Hộ Niệm Sơ Suất Của Người Bệnh – Tọa Đàm 43

Share on facebook
Share on twitter

SƠ SUẤT CỦA NGƯỜI BỆNH

(Tọa Đàm 43)

 

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Lời khai thị của Ngài Trung-Phong Đại Sư gần giống như lời của ngài Tĩnh-Am dạy. Chư vị Tổ Sư thường nói những lời mang ý nghĩa tương tự nhau.

Ngài Trung-Phong thì trách mình tham chi những chuyện thế gian, ham chi công danh địa vị, ham chi tiếng tăm, ham chi nghiên cứu luận bàn… mà kiếp này qua kiếp nọ phải chịu trong sáu đường luân hồi. Ngài nói “Quản thủ luân hồi một liễu thời”, là đời-đời kiếp- kiếp ở trong cảnh sanh-sanh tử-tử này nè. Thôi rồi thua rồi. Còn ngài Tĩnh-Am thì nói đại ý rằng: “Chư vị ơi!… Tôi cúi xuống tôi lạy chư vị mà nói rằng, khi bị chết rồi thì không biết làm sao có thể cứu được. Dễ sợ lắm!… Đời-đời kiếp-kiếp sau không ai dám bảo đảm gì đâu…”.

Tất cả chư Tổ nói ra lời lẽ thì khác nhau, ý thì giống hệt nhau. Một vị thì trực tiếp khuyên, một vị thì trách móc tại sao chúng sanh mê muội vậy? Mỗi vị nói một cách nhưng hoàn toàn cũng chỉ để nói cho chúng sanh hãy mau mau nương vào câu A-Di-Đà Phật để thành đạo…

Mong chư vị khi nghe các lời chư Tổ nói nên biết sớm giật mình. Diệu-Âm này có nhiều lúc giật mình lắm. Giật mình về chuyện gì?… Một người mà đời này tin tưởng câu A-Di-Đà Phật, sáng-sáng trưa-trưa chiều-chiều có niệm A-Di-Đà Phật và có nguyện vãng-sanh Tây-Phương Cực-Lạc, thì trong kinh Phật nói, nhất định những vị này trong vô lượng kiếp về trước đã có tu pháp môn niệm Phật, đã từng nguyện vãng-sanh Tây-Phương Cực-Lạc. Họ đã từng làm những chuyện này, nhưng tại sao tới đời này vẫn còn gõ cốc-cốc cheng-cheng nữa? Tại sao vẫn còn ở cõi vô thường này tiếp tục niệm Phật nữa, nghĩa là chưa được vãng- sanh? Nếu đời này chúng ta sơ ý một lần nữa, thì lại “Một liễu thời…” nữa rồi, nghĩa là luống qua cuộc đời này nữa rồi. Nếu tương lai có chút may mắn thì trong vô lượng kiếp nữa mình lại có dịp gõ cốc-cốc cheng-cheng nữa. Mà gõ cốc-cốc cheng-cheng được cũng gọi là vui đó, là mừng đó, vì ít ra cũng có cơ duyên tốt. Chứ nhiều khi không có cơ hội gõ cốc-cốc cheng-cheng nữa thì chết rồi. Không còn cách nào mơ tưởng đến chuyện vãng-sanh về Tây-Phương Cực-Lạc. Phải nhớ điều này nhé.

Có người hỏi rằng, tại sao A-Di-Đà Phật mới thành Phật cách đây có 10 kiếp thôi mà anh nói vô lượng kiếp dữ vậy?… Có người nào giải thích giùm câu hỏi này không? Trong kinh Vô Lượng Thọ, đức Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật nói về A-Di-Đà Phật, có câu là: “Bỉ Phật Như Lai, lai vô sở lai, khứ vô sở khứ, vô sanh vô diệt, phi quá, hiện, vị lai”. Hôm nay mình nói hơi cao cao một chút nhé. Mình giảng ra câu này thì chư vị có thể hiểu tại sao liền.

“Bỉ Phật Như Lai” là đức Phật Như-Lai đó, tức là A-Di-Đà Phật. “Lai vô sở lai, khứ vô sở khứ”, “Khứ” là đi, “Lai” là về. Không đi không về. Quá khứ không biết là đâu, tương lai cũng không biết là đâu. Không có quá khứ cũng không có tương lai. “Lai vô sở lai. Khứ vô sở khứ. Vô sanh vô diệt”. Từ vô thỉ tới bây giờ Ngài không sanh không diệt. “Phi quá, hiện, vị lai”. Không có quá khứ, không có hiện tại, không có vị lai. Như vậy xin hỏi chư vị A-Di-Đà Phật ở đâu?…

A-Di-Đà Phật chính là Chân-Tâm Tự-Tánh của mỗi chúng ta chứ đâu. Chính Chân-Tâm Tự-Tánh của chúng ta là A-Di-Đà Phật. Ngài Pháp-Tạng tỳ kheo khi thành đạo rồi, công đức của Ngài bao trùm hư không pháp giới, đại nguyện của Ngài quá ư vĩ đại, nên mới có danh hiệu là A-Di-Đà Phật. A-Di-Đà Phật là Vô- Lượng- Giác. Vô-Lượng-Giác chính là Chân-Tâm Tự-Tánh. Đặt biệt một vị Phật trong pháp giới lấy thẳng cái Chân-Tâm Tự-Tánh thành tên của Ngài. Và cũng xin thưa với chư vị rằng, khi mình về Tây- Phương mới biết rằng A-Di-Đà Phật không phải là tên A-Di-Đà Phật đâu. Phật không còn tên tuổi gì cả. Có tên là tại vì chúng sanh mà có đó thôi.

Như vậy, nếu trong vô lượng kiếp trước chúng ta đã ngộ ra con đường này thì chúng ta cũng đi thành Phật rồi. Khi Pháp-Tạng tỳ- kheo thành đạo, Ngài lập ra cõi Cực-Lạc là để độ tất cả Chân-Tâm

 

Tự-Tánh trong pháp giới chúng sanh về đó thành Phật. Đây là một phương tiện cực kỳ rốt ráo, cực kỳ dễ dàng để cho tất cả chúng sanh trong 10 pháp giới nương theo phương tiện này về Tây- Phương thành đạo.

Cho nên “Tiện tựu kim triều”, nghĩa là ngày hôm nay gặp được phương tiện này hướng về Tây-Phương để thành Phật. Vậy mà “Lạc Bang Giáo Chủ dĩ hiềm trì”, A-Di-Đà Phật vẫn chê rằng trễ đó, chứ không phải sớm đâu. Bây giờ mình đi thành Phật mà Ngài còn chê trễ, thế mà vẫn có những người ở đây chần chờ… Chờ vài kiếp nữa đi cũng được. (Hì-hì!…).

Có những người học Phật mà khi thấy người ta niệm Phật thì lại nói:

  • Tại sao chị lại muốn đi về Tây-Phương thành Phật? Cầu chi mà cao ngạo dữ vậy? Trịnh thượng dữ vậy? Tại sao không biết khiêm nhường vậy? Tại sao không tu hành kiếm chút phước để đời sau tu cũng được?…

Có người làm thơ, xiển dương Phật pháp mà lại lý luận rằng, hãy giữ tâm thanh tịnh, đời này tu, rồi đời sau tu tiếp. Tu đời-đời kiếp-kiếp rồi cũng sẽ thành đạo thôi. Lời thơ âm điệu bóng bẩy nghe qua hay vô cùng, nhưng mặt đạo lý hoàn toàn đi ngược lại lời Phật dạy, đi ngược lại lời Tổ sư dạy, đi ngược lại lời đức A-Di-Đà Phật dạy…

Bây giờ ta lo ngày đêm, niệm Phật ngày đêm quyết lòng đi về Tây-Phương mà Phật còn nói sao trễ vậy, thế mà người học Phật đời này lại nói về Tây-Phương chi sớm vậy?… Quý vị có thấy ngược lời Phật dạy không?… Người thế gian ưa lý luận những lời nghịch lý. Thấy vậy, chúng ta phải:

  • Nhất định phải nghe lời Tổ…
  • Nhất định phải nghe lời Phật…
  • Nhất định phải theo đúng kinh, đúng nghĩa, gọi là “Y pháp bất y nhân”.

Thì chư vị hôm nay về Cực-Lạc, dù có trễ đi nữa, thì A-Di-Đà Phật cũng tiếp đón chúng ta, cũng sẽ khen chúng ta, “Con giỏi lắm đó”, vì dù có về trễ, nhưng cũng còn giỏi hơn rất nhiều người. Còn như chúng ta cứ chạy theo cảm tình mà làm điều sai lầm, cứ chạy theo đoàn người, gọi là: “Ức ức nhân tu hành, hãn nhất đắc độ”, có nghĩa là quá nhiều người tu hành, tu đủ cách, nhưng cuộc đời này cũng luống qua rồi.

Hãn” là khó. Chữ “Hãn” ý nghĩa tương tự như chữ “Nan”, nhưng còn khó hơn chữ “Nan” nữa. Chữ “Nan” là khó nhưng mình còn có thể làm được, còn chữ “Hãn” là họa hiếm lắm… “Hãn nhất đắc độ” là họa hiếm lắm mới tìm ra một người chứng đắc.

Hiểu được như vậy rồi, chư vị ở đây niệm Phật chờ ngày vãng- sanh có thấy mình sung sướng không? Mình hạnh phúc không? Mình vui mừng không?…

Trong thời mạt pháp này:

  • Bao nhiêu người chờ… Chờ ngày đọa lạc!
  • Bao nhiêu người tu… Tu theo “Bất-Liễu-Giáo”!
  • Bao nhiêu người mong… Mong được chút phước để tiếp tục trong tử-tử sanh-sanh!…

Tu hành mà họ không biết con đường nào thoát nạn, con đường nào thành tựu, con đường nào để về được tới đích giải thoát…. Ấy thế mà chúng ta ngồi tại đây cũng là phàm phu tục tử, cũng ở trong cảnh giới mạt pháp như mọi người, nhưng:

  • Tâm chúng ta đã định. Định được chỗ ta về, đó là Tây-Phương Cực-Lạc.
  • Đường chúng ta đi đã vững. Vững trong câu A-Di-Đà Phật.
  • Trên con đường đi đó, chúng ta có biết bao nhiêu chư vị Bồ- Tát, Thiên-Long Hộ-Pháp gia trì cho

Trong kinh Phật nói như vậy, làm cho chúng ta an tâm, vững chí nhất định cứ theo đường giải thoát mà đi thẳng. Người nào mơ- mơ màng-màng kệ họ, ta nhất định một câu A-Di-Đà Phật để giải thoát…

Đức Quán-Thế-Âm, Ngài đứng bên trái của A-Di-Đà Phật đó, Ngài nói những người niệm Phật mà thành tâm chí thành niệm Phật thì họ đã chứng nhập vào từng phần từng phần Pháp-Thân Tự-Tánh. Nên nhớ là phải chí thành nghe chư vị, phải thành tâm nghe chư vị, chư vị mà không thành tâm không được đâu…

 

Nhiều người tu hành cứ cầu mong khai trí huệ, khai này khai nọ. Thôi đừng cầu khai gì hết trơn, đừng cầu mở chi cho mệt… Cứ niệm Phật đi, cứ niệm suốt câu A-Di-Đà Phật đi, mà phải chí thành niệm nghe chư vị, phải chí kính niệm nghe chư vị, thì trí huệ tự nhiên khai mở, nó tự mở ra, đến một lúc nào đó tự nhiên khi nghe một người nào đó nói lên một câu gì, mình có thể biết là có đúng Chánh-Pháp hay không. Còn những người cứ khoe nào trí huệ này trí huệ nọ, khai mở này khai mở nọ, lý luận pháp này lý luận pháp nọ… Toàn bộ những hình tướng đó bị ngài Trung-Phong chê rằng:

“Nả khan cánh dục chi hồ giả? Quản thủ luân hồi một liễu thời”. Nghĩa là:

Ham chi lý luận lòng vòng?

Đời-đời kiếp-kiếp ở trong luân hồi.

Bây giờ xin trở về vấn đề hộ-niệm làm sao cho khỏi sơ suất?… Sự thành tựu phải trả trách nhiệm về cho chính mỗi cá nhân người tu hành mới đúng nghĩa của nó. Chúng ta niệm Phật thật sự có đúng nghĩa niệm Phật hay không?… Nói theo ngài Ấn-Quang là phải chí-thành chí-kính, thật sự chúng ta có chí-thành chí-kính hay không?…

Hôm trước, ở đây có người nói đến đạo lý, “Chí thành là một niệm không sanh”, thì chúng ta khi niệm Phật đó thật sự có phải là một niệm không sanh hay không?… Cố gắng giải ra chỗ này, thì chúng ta có thể biết liền. Mình hộ-niệm cho người ta thì chính mình phải biết quy luật hộ-niệm. Giả sử một người nằm xuống đó là một thành viên trong quỹ đạo hộ-niệm. Mình sắp chết, người ta đến hộ- niệm cho mình. Mình nằm đó niệm Phật, thật sự có phải là không có một niệm khác sanh ra không?… Một niệm gì đây?… Người hộ- niệm khuyên:

  • Bác ơi! Quyết lòng niệm Phật vãng-sanh nhé.
  • Chuyện này tôi biết rồi, cần gì anh nhắc nữa?…

Phải chăng, đây là một niệm đã sanh rồi. Thật đơn giản. Diệu- Âm hay nói những chuyện rất đơn giản. Nếu người bệnh mà không sanh một niệm khác, thì trả lời:

Sơ Suất Của Người Bệnh – Lời Ban Ấn Tống

HỘ NIỆM NHỮNG SƠ SUẤT CỦA NGƯỜI BỆNH (2012)

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –