Hộ Niệm Sơ Suất Của Người Bệnh – Tọa Đàm 30

Share on facebook
Share on twitter

SƠ SUẤT CỦA NGƯỜI BỆNH 

(Tọa Đàm 30)

 

Như vậy họ vãng-sanh là nhờ mình xúi giục họ để cho họ vững lên, họ tự đi. Mình chỉ có nhiệm vụ trợ duyên như vậy mà thôi, chứ không phải mình đứng đó niệm: “A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật, A-Di- Đà Phật”… thì tưởng rằng mình có năng lực cứu độ họ. Không phải vậy.

Thành ra, muốn được hộ-niệm cho viên mãn, xin chư vị đừng bao giờ để quá trễ rồi mới mời ban-hộ-niệm. Mỗi người phải tự biết về phương pháp hộ-niệm trước. Giống như chuyện một bà già liều mạng nói qua hồi sáng đó. Bà cảm thấy bệnh sơ sơ thôi là kèo nè đồng tu tới hộ-niệm cho mình. Bà già này vốn bao tử bị yếu, sống ở vùng quê, ăn uống không điều độ, khiến cho bao tử bị đau. Bác sĩ cho uống thuốc làm bằng chất than củi. Bà thường uống loại thuốc này. Đến khi thấy trong người hơi cảm lạnh sơ sơ, thì bà năn nỉ người ta tới hộ-niệm cho bà…

Đồng tu tới hộ-niệm, nhưng thấy bà đó rất tỉnh táo, không có triệu chứng gì bị bệnh hoạn cả. Miệng thì nói leo lẻo… Hộ-niệm xong rồi thì bà đứng lên đi mở cửa tiễn mọi người ra về. Đồng tu nói:

  • Bác chưa chết mà tại sao lại bắt chúng tôi hộ-niệm làm chi?

Bà nói:

  • Rõ ràng tôi bệnh thiệt mà. Nếu không tin, thì quý vị lại rờ thử coi, trán của tôi ấm ấm nè…

Thực ra chính cái trán của Diệu-Âm bây giờ cũng đang ấm ấm nè. Bị cảm sơ nằm nghỉ vài hôm thì hết, chứ có gì đâu mà bắt người ta tới hộ-niệm? Mỗi đêm hộ-niệm xong rồi, thì bà dặn mọi người ngày mai tới hộ-niệm nữa. Thật lạ lùng cho bà già này!.. Hộ- niệm qua 2 ngày… 3 ngày… Người ta đành phải nói:

  • Rõ ràng là bác chưa chết. Vậy bác phải trở lại Niệm Phật Đường niệm Phật đi.
  • Rõ ràng tôi bị bệnh thiệt, tôi bệnh thiệt đó.

 

Không ai biết bà bị bệnh gì, rõ ràng cứ hộ-niệm xong rồi, khi mọi người ra về thì bà xỏ chân vô đôi dép xẹp xẹp ra mở cửa tiễn khách và không quên nhắc câu: “Ngày mai hộ-niệm tiếp cho tôi”…

Chư vị nghĩ thử coi, mình có khả năng kiên nhẫn hộ-niệm như vậy không?…

Thực ra đây cũng là một bài học hay. Chúng ta cũng nên thực hành hộ-niệm như vậy đó. Khi thấy người ta mệt mệt yếu yếu thì lo nghĩ tới chuyện hộ-niệm đi. Mạng sống vô thường, chưa biết là vài năm sau hay vài hôm sau phải ra đi, nên tự mỗi người phải lo nghiên cứu về hộ-niệm trước. Còn người hộ-niệm cũng nên lo tới thăm viếng, giảng giải trước. Hãy thực hiện liền 3 ngày liên tục như vậy cho người bệnh. Hãy cố gắng bắt đầu càng sớm càng tốt để dặn dò những gì cần dặn. Trong 3 ngày đó, người hộ-niệm theo dõi tinh thần người bệnh, những gì họ còn mập mờ, những gì họ còn vướng mắc, nên khuyến khích họ hỏi ra. Hơn nữa, cần khuyên người thân trong gia đình có gì thắc mắc nên nêu ra để chúng ta giải quyết trước.

Nhờ khởi đầu hộ-niệm sớm giúp ta biết được:

  • À!… Bà này bị kẹt điểm gì?…
  • Gia đình này bị kẹt cái gì?…

Nhờ thế trong những lần hộ-niệm sau mình đã chuẩn bị những gì cần nói chuyện với người ta. Như vậy, phải hộ-niệm ngay trong những lúc mà người ta còn tỉnh, chứ không phải chờ đến lúc mê man bất tỉnh rồi mới làm. Những lần đầu tiên hình như chỉ là hình thức thăm viếng thôi, hẳn nhiên cũng nên niệm Phật với người ta, nhưng thực ra nặng về theo dõi tình hình, dự đoán những điều thuận hay nghịch có thể xảy ra. Có chuẩn bị cẩn thận như vậy, thì đến lúc bệnh bắt đầu nặng rồi, mình mới có thể giúp tích cực cho người bệnh được.

  • Đừng bao giờ nghĩ rằng bà đó chưa tới lúc chết thì tới hộ-niệm làm chi?… Không phải đâu. Đây là lời nói của những người không biết hộ-niệm đó.

 

  • Đừng bao giờ chờ cho bà đó ngáp ngáp rồi mới bắt đầu hộ- niệm nhé. Không được đâu. Một trăm lần tìm không ra một lần thành công đó.

Vì sao vậy?… Quá trễ rồi!… Để quá trễ mới hộ-niệm thì nhiều lắm cũng chỉ có thể giúp họ vượt qua ba đường ác là quá may mắn rồi. Nhưng được vậy thực ra cũng khó khăn lắm, chứ Không dễ đâu. Vì thế, tất cả cần phải chuẩn bị trước.

Trở lại vấn đề sơ suất khi hộ-niệm. Có những người sau một thời gian đi hộ-niệm, thành tựu được một số trường hợp ra đi để lại thân tướng khá tốt, thì lại có vấn đề khác sinh ra, đó là người hộ- niệm tuyên bố rằng mình có khả năng này khả năng nọ. Gặp những trường hợp này, Diệu-Âm luôn luôn nhắc nhở rằng, đây là một sự sơ suất cần phải sám hối càng sớm càng tốt. Nếu không chịu sám hối, coi chừng đến lúc mình lâm chung sẽ bị trở ngại.

Có nhiều người hỏi rằng:

Đi hộ-niệm cho người ta vãng-sanh tức là tôi tạo cái nhân vãng-sanh. Có cái nhân này thì tôi sẽ hưởng cái quả vãng-sanh chứ. Nếu tôi hộ-niệm cho người ta vãng-sanh mà sau cùng tôi không được vãng-sanh, thì Nhân-Quả ở đâu?…

Xin trả lời rằng:

– Nhân-Quả ở đây chứ đâu. Cái nhân anh giúp người vãng- sanh, nhưng thực sự anh có chịu nhận cái quả báo vãng-sanh hay không đó là quyền của anh. Anh tạo cái nhân vãng-sanh, nhưng anh không muốn nhận cái quả báo vãng-sanh, mà lại nhận cái quả báo A-Tu-La, quả báo trong 6 đường luân hồi… thì anh ráng mà chịu vậy.

Tại sao vậy?… Tại vì cái duyên của anh đã bị nghịch rồi. Nếu anh có cái nhân vãng-sanh, mà anh cẩn thận tạo cái duyên vãng- sanh trọn vẹn, thì nhân gặp duyên tự nhiên có quả báo thích ứng. Anh có cái nhân vãng sanh vì anh đã trợ niệm cho người vãng- sanh, nhưng từ đó anh lại nổi tâm cống cao ngã mạn lên. Xin hỏi, tâm cống cao ngã mạn là duyên gì vậy?… Trên Tây-Phương Cực- Lạc, những vị Thượng-Thiện-Nhân ở đó có vị nào tâm ý cống cao ngã mạn hay không?… Chắc chắn không có. Anh cống cao ngã

 

mạn, như vậy làm sao anh được quyền đem cái tâm cống cao ngã mạn về trên cõi Tây-Phương?… Hòa Thượng Tịnh-Không nói: A- Di-Đà Phật cho chúng sanh mang nghiệp đi vãng-sanh, chứ không cho đem cái tập khí hư hại để vãng-sanh”. Phải chú ý điều này. Khó lắm đó chư vị ơi, đừng nên sơ suất.

Tập khí là gì?… Tập khí không phải là nghiệp chướng, mà tập khí chính là cái Duyên trưởng dưỡng cái Nhân tạo ra nghiệp chướng. Nói rõ hơn, là ông chủ nuôi dưỡng nghiệp chướng. Cái nghiệp chướng trùng trùng của anh trong quá khứ, chư vị Thượng- Thiện-Nhân trên cõi Tây-Phương không sợ, A-Di-Đà Phật cũng sẵn sàng tha thứ, nhưng mà cái tập khí của anh Ngài tha không được. Ví dụ như tập khí đố kỵ, ghét người này, ghét người nọ… Nếu đưa anh về Tây-Phương Cực-Lạc rồi anh ghét vị này, ghét vị nọ thì A- Di-Đà Phật giải quyết làm sao đây?…

Trong quá khứ vì thiếu tâm từ bi, ưa ganh ghét người nên sanh ra đấu tranh, chém giết, tạo nghiệp… Tạo nghiệp trong quá khứ thì hiện đời có thể nhận quả báo bị đánh, bị giết, bị ức hiếp, v.v… Trong chúng ta có ai dám chấp nhận quả báo này là do chính mình đã tạo cái nhân từ trước đây không? Chấp nhận được thì coi như mình xóa được những nhân chủng xấu ác. Nếu không chấp nhận vấn đề nhân quả của chính mình, cứ tiếp tục đấu tranh, căm thù, ganh ghét… thì cứ tiếp tục ở đây mà chịu nạn. Thực ra tất cả đều có nhân quả hết. Đừng để cái tâm thị phi ganh ghét mà tạo thành cái ngòi nổ cho một kiếp nạn đau khổ mới.

Tập khí hãy buông ra. Phải biết thành tâm sám hối lỗi xưa. Cố gắng đừng vướng vào các thứ độc “Tham, Sân, Si…” nữa. Lỡ vướng phải thì phát tâm ân hận liền và mau mau niệm: “A-Di-Đà Phật… A-Di-Đà Phật… A-Di-Đà Phật…” để sám hối kịp thời. Dùng câu Phật hiệu mà xóa dần tập khí vậy…

Mình có giận không?… Có! Tại vì mình là phàm phu tục tử nên cái tập khí này đã có sẵn rồi. Bây giờ giải quyết làm sao đây?… Hãy tập mỗi khi lỡ nổi giận lên, thì mau mau niệm “A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật”… Lúc niệm A-Di-Đà Phật tức là mình sám hối. Hãy niệm câu A-Di-Đà Phật liền để sám hối tại chỗ, tập

 

như vậy thì câu Phật hiệu trở thành một dấu trừ, nó trừ lần cái tập khí của mình đi. Niệm Phật thành một thứ phản xạ tự nhiên, đến giờ phút lâm chung, lỡ một cơn giận hay tập khí nào hiện ra mình niệm “A-Di-Đà Phật” liền, tự câu A-Di-Đà Phật nhắc nhở lấy mình mau mau bỏ tập khí đi, quay về với câu Phật hiệu. Chúng ta phải  tự nhận mình là phàm phu tội lỗi mà quyết lòng sám hối. Chí thành mới được cảm ứng. Các Ngài hiểu thấu cái nạn của phàm phu chúng ta. Các Ngài luôn luôn phóng quang gia trì để giúp cho chúng ta hoàn thành tâm nguyện đi về Tây-Phương.

Muốn cứu một người phàm phu là cứu như vậy đó, chứ không thể nào chờ cho người đó toàn thiện 100% như các đại Bồ-Tát được. Điểm quan trọng là ta có chịu thực tâm sám hối hay không?…

Có nhiều người thường hay nêu câu hỏi như thế này:

  • Người kia tu hành đến nay là 50-60 năm rồi, mà chính họ cũng chưa chắc sẽ được vãng sanh, thì làm gì bà đó còn giận hờn, còn kình cãi đủ chuyện mà bây giờ tới hộ-niệm thì bà được vãng sanh?…

Tôi nói:

  • Bà đó hôm tháng trước còn mê muội, còn tạo nghiệp ác nên khi gần lâm chung bà phải nằm xụi lơ, đau đớn muốn chết luôn. Nhưng vì thân phận thấp kém nên có chút ít tánh khiêm nhường, biết nghe lời. Ban hộ-niệm tới cảnh cáo, khuyên nhắc vài tiếng, bà nhận biết lỗi lầm nên sợ quá mà thành tâm sám hối. Một ngày, hai ngày thành tâm kiệt lòng sám hối mà được cảm ứng. Được A-Di-Đà Phật, chư đại Bồ-Tát phóng quang gia trì, giúp bà niệm Phật nhất tâm bất loạn trong lúc ra đi hồi nào mà mình không hay. Còn mình tu hành 5-6 chục năm kệ mình, phước báu nhiều kệ mình, nhưng nếu ỷ lại vào phước báu đó tưởng là ngon, coi chừng bị thiếu cái tâm chí thành chí kính, thiếu tâm sám hối mà không được cảm ứng. Một khi tưởng rằng mình ngon, thì nghiệp chướng nương theo đó mà phát triển song song. Như vậy làm sao mình vãng sanh Tây- Phương Cực-Lạc được?…

Trước đây cũng có một vị nói với Diệu-Âm rằng:

 

  • Tôi biết một vị kia tu gần 70 năm, công phu cao như vậy mà khi ra đi không được vãng sanh, thì làm sao những người chỉ cần ta hộ-niệm cho họ mà được vãng sanh? Vãng sanh đâu dễ dàng vậy?…

Diệu-Âm nói rằng:

  • Nếu tu hành 70 năm mà khinh thường câu A-Di-Đà Phật, không niệm câu A-Di-Đà Phật, không cầu vãng sanh Tây-Phương Cực-Lạc thì không được vãng sanh. Có lẽ người đó chỉ tự tu cho chứng đắc chứ không tu đường vãng sanh. Nếu phá được nghiệp- hoặc thì tùy theo mức độ phá nghiệp mà có thể chứng quả Tu-đà- hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán. Tự tu tự chứng thì chứng đến mức nào hưởng đến mức đó. Còn muốn vãng sanh Tây- Phương Cực-Lạc thì phải Tín-Nguyện-Hạnh đầy đủ, không đủ Tín- Nguyện-Hạnh thì không thể vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc được. Cách tu hành tự lực này chỉ có hàng thượng-căn, thượng trí mới làm nổi.

Ta nên hiểu rằng, trong pháp tu vãng sanh về Tịnh-Độ có 3 điểm kết tụ lại để cho một hành giả được vãng sanh.

  • Một là tự mình cố gắng niệm Phật cầu vãng sanh, đây gọi là Niệm-Lực”. Niệm-Lực này tự mình phải lo lấy. Niệm-Lực này bao gồm cả Tín-Nguyện-Hạnh. Mình phải niệm Phật với tín tâm đầy đủ, phải phát nguyện vãng sanh tha thiết thì mình mới có Niệm-Lực mạnh. Niệm-Lực này nó khơi cho Chân-Tâm Tự-Tánh hay gọi là “Phật-Tánh-Lực” của mình ứng hiện. Mình niệm A-Di-Đà Phật thì Phật-Tánh-Lực của mình theo cái duyên này mà ứng khởi Phật- Tánh-Lực của mình ứng hiện ra, thì “Nhiếp-Thọ-Lực” của Phật mới có thể tiếp độ đưa cái Phật-Tánh-Lực của mình đi về Tây- Phương.

Hòa Thượng Tịnh-Không giảng rất rõ về Tam-Chủng-Hữu-Lực. Một người tu hành suốt đời mà không niệm Phật thì Niệm-Lực không có. Niệm-Lực không có thì Phật-Tánh-Lực, hay gọi là chủng tử A-Di-Đà Phật, hoặc cũng gọi là Tánh-Giác A-Di-Đà của họ không khởi ra được. Tánh giác A-Di-Đà không khởi ra được thì:

  • Đường phước báu có thể đi.

 

  • Đường thiện đạo có thể đi.
  • Còn đường vãng sanh Tây-Phương Cực-Lạc thì không đi được.

Tu hành không đủ Tín-Nguyện-Hạnh thì không phải là pháp tu vãng sanh Tịnh-Độ, hầu hết bị kẹt trong pháp tu Nhân-Thiên. Nếu tu hành giỏi thì hưởng được phước báu gì đó của thế gian, chứ Phật-Tánh-Lực không thể ứng hiện thì Nhiếp-Thọ-Lực của Phật không thể rước được cái cục thịt này đi về Tây-Phương. Mình đi con đường khác thành ra không được vãng sanh là lẽ tự nhiên, cớ chi lại nghi ngờ bà già niệm Phật được vãng sanh?!… Tu hành đã không có một lời nào hỗ trợ cho nhau thành tựu, lại sơ ý buông lời chống báng, phá mất tín tâm của đại chúng, chặn mất cơ hội vãng sanh Tây-Phương Cực-Lạc của chúng sanh, đây là tội phỉ báng Phật pháp, coi chừng chính mình bị đại nạn.

Như vậy được vãng sanh Tịnh-Độ phải tu đúng đường, chứ không thể căn cứ vào tu lâu hay mới tu, tu nhiều hay tu ít được.

Hôm trước mình đã nói qua rồi, vãng sanh về Tây-Phương không phải là chứng đắc, mà đi về Tây-Phương chẳng qua là một sự di dân. Ta là một thường dân từ quốc gia này được cấp phép di dân thành một thường dân của một quốc gia khác. Rõ ràng hoàn toàn chúng ta di theo diện di dân, chứ không phải theo diện chứng đắc. Đi theo diện chứng đắc ví như diện nghề nghiệp, diện chuyên gia. Ta không phải là chuyên gia, nhưng khi đã trở thành công dân của nước đó rồi, chúng ta sẽ hưởng được tất cả mọi phúc lợi ở nước đó. Nói rõ hơn, tại cõi Ta-bà này ai muốn chứng gì đó cứ ở đây mà chứng, còn ta cứ thành tâm niệm Phật, tha thiết cầu vãng sanh, thì ta vãng sanh trước. Về miền Tịnh-Độ Cực-Lạc rồi tự nhiên không chứng cũng được chứng, đúng hệt như ngài Vĩnh- Minh đại sư nói:

Nhược đắc kiến Di-Đà, Hà sầu bất khai ngộ.

Nghĩa là vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc thì gặp đức A-Di- Đà. Gặp được A-Di-Đà Phật rồi, lo chi mà không khai ngộ, lo chi mà không chứng đắc?

 

Cho nên, hãy chí thành niệm Phật, cảm ứng đến A-Di-Đà Phật tới thọ ký ngày giờ ra đi. Nếu được vậy, hãy báo cho anh Tâm- Nhật-Thuyết chuẩn bị hộ-niệm. À!… Lúc đó cũng ngon rồi đấy,  cũng tạm gọi là “Đắc Kiến Di-Đà” rồi đấy, chờ ngày vãng sanh. Nhất định được vãng sanh. Nếu lúc vãng sanh A-Di-Đà Phật đến, mà mình mệt quá rồi, cổ mình khô queo rồi, nói không được nữa… Mặc kệ, không sao hết. Người ta không biết kệ người ta. Người ta không thấy được A-Di-Đà Phật, mình thấy là đủ rồi. A-Di-Đà Phật hóa hiện ra theo đúng ảnh tượng Phật mà những người hộ-niệm treo trước mặt mình. Hòa Thượng Tịnh-Không nói chư vị cứ mạnh dạn theo Phật mà đi vãng sanh đi, không sai trật đâu. Không có một vị oan gia trái chủ nào dám cả gan giả dạng Phật A-Di-Đà để gạt người niệm Phật đâu. Nhất định không có đâu. Quý vị đừng có sợ, nhớ cho kỹ.

Những người tu theo pháp tự lực, vì không được Phật lực gia trì, định lực lúc đó lại quá yếu, nên thường dễ bị vướng phải cạm bẫy. Oán thân trái chủ nhất định sẽ tìm cách gạt mình đến cùng luôn. Đây là vấn đề thuộc về Nhân-Quả của chính mỗi cá nhân phải chịu. Còn người niệm Phật nhờ được Phật gia trì, Hộ-Pháp bảo vệ mà tránh được vấn nạn này…

Tuy nhiên, người niệm Phật vẫn có thể bị gạt. Tại sao vậy?

–    Tại vì niệm thử!…

  • Tại vì niệm mà không chịu tin!…
  • Tại vì niệm để cầu phước chứ không phải để vãng sanh!…
  • Tại vì niệm mà xen tạp đủ thứ… Nói chung Tín-Nguyện- Hạnh không đủ. Nghĩa là, Niệm-Lực đã

Còn nếu một người thật sự niệm Phật quyết lòng đi về Tây- Phương, thì chư Thiên-Long Hộ-Pháp ngày đêm bảo vệ cho người đó. Xin thưa với chư vị, không bao giờ có hiện tượng bị giả dạng đâu. Chư vị nên yên chí đi. Chí Thành, Chí Kính thực hiện đúng pháp niệm Phật. Nếu chư vị không chịu chí thành, hành sai pháp niệm Phật, thì sau cùng bị giả dạng, bị lường gạt. Đây là tại do mình.

 

Trong cuốn “Niệm Phật – Hộ-niệm – Vãng Sanh – Vấn Đáp”, chính Diệu-Âm cũng trả lời một câu hỏi rằng:

  • Có người thấy được A-Di-Đà Phật, đến chừng quán tưởng lại thì không phải. Nhập định thấy được A-Di-Đà Phật, sau cùng thì không phải. Vị đó ra tuyên bố rằng A-Di-Đà Phật cũng bị giả như thường...

Tuyên bố một lời sai lầm!… Diệu-Âm trả lời rằng:

  • Nhất định người này không phải là người niệm Phật. Nếu người này có niệm Phật, thì cũng chỉ là niệm thử. Còn nếu người này niệm Phật tinh tấn cho mấy thì cũng niệm Phật để cầu phước báu gì đó, chứ không phải cầu vãng sanh. Nói tóm lại, Tín-Nguyện- Hạnh đã sai lạc rồi!

Có một vị kia niệm Phật một thời gian thì chứng đắc sao đó, tự xưng là đã được “Nhất-Tâm Bất-Loạn”, rồi viết một cuốn sách diễn tả sự kiện Phật ứng hiện như vầy: Đầu tiên Phật ứng hiện từ một bức hình Phật, tạm gọi là hình “1”. Rồi vị đó quán tưởng tiếp, thì Phật hóa hiện thành hình “2”. Tiếp tục quán tưởng nữa, Phật mới biến hóa thành hình “3”. Mỗi lần sau vi diệu hơn lần trước. Có người hỏi tôi, tôi xin dùng lời của ngài Ấn-Quang mà nói rằng:

  • Nếu không nhiếp tâm thanh tịnh niệm Phật cầu gia trì, đến lúc bị nhập quá nặng rồi, chư Phật mười phương xuống cũng cứu không được.

Mong chư vị nhớ lấy lời ngài Ấn-Quang đại sư dạy.

Trở lại vấn đề hộ-niệm. Mình biết rõ mình là phàm phu tục tử, nên xin chư vị hãy kết hợp chặt chẽ với nhau mới được. Khi bệnh nặng phải mời người tới hộ-niệm trợ duyên. Giả sử mình tu hành có giỏi cho mấy đi nữa, gặp người đó mới khởi tu có vài ngày thôi tới hộ-niệm cho mình, mình cũng phải trân quý người đó mới được. Tại vì sao?… Tại vì nên nhớ rằng, họ tu mới có một ngày thì công phu của họ yếu, nhưng lòng thành tâm, chí thành cầu nguyện của họ cũng tích cực hỗ trợ cho mình như thường. Còn nếu mình khinh người đó thì mình phạm lỗi thượng mạn. Thượng mạn thì tiêu rồi!… Chết rồi!… Tự mình làm một tấm chắn hay là cái bờ đê ngăn cản

 

sức cầu nguyện của họ, cũng đồng với ngăn che quang minh của Phật luôn.

Diệu-Âm thường ví như một người đứng giữa 2 nguồn ánh sáng, một là của Phật, một là của Ma, cái tâm của ta như một vách ngăn. Nếu mình thành tâm, chí thiết niệm Phật nguyện cầu vãng sanh Tây-Phương Cực-Lạc, thì tâm của mình sẽ ngăn tất cả ánh sáng của ma, và mình được chiếu xúc trọn vẹn quang minh của Phật. Còn nếu mình nghi ngờ, ái ngại, sợ sệt, lo lắng, cao ngạo… thì tấm chắn này sẽ ngăn chận quang minh của A-Di-Đà Phật để cho ánh sáng của Ma Vương tự do chiếu xúc, kéo mình về cảnh giới đó…

 

Nam Mô  A Di Đà Phật

 

HỘ NIỆM NHỮNG SƠ SUẤT CỦA NGƯỜI BỆNH (2012)

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –