Hộ Niệm Sơ Suất Của Người Bệnh – Tọa Đàm 05

Share on facebook
Share on twitter

SƠ SUẤT CỦA NGƯỜI BỆNH

(Tọa Đàm 05)

 

Nam Mô A-Di-Đà Phật .

Mình là người phàm phu nói chuyện với nhau để bày tỏ chút ít kinh nghiệm về Hộ-Niệm, mà Thiện-Bình lại giới thiệu là “Thuyết giảng” nghe lớn quá Diệu-Âm không dám nhận.

Ngày hôm qua chúng ta nói về “Sơ suất Hộ-Niệm”, một phần là ở người Hộ-Niệm, một phần nữa là ở người bệnh.

Ở phần người Hộ-Niệm thì nhắc nhở với những người Hộ-Niệm hãy cố gắng nghiên cứu kỹ hơn để thực hiện cho đúng. Ví dụ:

  • Ánh mắt mình mà nhìn người bệnh chăm chú quá dễ làm cho người bệnh căng thẳng!… Mất hồn luôn!… Sợ quá!…
  • Khai thị mà nói cao siêu quá cũng dễ làm cho người bệnh nhức đầu!… Đang trong cơn nhức đầu mà nghe giảng cao quá càng nhức đầu thêm. Thật khó cho họ!…
  • Nói dài quá bắt người ta lắng nghe… Nghe không nổi!…

Mệt!…

  • Khi đối trước một bệnh nhân, người bệnh thì mệt quá, còn người Hộ-Niệm thì thay nhau làm 3 ca, 1 ca niệm 2 tiếng đồng hồ liên tục bắt bệnh nhân phải thức suốt để niệm theo mình, làm sao họ chịu nổi. v…

Những điều này xin chư vị nghe qua cuộc tọa đàm nói về Những Sơ Suất có thể xảy ra khi Hộ-Niệm” để biết thêm. Hộ- Niệm coi vậy chứ có nhiều yếu tố rất nhỏ nhặt mà lại ảnh hưởng lớn, có thể làm cho người bệnh phiền não không ít.

Bây giờ đây chúng ta nhắm tới phần Sơ Suất của Người Bệnh. Người bệnh là ai vậy?… Là chính mình đây chứ ai. Trước sau gì mình cũng phải bệnh, đúng không?… Trước sau gì mình cũng chết, đúng không?… Chết mà muốn Vãng-Sanh nên mới mời Ban-Hộ-Niệm tới. Nhưng Ban-Hộ-Niệm tới giúp mà mình bị mất Vãng-Sanh thì không được đổ thừa cho Ban-Hộ-Niệm đâu nhé. Tại vì có đổ thừa cho họ đi nữa, thì họ cũng chỉ nói: “Trời ơi! Sao mà

 

anh bị chết tội nghiệp thế.”, chớ họ không biết nói gì hơn đâu, còn chính mình thì chịu đọa lạc.

Nếu nghiên cứu kỹ về vấn đề Hộ-Niệm, thực hiện đúng quy tắc Hộ-Niệm, mình được thành công. Lúc đó người Hộ-Niệm khen mình: “Bà này ra đi có tướng đẹp quá.”. Họ khen hay chê gì đi nữa thì sau cùng họ cũng bỏ đi, nhưng chính mình đã được phần Vãng- Sanh. Sướng quá.

Do đó sướng hay khổ cũng do tự mình chịu lấy, chứ không thể nào đổ thừa cho người ta được. Chính mình phải chịu trách nhiệm lấy cái huệ mạng ngàn đời ngàn kiếp của mình, không thể nào ủy thác cho một người nào khác được.

Chính vì thế, tự mỗi cá nhân chúng ta phải biết nghiên cứu về Hộ-Niệm càng sớm càng tốt. Mỗi lần đi Hộ-Niệm cho người ta là một lần rút kinh nghiệm cho chính mình. Đừng bao giờ để Ban-Hộ- Niệm rút kinh nghiệm giùm cho mình nhé. Không được đâu. Ví dụ, như Ban-Hộ-Niệm của anh Tâm-Nhật-Thuyết này có giỏi cho mấy đi nữa, nhưng nhất định không thể nào chúng ta gởi trọn cái huệ mạng của mình cho anh ta được, không thể nào “Bán-cái” cả tương lai ngàn đời ngàn kiếp của mình cho một vị chưa được Vãng-Sanh, còn sống trong cõi Ta-bà này.

Nghĩa là sao?… Tự chúng ta phải lo tu hành lấy, phải tự hiểu biết về pháp Hộ-Niệm. Tất cả mọi người phải chịu trách nhiệm cho chính tương lai của mình.

Hôm qua chúng ta có nhắc đến vấn đề tu niệm Phật là để Vãng-Sanh” chứ không phải niệm Phật là để Chứng Đắc. Có nghĩa là cách tu của ta là tìm cách về Tây-Phương trước rồi mọi chuyện khác tính sau. Còn cách tu của những vị cao cơ, thượng căn thượng trí thì họ tu cho đắc rồi sau đó muốn đi đâu đi. Hai việc khác nhau.

Vì ta biết rằng mình là phàm phu tục tử, nên những cảnh giới chứng đắc dù ta cố gắng tu cho mấy đi nữa, cố gắng suốt đời đi nữa vẫn không thể thực hiện được. Ví dụ như mình ráng tu, tu cho có thiên-nhãn-thông. Thiên-nhãn-thông có thể thấy xuyên qua núi non, thấy xuyên qua lục địa… Vì muốn cảnh chứng đắc đó nên cố

 

gắng… Nhưng cố gắng cho hết đời cũng không thực hiện được. Chứng không được, mà thèm chứng quá thành ra chứng tầm bậy. Con mắt bị hoa đi, mờ mờ thấy lung tung mà lại tưởng rằng mình có thiên-nhãn-thông.

Nhưng không sao, chư vị hãy nhớ rằng, khi về được Tây- Phương Cực-Lạc rồi thì tự nhiên chúng ta sẽ có được. Chư vị thấy rõ không, mình không cầu đắc mà được đắc. Mình không cầu chứng mà chứng đủ hết trơn… Hay là hay ở chỗ này đây.

Cái pháp tu niệm Phật của chúng ta có hai chữ quan trọng: “Vãng” là liệng cái báo thân này đi; “Sanh” là trở về trên Tây- Phương Cực-Lạc để hưởng đời vô sanh vô tử. Ở đó ta có tất cả những thứ chứng đắc mà ở thế gian này dù cho người ta mong  cầu cho đến một vạn kiếp đi nữa cũng không được.

Cho nên chúng ta đang đi theo con đường quá khôn khéo. Con đường nhẹ nhàng thoải mái, gọi là Dị Hành Đạo”, là cái đạo dễ hành.

Còn đi theo đường chứng đắc là đường Nan Hành Đạo”. Nan” là khó. Nan Hành” là khó tu hành lắm. Chỉ có những vị Bồ- Tát họ muốn chứng sao cũng được. Chắc chắn họ tu đúng, vì thực ra là họ đã chứng rồi. Còn chúng ta sơ ý đi theo con đường “Tự Chứng” thì vượt qua cái khả năng của mình, vượt ra khỏi cái tầm kiểm soát của chính mình. Khi bị mất sự kiểm soát thì thường thường dễ đưa đến tình trạng Tẩu hỏa nhập ma”. Hồi nãy có mấy người ở bên kia kể chuyện những người bị tẩu hỏa nhập ma… Tại sao lại bị tẩu hỏa vậy?… Tại vì Lực bất tòng tâm”. Cái tâm thì ngưỡng vọng cao quá. Lý tưởng cao quá. Mộng ước cao quá… Mà thực lực thì làm không tới. Lực làm không tới mà cứ làm, thành ra làm bậy!… Làm bậy thì sau cùng đắc bậy. Vô tình tự mình làm hại cả cuộc đời của mình. Đây là điểm không an toàn, xin nhắc nhở.

Bây giờ chúng ta đi thêm một chút xíu nữa, trong pháp gọi là “Dị-Hành-Đạo” này, dễ tu đó. Nhưng xin thưa với chư vị, nói dễ không có nghĩa dễ đến nỗi muốn làm sao làm cũng được đâu. Không phải như vậy. Mỗi một pháp môn tu luôn luôn có cái quy luật của nó. Hồi nãy đi ngang đây tôi có thấy, hình như quý vị để chỗ

 

này nè, câu liễng của Hòa-Thượng Tịnh-Không: “Nhìn Thấu – Buông Xả…”. Hôm nay chúng ta xin nói tới hai chữ “Buông Xả”. Hãy cố gắng tập buông xả đi chư vị ơi!… Ví dụ như người ta muốn chứng đắc, còn mình hãy buông xả cái chứng đắc đó đi cho rồi, thì sẽ khỏe hơn người đang mong cầu chứng đắc. Có người nói rằng, nghiệp chướng của tôi nặng quá. Còn mình hãy buông xả cái nghiệp chướng này luôn đi cho rồi, thì mình sẽ sướng hơn người đang nghĩ tới nghiệp chướng. Đơn giản. Mình có đứa con đang học, nó thi rớt… trước đây mình buồn lên, buồn xuống, buồn bỏ ăn bỏ uống. Bây giờ khỏi buồn luôn. Như vậy mình là người biết buông xả.

Tập buông xả đi. Xin thưa thực với chư vị, vạn sự trên thế gian này đều có “Nhân”, có “Quả” hết. Mình không dại gì đi tìm lấy cái quả báo xấu bằng cách bám vào những cái nhân xấu.

Làm sao mà xả được cái nhân xấu ra?… Cắt cái “Duyên”. Ví dụ như mình làm ăn bị thua lỗ, điều này chứng tỏ trong tiền kiếp, hay là trước khi biết tu mình đã tạo những cái nhân sai lầm gì đó mới khiến dẫn tới cái quả thua lỗ này… Không keo kiệt thì cũng gian lận. Không gian lận thì cũng mánh mung… Chắc chắn phải có cái nhân trong đó. Tức là mình tạo cái nhân xấu mới đưa đến sự thua lỗ này. Ấy thế mà khi làm ăn thua lỗ thì mình lại buồn làm chi?… Đúng ra sự thua lỗ đó là dịp cho mình xả cái nhân thua lỗ đi, nó mất rồi, nó trôi xuống dưới hồ cá của anh Tâm-Nhật-Thuyết rồi. Vậy mà mình không chịu để cho nó trôi luôn theo dòng suối kia, mà lại cố tình hốt lại. Mình đã chịu một cái “Quả-Thất-Bại” rồi, bây giờ lại hốt lại cả cái “Nhân-Thất-Bại” nữa. Lượm vừa “Quả” vừa “Nhân” thất bại, tạo thành một cái “Nhân-Thất-Bại” khác lớn hơn. Đây do vì chúng ta không chịu xả, nên cái nhân xấu trộn thêm với cái quả xấu làm thành một khối “Nhân Xấu” lớn hơn, để chúng ta phải chịu một cái “Quả Xấu” lớn hơn trong tương lai.

Như vậy khi đã biết tu rồi, mình phải biết thuận theo hoàn cảnh để mà sống mới tốt. Khi bị thất bại điều gì, hãy tập quán như vầy: À!… Kỳ này thất bại tức là chúng ta xả được cái nhân thất bại rồi”Xả được nhân thất bại thì ta còn cái nhân thành công, tương

 

lai ta sẽ thành công. Vui vẻ lên”. Rõ ràng, “Nhân” cũng ở tại tâm ta, mà “Quả” cũng ở tại tâm ta. “Nhân Tốt” cũng tại tâm ta, mà “Nhân Xấu” cũng tại Tâm ta. Quý Vị nghĩ thử có đúng không?…

Khi Hộ-Niệm cho người ta rồi, quý vị chú ý sẽ dễ dàng thấy được đạo lý này. Một người vì trong quá khứ vụng tu nên tạo nhiều nghiệp. Tạo nhiều nghiệp thì nghiệp chướng nặng. Nghiệp chướng nặng thể hiện ra bằng cái bệnh nan y đang nằm chờ chết… Thế nhưng, người sắp sửa chết mà biết niệm Phật, thì đối diện với cảnh sắp chết họ lại mừng, lại vui, lại hoan hỷ. Cái tâm hoan hỷ sau cùng nó chuyển được cái bệnh nan y thành một cơ duyên may mắn cho họ Vãng-Sanh về Tây-Phương Cực-Lạc. Họ cảm thấy sung sướng theo từng cơn đau một. Đây là người có duyên ngộ ra pháp Niệm Phật mà thực hiện được cái “Tâm-Tự-Tại” để Vãng- Sanh đó.

Trong khi đó, người không biết đạo nên sợ chết. Một cơn đau nổi lên là một cơn khủng bố. Cái thân mới bệnh sơ sơ mà đã đâm ra hoảng sợ. Cái đầu mới nhức nhè nhẹ là than lên than xuống, cứ tưởng rằng đầu mình nhức như búa bổ. Mà thực ra, chưa chắc gì đã nhức như búa bổ đâu. Miệng còn nói leo lẻo kia mà. Đây chẳng qua chỉ vì đã vướng tới cái “Tâm-Bất-Tại” mà bị nạn rồi vậy!…

Chính vì vậy, xin thưa với chư vị, nếu mà tâm chúng ta biết buông xả, thì ngay cả bệnh hoạn chúng ta cũng buông xả luôn. Mỗi lần bệnh xuống thì cứ thách bệnh nữa đi. Cứ bệnh nữa đi. Bệnh nữa cho ta đi về Tây-Phương. Nếu chư vị có tinh thần này thì rất dễ vượt thắng cơn bệnh. Ví dụ như những người bị ung thư, ung thư thì trước những giờ phút lâm chung thường họ bị đau đớn lắm. Ấy thế nếu họ vững tâm niệm Phật, họ bất cần để ý đến cơn đau: “Đau nữa đi ta không sợ”… Họ nhiếp tâm niệm A-Di-Đà Phật… A-Di-Đà Phật”… Phật lực gia trì, họ vượt thắng cơn đau một cách rõ rệt. Đây là người có tâm hồn tự tại, rất dễ được Vãng-Sanh.

Diệu-Âm này đếm qua đếm lại cũng biết được có khoảng chừng 7-8 người được người Hộ-Niệm khuyên như vậy đó. Họ không thèm uống thuốc luôn. Không thèm uống thuốc mà lại không bị đau, còn cái bệnh cứ giảm lần giảm lần… Đến lúc Vãng-Sanh

 

xong, người nhà đem ra cả một rổ thuốc còn nguyên vẹn, bác sĩ nhìn thấy phải ngạc nhiên, ngỡ ngàng.

Khi tâm chúng ta vững vàng, mạnh mẽ, tự nhiên tất cả những cơn đau đành phải cúi đầu chịu thua, chúng quỳ xuống lạy mình mấy lạy và đành ủng hộ cho mình Vãng-Sanh về Tây-Phương Cực-Lạc… Cụ thân sinh của Diệu-Âm là một chứng minh, trước khi chết, ông bị bí tiểu 11 ngày. Ngày đầu tiên con cái thấy: “Ủa!… Sao hôm nay không thấy ông cụ đi tiểu?”. Ngày thứ hai: “Ủa sao cũng không thấy ông cụ đi tiểu?”. Bàng quang của ông cụ từ từ cứng lần lên, to lần ra… Mình chờ đến ngày thứ ba thử coi ông có phản ứng gì không? Nhưng ông không rên la gì hết, ông cứ giỡn đùa, ông cứ cười hè hè… Mỗi lần có người Hộ-Niệm tới, ông lại chọc người ta cười…

  • Cha ơi!… Cha có đau không?…
  • Không.
  • Có bí tiểu không?
  • Không.
  • Sao mấy ngày qua Cha không đi tiểu?
  • Kệ nó.
  • Bây giờ đi vô nhà thương nghen? (Mình khèo khèo thử mà…)
  • Không thèm.

Mình rờ rờ tới chỗ đó… thì ông la lên:

  • Đừng có rờ!… Đừng có rờ. Rờ đau lắm!…

Ông ngon lành vậy đó. Bác sĩ Kiều thấy vậy đề nghị nên đưa vào bệnh viện để thông cho ông Cụ.

Ông Cụ nói:

  • Không!… Không thèm đi nhà thương… Cứ niệm Phật.

Bác sĩ Kiều (Cũng là một Phật tử thường tới Hộ-Niệm) đành phải mua những dụng cụ đem về tại nhà để thông tiểu cho ông, nhưng thông không được. Bác sĩ nói trong đó có mủ không à. Như vậy là sắp sửa ra đi rồi.

Cụ thân sinh của Diệu-Âm nói:

  • Được rồi, để đi về Tây-Phương luôn.

 

Quý vị có thấy điều lạ lùng không?… Hai vị bác sĩ đứng nhìn mà lắc đầu nói:

  • Thường tình thì ai bị như thế này sẽ đau mà lăn lộn từ trên giường xuống dưới giường để mà chết… Nhưng ở đây tại sao ông lại cứ cười hè hè. Cười hè hè đến ngày cuối luôn

Chư vị có biết không, đức A-Di-Đà Phật nói rằng người nào niệm danh hiệu Ngài, thành tâm cầu về Tây-Phương tha thiết, Ngài gởi tới 25 vị Bồ-Tát đến để gia trì cho người bệnh đó. Một vị Bồ-Tát có biết bao nhiêu là Thiên-Long Hộ-Pháp bảo vệ… Chỉ tại vì những người niệm Phật mà không chịu tin lời Phật dạy, đành bỏ đi những sự gia trì của chư Bồ-Tát, bỏ đi cái năng lực bảo vệ tuyệt vời của các vị Thiên-Long Hộ-Pháp…

Nói như vậy không có nghĩa là bài bác thuốc thang đâu. Bệnh thì chúng ta cần uống thuốc, uống thuốc cho bớt đau, nhưng tâm- tâm nguyện-nguyện người niệm Phật vẫn phải cầu Vãng-Sanh. Nếu lòng của chư vị vững vàng như vậy, nhất định sẽ được cảm ứng bất khả tư nghì. Lúc đó xin thưa thực, một anh Tâm-Nhật- Thuyết tới nói vài câu mình cũng Vãng-Sanh. Một anh Thiện-Bình tới nói vài câu mình cũng Vãng-Sanh. Một người nào đó tới nói vài câu mình cũng Vãng-Sanh. Mình được Vãng-Sanh là do tâm nguyện của mình, do Tín-Hạnh-Nguyện đầy đủ của mình, chứ không phải do anh Thiện-Bình hay anh Tâm-Nhật-Thuyết khai thị. Những anh đó chỉ có thể trợ duyên. Trong những lúc mình quên đường Vãng-Sanh, quên câu A-Di-Đà Phật các anh tới nhắc nhở cho mình nhớ mà thôi.

Cho nên, được Vãng-Sanh hay không, thì chính mỗi người chúng ta phải chịu trách nhiệm lấy. Mong chư vị hãy quyết tâm, vững chí làm cho được mấy điều sau:

  • Tin tưởng cho vững và tha thiết cầu sanh về Tây-Phương;
  • Một lòng niệm A-Di-Đà Phật.

Hiển Cảm” nhất định có Hiển Ứng”. A-Di-Đà Phật sẽ phóng quang tiếp độ chúng ta ra đi để lại thoại tướng tốt đẹp tạo niềm tin sắc son cho chúng sanh Vãng-Sanh Tây-Phương Cực-Lạc…

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Sơ Suất Của Người Bệnh – Lời Ban Ấn Tống

 

HỘ NIỆM NHỮNG SƠ SUẤT CỦA NGƯỜI BỆNH (2012)

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –