy “may mắn, có một người biết chút ít hộ-niệm tới thăm bà… Sướng không? Tại sao trước giờ không tới thăm?… Phải chăng có sự gia trì?… Cho nên, xin chư vị đừng lo lắng quá.

Nói như vậy, nhưng xin chư vị cũng đừng nên ỷ y, thôi bây giờ mình không cần ban-hộ-niệm nữa, mình niệm Phật thì tự nhiên được gia trì. Nếu nghĩ vậy thì rõ ràng mình đã sơ suất, đã bừa bãi rồi. Mỗi người phải cố gắng lo liệu, tu hành cẩn thận. Tâm phải chí thành chí kính thì chư Long-Thiên Hộ-Pháp mới nương vào đó mà

 

hỗ trợ thêm cho mình. Mình mà không tự lo, tâm ỷ lại… thì đến lúc lâm chung A-Di-Đà Phật cũng không cứu mình được luôn đó.

Tất cả đều tại tâm mình. Bà Sáu không lo đến ban-hộ-niệm tại vì ở đó không có ban-hộ-niệm. Bà không mong tìm có người ủng hộ cho bà, vì hoàn cảnh của bà không có người nào ủng hộ. Thấy rõ nghịch duyên này mà bà quyết tâm niệm Phật để được vãng sanh. Chớ nếu mình có người ủng hộ, mà mình xua đuổi người ta, mình coi thường người ta, thì cái tâm thượng mạn đã ứng trong tâm của mình chứ không phải tâm Phật ứng trong tâm của mình đâu. Hai điều này hoàn toàn khác nhau. Vì thế, mong chư vị phải kết hợp lại, những ban-hộ-niệm nên kết hợp lại, những người hộ- niệm hãy quyết lòng giúp đỡ nhau, trợ duyên nhau trong lúc lâm chung, khi xả bỏ báo thân…

Nhắc lại khi hộ-niệm:

–               Đừng bao giờ mở sách ra nghiên cứu những phương pháp hộ-niệm của những tôn-giáo khác.

  • Đừng bao giờ mở sách ra nghiên cứu những pháp hộ- niệm của các pháp-môn khác.
  • Đừng bao giờ thấy những sự thần thông hay chứng đắc gì đó hay quá mà vội vã chạy theo. Sơ ý coi chừng mình bỏ rơi câu A-Di- Đà Phật hồi nào không hay đó.

Cho nên, thực sự cầu vãng-sanh về Tây-Phương, muốn mở kinh thì hãy mở kinh Vô-Lượng-Thọ ra. Nếu kinh Vô-Lượng-Thọ dài quá, đọc tụng không nổi, thì hãy mở kinh A-Di-Đà ra. Mở kinh A-Di-Đà ra mà còn thấy nó nhiều quá, thì hãy mở Đại-Thế-Chí Niệm-Phật Viên-Thông-Chương ra… Đây là những bộ kinh trong quỹ đạo của pháp môn niệm Phật. Hãy đọc tụng những kinh đó đều tốt. Mở kinh Quán-Vô-Lượng-Thọ đọc tụng cũng được. Nhưng tình thực mà nói, kinh Quán-Vô-Lượng-Thọ thật ra cũng khó tu tập lắm, vì kinh này Phật dạy đến những pháp quán cho hàng đại Bồ- Tát tu hành. Vì vậy, Diệu-Âm khuyên rằng, kinh Quán-Vô-Lượng- Thọ có thể là không hợp với căn cơ của chúng ta. Các pháp quán tưởng cao lắm, Phật dạy cho hàng Bồ-Tát không thôi, nếu chúng ta sơ ý áp dụng đến những pháp quán cao quá cũng khó thành tựu.

 

Có một pháp quán cuối cùng là pháp “Trì Danh Niệm Phật”. Pháp Trì Danh Niệm Phật này Phật đã nói rõ trong kinh A-Di-Đà, Phật nói rõ trong kinh Vô-Lượng-Thọ rồi. Như vậy nếu người nào muốn có công phu tu hành thì cứ xem kinh Vô-Lượng-Thọ, kinh A-Di-Đà là được rồi. Giả sử có người nào đọc kinh không được nữa, thì thôi cũng khỏi cần đọc kinh luôn, cứ niệm một câu A-Di-Đà Phật thì thủy chung đều đầy đủ, nhất định đầy đủ…

Hộ-niệm cần như lý như pháp. Nghiên cứu nhiều sách vở có thể dẫn tới sai lầm. Trước đây có một người tới gặp Diệu-Âm và nói như thế này:

Khi mà ông cụ của chú chết, chú cho tôi biết, tôi sẽ tới làm pháp tiếp dẫn cho ông Cụ.

Diệu-Âm nghe nói vậy, xin cảm ơn. Nhưng đến khi ông Cụ yếu, Diệu-Âm giấu kín, không dám cho hay. Tại vì sao?… Tại vì Diệu- Âm biết rõ rằng chỉ có A-Di-Đà Phật mới tiếp dẫn chúng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc mà thôi…

Niềm tin rất thiết yếu đối với người niệm Phật vãng sanh. Phải tin vững vàng vào lời Phật dạy trong kinh. A-Di-Đà Phật tiếp độ chúng sanh vãng-sanh về Tây-Phương Cực-Lạc, chứ không thể có một người nào khác thay thế cho A-Di-Đà Phật tiếp dẫn chúng sanh về Tây-Phương. Một người nào đó tự nhận mình có khả năng tiếp dẫn chúng sanh thật là một chuyện mới lạ! Nếu đụng đâu nghe đó thì chứng tỏ niềm tin của ta vào pháp môn niệm Phật quá yếu. Yếu quá!…

Có một lần có một vị kia nói với Diệu-Âm rằng:

Khi ông cụ bệnh, anh hãy đưa cho tôi một tấm hình của ông cụ, tôi có cách ở từ xa hộ-niệm cho ông cụ vãng sanh về Tây- Phương Cực-Lạc.

Thực ra tâm đạo của vị đó thì quá tốt đấy, nhưng tôi chỉ thành tâm cảm ơn chứ không đưa tấm hình, không đưa tên và cũng không cho biết pháp danh luôn. Ngày ông cụ vãng-sanh tôi cũng không báo tin cho người đó hay. Tại sao vậy?… Tại vì tôi là người học Phật, tôi phải tin tưởng vào lời Phật dạy. Trong kinh, Phật không nói điểm này nên nhất định tôi không tin theo, dù người đó

 

đã nói cho tôi biết rất nhiều chuyện có vẻ khá phi thường(?)… Những chuyện phi thường nào đó thực tế tôi chưa kiểm chứng được, nhưng những điều mà trong kinh Phật không nói tới, thì nhất định tôi không dám theo.

Nếu chư vị nắm vững đạo lý này, thì khi gặp một người nào đó nói: “À!… Trong thời mạt phát này tâm cơ chúng sanh yếu quá nên câu A-Di-Đà Phật không đủ lực. Phải cần dùng đến cái pháp này   hỗ trợ vào, cần dùng pháp kia hỗ trợ vào thì mới được vãng-sanh”. Vừa nghe vậy mà chư vị vội vã thực hành theo, thì lòng tin vào lời Phật của chư vị quá yếu, và đường tu của chư vị nhất định bị xen tạp rồi.

Niệm Phật mà còn vướng vào nạn xen tạp chỉ vì niềm tin yếu quá, niềm tin bạc nhược quá!… Kinh Phật không nói chuyện này, nhưng vì niềm tin quá yếu nên tâm hồn bất định. Tâm hồn bất định, nên chỉ cần một người thế gian đưa ra một hình thức nào lạ lạ, hay hay, thì vội vã chạy theo ngay… Chạy loạn như vậy thì tốt hay xấu? Chưa biết. Giả sử có điều gì tốt đi nữa, thì chỉ là cái tốt trước mắt về một phương diện nào đó của thế gian, chứ làm sao có thể cứu được một người bệnh, cứu được người cha, cứu được người mẹ của mình vãng-sanh về Tây-Phương Cực-Lạc?

Chư vị ơi!… Phải nhớ lời dạy này của Phật: “Y pháp bất y nhân”. Y pháp… Nhất định chúng ta phải y pháp, y kinh mà làm. Nhất định không được chạy theo lời người thế gian nói. Dù cho hình thức nào đó có hay ho gì đi nữa, thì chúng ta phải nhớ kỹ lời Phật dạy: “Thời mạt pháp ức triệu người tu hành, nhưng tìm cho ra một người chứng đắc thì mờ mắt tìm không ra. Chỉ người nào nương theo pháp môn niệm Phật thì được giải thoát”. Phật dạy rõ như vậy.

Mình mở cái đạo tràng niệm Phật nhưng chỉ có 2 người, 3 người đồng tu loe-ngoe, còn chỗ kia người ta tu cách gì mà có 3-4 trăm người tới tu, một buổi lễ 5-7 ngàn người tới tham dự vui quá… Thấy vậy mình vội bỏ câu A-Di-Đà Phật để tới đó tìm vui, thì vô tình mình bỏ rơi nhóm loe-ngoe của người “Chỉ nương theo pháp môn niệm Phật mà được giải thoát”, lại gia nhập vào nhóm đông đảo

 

đến “Cả ức triệu người tu nhưng tìm không ra một người chứng đắc”

Tại sao vậy?… Tại vì chỗ đó người ta không chịu niệm Phật. Thời mạt-pháp rồi mà không niệm Phật thì làm sao có thể giải thoát?… Tại sao ta dám khẳng định như vậy?… Không phải ta khẳng định đâu, mà chính đức Thế-Tôn đã nói như vậy. Thời mạt pháp này nếu quý vị rời câu A-Di-Đà Phật thì nhất định khó có thể được thành tựu. Chính Phật đã nói rõ rệt.

Xin thưa với chư vị, tu hành chúng ta nên nghĩ tới việc thành tựu, đừng nghĩ đến chuyện thịnh vượng. Có nhiều người thường hay than với Diệu-Âm rằng:

– Mình niệm Phật thì tốt đấy, nhưng bây giờ người ta lười biếng niệm Phật quá, có thể mình nên thay đổi chút ít để cho có nhiều người tới tu.

Tôi nói:

Có nhiều người tới lui để chi vậy?… Để sau cùng anh mất vãng-sanh phải không?… Đúng ra, người nào có duyên quyết lòng niệm Phật vãng-sanh thì tới với anh. Một người tới, anh tu với một người. Anh tổ chức tu như vậy là anh tạo cho một người thành Phật, công đức này phải hay hơn là hội tụ hàng trăm người tới lui nhưng không niệm Phật, không biết đường vãng-sanh để sau cùng kéo nhau đi theo sáu đường sanh tử luân hồi chịu nạn hay sao?… Xin hỏi, công đức nào tốt hơn đây?…

Mấy ngày nay có một số vị gợi ý muốn mở đạo tràng niệm  Phật. Chư vị muốn niệm Phật thì đừng bao giờ cầu cho đông người, mà hãy cầu tinh chuyên. Niệm Phật nhất định phải tinh chuyên. Phải giữ quy tắc này. Nếu anh thích thì tới tu hành, chúng ta sẽ hợp tác với nhau, hỗ trợ với nhau để cùng vãng-sanh về Tây- Phương Cực-Lạc. Nếu anh không thích pháp tu này, thì tôi giới thiệu cho anh tới những chỗ anh thích, mong cho anh kết được cái duyên Phật pháp cho vô lượng kiếp về sau… Chứ mình đã quyết định đời này về Tây-Phương Cực-Lạc rồi thì đừng nên phân tâm nữa… Xin thưa thật, vãng-sanh về Tây-Phương có giá trị bằng vô lượng kiếp tu hành, điều này không phải dễ dàng cho nhiều người

 

tin đâu, nhất là trong thời mạt-pháp này. Biết được như vậy rồi thì chúng ta sẽ an nhiên tự tại mới được.

Để chuẩn bị cho đường tịnh tu, Diệu-Âm đã làm sẵn một Đĩa Tu Miên-Mật. Nếu Niệm Phật Đường của mình không có một người nào tới tu, thì tự mình tu với cái đĩa đó. Nhờ cái đĩa đó nó hát giùm cho mình, mình đỡ hơi một chút, khỏi khan tiếng. Mình phải tự tu để chính mình phải về Tây-Phương Cực-Lạc. Chứ không thể thích làm theo kiểu: À!… Lâu lâu phải đổi món cho vui, thứ bảy thì đoàn tân nhạc tới, chủ nhật thì có cải lương, bữa này thì có đám tiệc, bữa nọ thì mời ca sĩ nổi tiếng kia tới để cho không khí vui nhộn một chút… Tu như vậy thì chết rồi. Chết rồi!…

Thời mạt-pháp mà không biết Viễn ly hội náo chi chúngthì chúng ta thua cuộc rồi. Xin thưa với chư vị, đây là lời Phật nói trong kinh. Đời mạt pháp phải ly xa những chỗ ồn náo, ly xa những chốn đông người ra thì chúng ta mới tu hành thành tựu được….

Nam mô A-Di-Đà Phật.

 

HỘ NIỆM NHỮNG SƠ SUẤT CỦA NGƯỜI BỆNH (2012)

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –